Cục An toàn thực phẩm chỉ cách chọn bánh trung thu an toàn
Mùa bánh trung thu đã bắt đầu khởi động, người dân cần lựa chọn và bảo quản bánh đúng cách để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Dù còn hai tháng nữa mới bắt đầu vào mùa trung thu nhưng trên một số tuyến đường tại TP.HCM đã xuất hiện những gian hàng bán bánh trung thu.
Không chỉ bánh của các đơn vị sản xuất có tên tuổi như bánh trung thu Kinh Đô, bánh trung thu Như Lan…, các dòng bánh trung thu handmade (bánh nhà làm) cũng đã rục rịch khởi động.
Dù vậy, theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, bên cạnh các đơn vị uy tín, trên thị trường xuất hiện các cơ sở sản xuất không tuân thủ các quy định, quy trình sản xuất.
Một số đơn vị còn mang tính tự phát, hoạt động trái phép, không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất.
Nhằm đảm bảo an toàn mùa trung thu trong thời gian tới, Cục An toàn thực phẩm đã đưa ra một số lời khuyên về cách lựa chọn, bảo quản bánh trung thu an toàn, để người dân yên tâm thưởng thức dịp lễ sắp tới.
Lựa chọn bánh trung thu an toàn
Cục An toàn thực phẩm cho biết, khi lựa chọn bánh trung thu người dân cần chú ý các tiêu chí sau:
Sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng: Nhãn sản phẩm phải thể hiện rõ thông tin nhà sản xuất, hướng dẫn sử dụng, thành phần nguyên liệu, ngày sản xuất và hạn sử dụng…
Video đang HOT
Người dân cần chú trọng việc lựa chọn bánh trung thu để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Ảnh minh họa: HẠ QUYÊN
Thành phần làm bánh không xuất hiện các phụ gia thực phẩm ngoài danh mục, liều lượng phụ gia phải đúng quy định.
Bánh được bày bán ở những địa điểm kinh doanh xác định, có đủ trang thiết bị che chắn bụi bẩn, mưa nắng, tránh côn trùng xâm nhập và bảo quản bánh đúng theo quy định trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất.
Người tiêu dùng phải sử dụng cảm quan để đánh giá sản phẩm không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có màu sắc khác thường, không bị thiu, ẩm mốc, hư hỏng và không có mùi khác lạ.
“Người tiêu dùng tuyệt đối không lựa chọn, mua sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc, hàng hết hạn sử dụng, bao bì rách nát, sản phẩm biến dạng, hàng lậu”- Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo.
Bảo quản bánh trung thu đúng cách
Ngoài chú trọng vào lựa chọn, thì việc bảo quản bánh trung thu đúng cách cũng giúp bạn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi thưởng thức.
Theo đó, người dân khi bánh mua về cần bảo quản và sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất được ghi trên bao bì hàng hóa của sản phẩm. Người dân cũng nên chú ý một số khuyến cáo của nhà sản xuất như đối tượng sử dụng và một số lưu ý khi sử dụng (nếu có).
Bánh mua về phải được bảo quản ở nơi sạch sẽ, được che đậy tránh bụi bẩn, mưa nắng, côn trùng xâm nhập, bảo quản theo đúng quy định trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất.
Chỉ ăn bánh còn hạn sử dụng, không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có màu sắc khác thường, không bị thiu, ẩm mốc, hư hỏng và không có mùi khác lạ.
Rửa tay sạch trước khi cắt, chia bánh và trước khi ăn bánh. Không ăn quá nhiều bánh và các thực phẩm giàu đạm, mỡ, đường trong khẩu phần ăn để tránh rối loạn hấp thu thực phẩm.
Khi có những bất thường về sức khỏe do ăn uống nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, trợ giúp kịp thời về chuyên môn.
Nguy cơ chết người vì những món ăn từ côn trùng
Dù Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã nhiều lần cảnh báo về tình trạng ngộ độc, thậm chí tử vong do ăn các loại côn trùng lạ.
Thế nhưng, thời gian qua, một số bệnh viện vẫn tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn sâu ban miêu, đuông dừa, bọ xít...
Mới đây, tại Khoa Hồi sức nội khoa và chống độc, Bệnh viện (BV) trung ương Quân đội 108 tiếp nhận nam bệnh nhân N.Đ.T. (42 tuổi, ở Yên Bái) nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, yếu cơ tứ chi, tiêu cơ vân, suy thận cấp. Kết quả chẩn đoán cho thấy, bệnh nhân bị ngộ độc vì ăn sâu ban miêu.
Trước đó, 3 người ở tỉnh Yên Bái cùng ăn sâu ban miêu trong bữa cơm tối. Sau khi ăn khoảng 1-3 giờ, cả 3 người đều có biểu hiện buồn nôn, đau bụng, chướng bụng, tiểu buốt... Sau đó, họ được chuyển đến BV Bạch Mai với chẩn đoán bị ngộ độc.
Không chỉ ngộ độc sâu ban miêu, mới đây, một nữ bệnh nhân (33 tuổi, ở Vĩnh Long) đã phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn đuông dừa. Cụ thể, sau khi ăn hai con đuông dừa khoảng 3 giờ, nữ bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, da nổi đỏ, mẩn ngứa khắp người, kèm theo cảm giác mệt, khó thở.
Gia đình đã lập tức chuyển bệnh nhân đến BV đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long cấp cứu. Sau quá trình thăm khám và khai thác bệnh lý, bác sĩ xác định bệnh nhân bị dị ứng dọa sốc do ăn đuông dừa và nhanh chóng cho bệnh nhân truyền dịch, dùng thuốc kháng histamin, corticoid.
Cảnh báo về những nguy cơ do những món ăn được chế biến từ côn trùng, theo Cục An toàn thực phẩm, ở nhiều nước trên thế giới, cũng như ở Việt Nam, việc sử dụng côn trùng làm thức ăn có từ lâu, khá phổ biến như cào cào, châu chấu, nhộng tằm, dế, ong, mối, nhộng ve sầu, sâu cây chít, sâu cây dâu, sâu cây sắn dây... thậm chí còn được chế biến thành những món ăn đặc sản (bọ cạp chiên, châu chấu sốt sa tế, bọ xít rang lá chanh, trứng cà cuống phơi khô để làm bánh ngọt, dế chiên...). Tuy nhiên, việc sử dụng côn trùng để chế biến thành thức ăn đã và đang xuất hiện nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người ăn.
Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp trong các vụ ngộ độc do ăn côn trùng là buồn nôn, nôn, run tay chân, một số trường hợp nặng nôn nhiều, co giật tay chân, chóng mặt, tăng tiết, cứng hàm, kích thích vật vã, khó thở, hôn mê, sẩn ngứa, ban dạng mảng toàn thân... và có thể tử vong.
Biểu hiện lâm sàng với các triệu chứng nhiều hay ít, nhẹ hay nặng tùy theo độc tố trong côn trùng, tổng lượng đã ăn vào và cơ địa người ăn (người già, có uống rượu, phụ nữ có thai, trẻ em... thường bị nặng).
Nguyên nhân các vụ ngộ độc trên là do sử dụng côn trùng đã chết sinh ra độc tố; côn trùng bị nhiễm nấm độc; côn trùng chứa nhựa cây độc như cây cọc rào, cây cỏ lào, thầu dầu tía... (chứa nhóm alcaloit, nhóm glucozit...) hoặc các chất tiết có độc tố không bị phá hủy ở nhiệt độ chế biến; côn trùng có nhiều protein lạ gây ra dị ứng với những người có cơ địa mẫn cảm để chế biến thức ăn.
Việc thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức trong lựa chọn, sơ chế, chế biến côn trùng làm thức ăn, tâm lý chủ quan khi lựa chọn côn trùng lạ để "thử nghiệm" theo kinh nghiệm "đồn thổi" để chế biến (ăn tái, ăn sống, ngâm rượu...) và sử dụng các món ăn chế biến từ côn trùng, ấu trùng... đã và đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ngộ độc và thậm chí gây ra tử vong cho người ăn.
Hiện nay khi chưa có các nghiên cứu sâu, đầy đủ về côn trùng sử dụng trong chế biến thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn.
Lựa chọn những loại nhộng, ấu trùng, côn trùng thông thường, phổ biến, còn tươi sống để chế biến thành thức ăn. Đặc biệt những người có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi ăn, nếu nghi ngờ thì không ăn.
Trong trường hợp sau khi ăn mà có các biểu hiện, triệu chứng khác thường như mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, mẩn ngứa, đau bụng, rối loạn tiêu hóa... cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Hải Phòng: Tăng cường phòng ngừa ngộ độc tại bếp ăn tập thể Để phòng ngừa nguy cơ ngộ độc hàng loạt tại các đơn vị, doanh nghiệp, UBND TP. Hải Phòng vừa chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức bếp ăn tập thể tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể, đặc...