Cuba từ chối, không cho tàu Trung Quốc hiện diện ở nước mình
Sputnik News dẫn báo Nhật Bàn Yomiuri Shimbun cho hay, “tiến bộ lớn đã đạt được trong việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ” đã thúc đẩy Cuba.
Hải quân Trung Quốc
Theo tin tức của Sputnik News, chính quyền Cuba đã quyết định từ chối thỏa thuận đã ký kết với Bắc Kinh vào nửa cuối năm ngoái về việc triển khai các tàu của Hải quân Trung Quốc ở lãnh thổ nước mình.
Sputnik News dẫn báo Nhật Bàn Yomiuri Shimbun cho hay, “tiến bộ lớn đã đạt được trong việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ” đã thúc đẩy Cuba đến bước đi này.
Bài báo lưu ý rằng từ năm 2012, phía Cuba đã đề xuất Trung Quốc đặt các tàu của họ trong vùng biển Caribbean cũng như tiến hành các cuộc tập trận chung.
“Sáng kiến này đã được khẳng định trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Cuba hồi tháng Bảy năm ngoái, và sau đó bắt đầu công tác chuẩn bị cho việc triển khai tại đây các tàu khu trục được trang bị những công nghệ tên lửa tân tiến nhất” – báo Yomiuri Shimbun cho hay.
Tuy nhiên, “vào phút cuối, khi các bên đã phải bắt đầu các cuộc tham vấn làm việc về vấn đề này, Cuba đã thay đổi lập trường của mình”,- Yomiuri Shimbun nhấn mạnh.
Hoa Kỳ và Cuba đã công bố kế hoạch khôi phục quan hệ ngoại giao vào tháng 12 năm ngoái và kể từ đó tiến hành các cuộc đàm phán về việc mở các đại sứ quán tại Washington và Havana.
Hoà Bình
Video đang HOT
Theo_Người Đưa Tin
"Hành động của Trung Quốc làm hỏng... Phong Thủy ở Biển Đông"
Sputnik News (Nga) đánh giá việc Mỹ bất ngờ "cứng" với Trung Quốc là để "phá" quan hệ Nga-Trung, trong khi quan chức Mỹ cho rằng "Trung Quốc làm hỏng Phong Thủy ở Biển Đông".
Tàu USS Fort Worth của Hải quân Mỹ hôm 13/5 đã hoàn thành đợt tuần tra kéo dài một tuần trên Biển Đông và bị tàu chiến Trung Quốc theo dõi chặt chẽ.
Tờ Washington Post (Mỹ) hôm 13/5 dẫn lời Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á Daniel Russel cho biết - "Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông chắc chắn đã phá hoại Phong Thủy Đông Nam Á cũng như cân bằng khu vực.
Chưa kể, các động thái xây dựng trái phép của Bắc Kinh cũng không phù hợp với tuyên bố 'trở thành láng giềng hữu nghị, một sức mạnh ôn hòa, không đe dọa' của Trung Quốc."
Hồi tháng 4, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng "tỏ ra lo ngại về việc Bắc Kinh dùng sức mạnh ép buộc các nước khác thừa nhận chủ quyền phi pháp của họ trên Biển Đông".
Hành động của Trung Quốc đang thách thức toàn thế giới
Tờ Cankaoxiaoxi (Trung Quốc) cho hay, vấn đề kinh tế và an ninh khu vực đã được Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken và Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Russel thảo luận với các quan chức ngoại giao Đông Nam Á trong khuôn khổ Đối thoại Mỹ-ASEAN lần thứ 28 (14-15/5).
Theo đó, ông Russel đã nhấn mạnh Mỹ "sẽ nỗ lực duy trì mối quan hệ gần gũi với ASEAN". Quốc hội Mỹ cũng đã tuyên bố "nhấn mạnh sử dụng biện pháp ngoại giao để giải quyết tình hình căng thẳng ở Biển Đông một cách hòa bình".
Ảnh chụp vệ tinh cho thấy hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Benjamin Rhodes hôm 15/5 cũng cho biết, Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ các quốc gia Đông Nam Á dựa trên cơ sở Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) được Trung Quốc và ASEAN ký kết năm 2002.
Theo ông Rhodes, Tổng thống Mỹ Obama có "lời hứa cá nhân mạnh mẽ" đối với mối quan hệ Mỹ-ASEAN. Ông Obama cũng khẳng định lập trường của Mỹ đối với chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương" là "bất di bất dịch".
Vạch trần những hành động phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông
Mặc dù có những tuyên bố khá mạnh mẽ, nhưng theo Cankaoxiaoxi, Washington vẫn chưa sẵn sàng mạo hiểm phá mối quan hệ Trung-Mỹ và đối đầu với Bắc Kinh trên Biển đông.
Tuy nhiên, Mỹ dường như đang tìm kiếm các biện pháp nhằm kềm hãm mối đe dọa mà "sự tự tin của Trung Quốc" có thể đem lại cho nước này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) hội kiến Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 17/5. Ảnh: THX.
Khó đối phó Nga, Mỹ "xoay trục" sang Trung Quốc?
Sputnik News (Nga) hôm 14/5 đăng tải bài viết "Mỹ chuẩn bị cho xung đột với Trung Quốc trên Biển Đông", nhận định Washington đã gửi tín hiệu đến Bắc Kinh rằng Mỹ "không chấp nhận những yêu cầu của Trung Quốc liên quan tới vấn đề Biển Đông".
Trước đây, Mỹ vẫn luôn chỉ trích hành động lấp biển, xây dựng đảo trái phép trên Biển Đông của Trung Quốc, nhưng lần này "Mỹ lên tiếng đặc biệt cứng rắn và trực tiếp".
Theo Sputnik, sự cứng rắn bất ngờ của Mỹ đối với Trung Quốc trong khoảng 1 tuần trở lại đây có thể xuất phát từ cuộc tập trận chung của Trung quốc và Nga tại Địa Trung Hải.
Mặc dù cuộc diễn tập mang tính chất tượng trưng để "kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng phát xít", song Địa Trung Hải vốn được Mỹ và NATO xem là "biển nhà" của họ và động thái của Nga-Trung có thể xem là "một cái tát với Mỹ và đồng minh".
Quốc tế không chấp nhận hành động của Trung Quốc tại Biển Đông
Sputnik nhận định, đây là nguyên nhân chính khiến Mỹ "ra đòn" đáp trả Trung Quốc bằng cách điều máy bay và tàu chiến vào Biển Đông - khu vực mà cục diện quan hệ quốc tế tương đối nhạy cảm.
Trang Đa Chiều (Duowei News) cho hay, trên thực tế Mỹ đã tuyên bố kế hoạch sử dụng hành động quân sự đối với Trung Quốc tại Biển Đông từ hôm 9/5 - ngày mà chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ của Nga.
Phó Chủ tịch Học viện các vấn đề địa-chính trị Nga Konstantin Sokolov nhận định, thái độ của Mỹ đối với Trung Quốc còn nhằm phản ứng trước sự trỗi dậy của Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) mà Nga và Trung Quốc là các thành viên.
Chuyên gia nghiên cứu địa-chính trị Nga: Konstantin Sokolov Qua việc Nga-Trung tập trận chung thấy được, phương Tây đã không còn khả năng "tự tung tự tác" để đơn phương thực hiện các chính sách của mình mà không cần tôn trọng đối tác. Thế giới không còn ở trật tự đơn cực và đây là lý do mà ông John Kerry phải vội vàng bay tới Sochi sau dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng của Nga, và sau đó cấp tốc sang Trung Quốc tiến hành hàng loạt cuộc hội đàm. Rõ ràng là Mỹ và phương Tây đang bị buộc phải xét lại tình trạng trật tự thế giới. Điều này sẽ mất nhiều thời gian, không chỉ để xác định chiến lược mới mà còn phải tạo dựng thế lực mới. Do đó, việc Mỹ gây áp lực cho Trung Quốc về chính trị, quân sự cũng như tâm lý trong thời điểm hiện tại có thể dẫn tới một cuộc xung đột nghiêm trọng và khốc liệt, nhưng chắc chắn sẽ không diễn ra công khai trên Biển Đông. Chuyên gia phân tích người Nga Igor Korotchenko thì cho rằng, việc Mỹ công khai tuyên bố muốn can thiệp vào Biển Đông ngay trước chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng John Kerry là một đòn "phủ đầu" hiệu quả và khiến Trung Quốc lo lắng. Tuy nhiên, ông Korotchenko đánh giá cách gây áp lực này của Mỹ khó mang lại kết quả. Chuyên gia quân sự Nga; Igor Korotchenk Hành động của Mỹ là vô nghĩa, bởi trong bất kỳ tình huống nào, Trung Quốc cũng sẽ tìm mọi cách duy trì những gì mà nước này đã có được (từ các hoạt động hoàn toàn phi pháp) trên Biển Đông. Chính sách của Bắc Kinh chắc chắn không thay đổi, vì vậy sự đe dọa bằng quân sự của Mỹ sẽ khó thành công, nhất là khi đằng sau Trung Quốc còn "người bạn Nga". Moscow và Bắc Kinh đang tích cực phát triển quan hệ cả về chính trị và quân sự, điều này có thể cho phép Trung Quốc "trên cơ" Mỹ ở Biển Đông.
Theo Soha
Mỹ cam kết thúc đẩy việc thực thi thỏa thuận Minsk Chính quyền Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy các bên xung đột tại miền Đông Ukraine thực thi đầy đủ thỏa thuận hòa bình Minsk. Binh sĩ Ukraine ở miền Đông nước này. (Ảnh: Reuters) Phát biểu trong cuộc họp báo tại Học viện Bộ Nội vụ Kiev, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Âu, bà Victoria Nuland...