Cuba phát triển vaccine mới chống biến thể Omicron
Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ sinh học và dược phẩm Cuba ( BioCubaFarma) Eduardo Martínez ngày 25/7 cho biết các nhà khoa học nước này đang phát triển một kháng nguyên chống lại biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 và sẵn sàng cho ra mắt thêm một vaccine ngừa COVID-19 nữa.
Các nhà khoa học Cuba đang phát triển một kháng nguyên chống lại biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2. Ảnh: Cuban News Agency
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, ông Martínez cho biết thêm BioCubaFarma đã sẵn sàng bắt đầu quá trình thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng trên cơ thể người ở cấp độ phòng thí nghiệm. Về hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19, nhà khoa học này chỉ ra rằng các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 ngày càng có khả năng “đánh lừa” hệ miễn dịch. Tuy nhiên, Chủ tịch của BioCubaFarma khẳng định 3 loại vaccine do tập đoàn này nghiên cứu và phát triển vẫn có khả năng ngăn ngừa nguy cơ bệnh nặng và tử vong.
Ông Martínez chỉ rõ trong số các dòng phụ của biến thể Omicron, BA.5 đã gây ra đợt bùng phát COVID-19 mới trên thế giới cũng như xu hướng gia tăng các trường hợp dương tính ở Cuba trong những tuần gần đây. Hôm 23/7, đảo quốc Caribe này lần đầu tiên ghi nhận số ca mắc mới vượt mốc 100 sau hơn 2 tháng. Lần gần đây nhất Bộ Y tế Cuba (Minsap) thông báo ghi nhận hơn 100 ca nhiễm mới trong một ngày là ngày 14/5 (103 trường hợp). Kể từ thời điểm đó, số ca mắc mới tại quốc gia châu Mỹ này bắt đầu xu hướng giảm, đồng thời không ghi nhận thêm bất cứ ca tử vong nào.
Video đang HOT
Chủ tịch của BioCubaFarma nhấn mạnh rằng dòng phụ BA.2.75, còn được gọi là Centauro, đã được ghi nhận ở hàng chục quốc gia và có khả năng lây lan gấp 5 lần so với BA.1, mặc dù vẫn có chưa có nhiều thông tin về việc liệu BA.2.75 có làm tăng nguy cơ bệnh diễn biến nặng hay không. Theo ông Martínez, sự xuất hiện của các biến thể phụ nói trên là lý do Cuba quyết định tăng cường bảo vệ sức khỏe người dân với một liều tiêm khác. Trên cơ sở nghiên cứu khả năng miễn dịch của khoảng 6.000 người dân, các nhà khoa học nhận thấy người dân Cuba có “mức độ miễn dịch cao” chống lại virus SARS-CoV-2.
Giới chức y tế Cuba gần đây đã cảnh báo về xu hướng gia tăng nhẹ các ca mắc COVID-19 do sự lưu hành của dòng phụ BA.5 của Omicron và khuyến nghị người dân sử dụng khẩu trang, biện pháp đã không còn là bắt buộc kể từ cuối tháng 5, trên phương tiện giao thông công cộng và tại các cơ sở giáo dục mầm non.
Tuy nhiên, Cuba vẫn tự tin duy trì khả năng kiểm soát dịch bệnh do tỷ lệ tiêm chủng cao. Đảo quốc Caribe này đã hoàn thành tiêm chủng (3 liều) cho hơn 90% dân số với các loại vaccine nội địa Abdala, Soberana 02 và Soberana Plus, đồng thời triển khai tiêm liều thứ tư cho hơn 7,4 triệu người trên tổng số hơn 11 triệu dân. Nhiều người thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao và dễ bị tổn thương đã được tiêm liều tăng cường thứ hai (liều tiêm thứ năm).
Trong hơn 2 tháng qua, Cuba không ghi nhận bất cứ ca tử vong nào do COVID-19.
Iran trở thành đối tác đầu tiên sản xuất vaccine COVID-19 công nghệ Cuba
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, Chủ tịch Tập đoàn công nghệ sinh học BioCubaFarma của Cuba Eduardo Martínez ngày 16/5 thông báo Iran vừa trở thành quốc gia đầu tiên được Cuba chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 với việc khánh thành nhà máy PastoCorona tại thủ đô Tehran.
Vaccine ngừa COVID-19 của Tập đoàn Công nghệ sinh học và dược phẩm BioCubaFarma, Cuba. Ảnh: AFP/TTXVN
Chia sẻ thông tin trên mạng xã hội Twitter, ông Martínez nhấn mạnh sự kiện này củng cố hoạt động hợp tác khoa học giữa hai nước và là minh chứng cho tiến trình hội nhập quốc tế của BioCubaFarma, tập đoàn thuộc sở hữu của nhà nước Cuba.
Trước đó, ngày 15/5, Phó Thủ tướng Cuba Ricardo Cabrisas và Bộ trưởng Bộ Y tế Iran Bahram Ainollahi đã khánh thành nhà máy sản xuất vaccine PastoCorona, cùng thời điểm hai nước bắt đầu kỳ họp XVIII Ủy ban liên chính phủ tại Tehran. Nhà máy PastoCorona là kết quả của quá trình chuyển giao công nghệ vaccine Soberana 02, thành tựu của Viện Vaccine Finlay của Cuba, cho Viện Pasteur của Iran. Soberana 02 là vaccine liên hợp đầu tiên trên thế giới ngừa COVID-19 và hiện đang được sử dụng tại Iran với tên thương mại PastuCovac.
Tại lễ khánh thành, Phó Thủ tướng Cuba Ricardo Cabrisas cho biết đảo quốc Caribe này là quốc gia đang phát triển đầu tiên trên thế giới tự sản xuất vaccine COVID-19 của riêng mình và cho đến nay đã nghiên cứu và phát triển tổng cộng 5 chế phẩm chống lại virus SARS-CoV-2 gồm Soberana 01, Soberana 02 và Soberana Plus của Viện Vaccine Finlay; và Abdala và Mambisa của Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học (CIGB).
Vaccine ngừa COVID-19 của Cuba yêu cầu 3 liều, tuy nhiên các loại vaccine protein này ổn định ở nhiệt độ 2-8 độ C nên không yêu cầu thêm chi phí cho thiết bị làm lạnh chuyên dụng, do đó việc sử dụng vaccine này tại các nước thu nhập thấp sẽ dễ dàng hơn so với các loại vaccine mRNA cần được bảo quản ở tủ lạnh âm sâu.
Theo Phó Thủ tướng Cabrisas, Cuba đã phải đối mặt với đại dịch trong điều kiện thiếu thốn nhiều vật tư y tế và đã phát triển nhiều quy trình cũng như phác đồ điều trị và chăm sóc mới cho bệnh nhân COVID-19. Đảo quốc Caribe này sẵn sàng chia sẻ công nghệ và kinh nghiệm với thế giới, đặc biệt là các quốc gia hữu nghị như Iran.
Cuba nghiên cứu tính an toàn của vaccine ngừa COVID-19 đối với trẻ sơ sinh Giới chức y tế Cuba cho biết các nhà khoa học nước này đang nghiên cứu tính an toàn và hiệu quả của vaccine Abdala ngừa COVID-19 ở trẻ em từ 6 đến 11 tháng tuổi. Vaccine Abdala ngừa COVID-19 của Cuba. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, trao đổi với báo giới, bà Verena Muzio, Giám đốc nghiên cứu...