Cuba nghiên cứu phát triển vaccine chống phế cầu khuẩn
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, Cuba đã nối lại các thử nghiệm lâm sàng đối với ứng cử viên vaccine Quimi-Vio, do các nhà khoa học thuộc Viện Vaccine Finlay (IFV) nghiên cứu và phát triển.
Chế phẩm này được kỳ vọng giúp bảo vệ chống lại bảy loại huyết thanh truyền nhiễm nhất và với tỷ lệ nhiễm phế cầu khuẩn cao trên toàn cầu.
Phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây ra khoảng 1,6 triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm. Ảnh: Plenglish
Nhật báo Granma, Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, cho biết các nhà khoa học của IFV và Nhóm kinh doanh của Tập đoàn Công nghệ sinh học và dược phẩm BioCubaFarma đã tiếp tục các thử nghiệm lâm sàng đối với Quimi-Vio, quá trình bị tạm dừng trước đó để ưu tiên phát triển vaccine ngừa COVID-19, và hoàn thành hồ sơ đăng ký để trình Cơ quan quản lý quốc gia.
Theo Phó giám đốc IFV Yuri Valdés Balbín, Quimi-Vio giống như bảy loại vaccine được phát triển trong một và sẽ giúp chống lại một số loại huyết thanh của phế cầu khuẩn, gây ra hầu hết các bệnh viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em, cũng như nhiễm trùng máu, viêm tai giữa, viêm xoang và viêm phế quản.
Ông Valdés Balbín cho hay trong các thử nghiệm trước đó, vaccine Quimi-Vio đã thể hiện hiệu quả rõ rệt và giúp tăng sinh miễn dịch chống phế cầu khuẩn. Chế phẩm này cũng được chứng minh là an toàn và chỉ gây tác dụng phụ cục bộ ở mức nhẹ.
Sau khi được phê duyệt, vaccine Quimi-Vio sẽ được áp dụng đầu tiên cho nhóm đối tượng từ 1 đến 5 tuổi và sau đó là ở trẻ từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi.
Theo BioCubaFarma, các nghiên cứu về ứng cử viên vaccine này đã được ưu tiên phát triển từ năm 2006 với hy vọng đây sẽ là loại thuốc phòng ngừa phức tạp nhất do Cuba nghiên cứu từ trước đến nay. Trong 7 năm nghiên cứu lâm sàng, các nhà khoa học đã thực hiện hơn 300 biện pháp kiểm soát phân tích cùng nhiều nghiên cứu giám sát, kinh tế và đánh giá tác động.
Bệnh phế cầu khuẩn là một bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ tử vong rất cao. Theo các chuyên gia y tế, phế cầu khuẩn là loại vi khuẩn thường trú trong hầu họng người lớn và trẻ em, gây ra những căn bệnh nguy hiểm và để lại nhiều di chứng nặng nề ngay cả sau khi hồi phục. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây ra khoảng 1,6 triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm, trong đó gần 50% là trẻ em dưới 5 tuổi và chủ yếu ở các nước thuộc thế giới thứ ba. Số trẻ em tử vong do nhiễm phế cầu khuẩn chiếm khoảng 11% tổng số trẻ dưới 5 tuổi thiệt mạng do mọi nguyên nhân. Vi khuẩn đã kháng rất nhiều loại kháng sinh thông dụng nên việc điều trị rất tốn kém và khó khăn.
Vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em của Cuba đạt hiệu quả bảo vệ hơn 90%
Ngày 13/7, Viện Vaccine Finlay (IFV) của Cuba khẳng định các chế phẩm Soberana 02 và Soberana Plus do trung tâm này nghiên cứu và phát triển đạt hiệu quả 90,1% trong việc phòng ngừa COVID-19 có triệu chứng ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi.
Vaccine ngừa COVID-19 Soberana của Cuba. Ảnh: AFP/TTXVN
IFV cho biết một quá trình nghiên cứu nghiêm ngặt đã chứng minh được tính hiệu quả của phác đồ hỗn hợp gồm 2 liều vaccine Soberana 02 và một liều Soberana Plus. Các kết quả của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc sử dụng kết hợp hai chế phẩm nói trên hiệu quả cả đối với biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.
Cuba đã hơn 8 tuần liên tiếp không ghi nhận bất cứ ca tử vong nào do COVID-19. Đảo quốc Caribe được xem là "điểm sáng" về vaccine của Mỹ Latinh trong bối cảnh khu vực này hiện vẫn đang là tâm điểm của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. Đây là quốc gia Mỹ Latinh duy nhất tự sản xuất vaccine ngừa SARS-CoV-2. Kể từ khi đại dịch bùng phát tại đảo quốc Caribe này hồi tháng 3/2020, Cuba đã phát triển năm ứng cử viên vaccine, gồm Soberana 01, Soberana 02 và Soberana Plus của Viện Vaccine Finlay; và Abdala và Mambisa của Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học (CIGB).
Cuba đã hoàn thành tiêm chủng ngừa COVID-19 cho gần 90% dân số, bao gồm cả trẻ em từ 2 tuổi trở lên, với các loại vaccine nội địa, đồng thời triển khai tiêm liều thứ 4 cho hơn 67,4 triệu người trên tổng số 11,2 triệu dân. Cuba cũng được đánh giá là rất thành công trong việc chữa trị cho bệnh nhân mắc COVID-19, với tỷ lệ hơn 99% được chữa khỏi bệnh tính tới thời điểm hiện nay.
'Giặc lửa' tàn phá hơn 1.800 ha rừng của Cuba Cơ quan Kiểm lâm Cuba (CGB) mới đây cho biết nước này đã ghi nhận 284 vụ cháy rừng trong năm 2022, ảnh hưởng đến hơn 1.800 ha rừng, mức thiệt hại lớn nhất trong 3 năm qua. Cuba đã ghi nhận 284 vụ cháy rừng trong năm 2022. Ảnh minh họa: THX/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, Giám đốc CGB...