Cuba khẳng định vắc xin Abdala hiệu quả hơn 92%
Hãng tin Reuters ngày 22-6 dẫn nguồn tin từ Cuba cho biết vắc xin Abdala của nước này có hiệu quả đến 92,28% với virus corona chủng mới gây dịch bệnh COVID-19 trong các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối.
Cơ quan y tế Cuba cho triển khai tiêm vắc xin cho người dân bằng vắc xin phòng COVID-19 tự sản xuất ở các khu vực có khả năng lây nhiễm cao như Havana vào đầu tháng 5-2021 – Ảnh: AFP
Đây là loại vắc xin mà Việt Nam quan tâm và phía Cuba cũng sẵn sàng cung ứng và chuyển giao sản xuất cho Việt Nam.
Trước đó, Cuba cũng thông báo một loại vắc xin khác là Soberana II, có hiệu quả 62%.
Theo báo Miami Herald, với truyền thống lâu đời về sản xuất vắc xin, ngành công nghệ sinh học mạnh với nhiều nhà khoa học giỏi đã giúp Cuba thành công trong việc trở thành quốc gia đầu tiên ở Mỹ Latin phát triển thành công vắc xin ngừa COVID-19.
Trong tháng 5-2020, Cuba đã cho tiêm hai loại vắc xin Soberana và Abdala cho người dân do lo ngại sự xuất hiện của biến thể Beta (lần đầu phát hiện ở Nam Phi) sẽ làm tăng số ca nhiễm.
Ở thời điểm đó, bộ trưởng Bộ Y tế Cuba, ông José Angel Portal Miranda cho biết đã quyết định tiêm cho người dân ở các địa phương có tỉ lệ lây bệnh cao do lợi ích của việc tiêm vắc xin lớn hơn các rủi ro.
Ông cũng cho rằng đến cuối tháng 8-2021, khoảng 70% người dân Cuba sẽ được tiêm vắc xin, tức đạt chỉ số để có được miễn dịch cộng đồng.
Video đang HOT
Số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 ở Cuba thấp so với các nước trong khu vực và Cuba đã mở cửa biên giới cho du lịch từ tháng 11-2020.
Tính đến nay, theo trang web thống kê Worldometers, Cuba có tổng cộng 169.365 ca nhiễm và 1.170 ca tử vong.
Bộ Y tế Việt Nam bày tỏ sự quan tâm đến vắc xin COVID-19 Abdala của Cuba. Vắc xin này đã trải qua 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Giai đoạn 1, thử nghiệm trên 123 người; giai đoạn 2 thử nghiệm trên 660 người và giai đoạn 3 trên 48.000 người trong độ tuổi 19-80 tuổi.
Các kết quả thử nghiệm giai đoạn 3 (giai đoạn cuối) cho thấy vắc xin Abdala có khả năng ngăn chặn các loại biến thể của virus SARS-CoV-2, tuy nhiên vắc xin này chưa được thử nghiệm lâm sàng ở nước khác.
Theo Reuters, phía Cuba bày tỏ sẵn sàng ký kết hợp tác với Việt Nam về cung ứng vắc xin Abdala, đồng thời hợp tác với Việt Nam để chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin này. Nếu Việt Nam có nhu cầu về vắc xin lớn hơn số vắc xin hiện Cuba đang sản xuất, Cuba sẽ mở thêm 2 xưởng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của Việt Nam.
"Vũ khí" vắc xin nội địa giúp Cuba khuất phục làn sóng Covid-19
Cuộc chiến chống Covid-19 của Cuba gặt hái nhiều thành tựu nhờ triển khai tiêm chủng vắc xin nội địa với tỷ lệ hiệu quả cao.
Nhân viên y tế Cuba tiêm vắc xin Covid-19 (Ảnh: AFP).
Tập đoàn dược phẩm sinh học nhà nước BioCubaFarma của Cuba ngày 19/6 cho biết, theo dữ liệu sơ bộ từ các cuộc thử nghiệm giai đoạn cuối, ứng viên vắc xin Soberana 2 của Cuba đã cho thấy hiệu quả 62% chỉ với 2 trong số 3 liều tiêm. Giới chức Cuba hy vọng liều vắc xin thứ 3 sẽ mang lại kết quả vượt trội.
Theo Reuters , Cuba là quốc gia có lĩnh vực công nghệ sinh học phát triển và đã xuất khẩu vắc xin trong nhiều thập niên. Hiện Cuba có 5 ứng viên vắc xin đang được thử nghiệm lâm sàng, trong đó 2 ứng viên - Soberana 2 và Abdala - đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.
Công nghệ vắc xin dựa trên protein của Cuba cho phép vắc xin dễ dàng được sản xuất hơn với giá thành rẻ hơn. Các nhà chức trách Cuba cho biết họ dự kiến có thể nộp đơn xin phê duyệt khẩn cấp vắc xin đang được thử nghiệm từ cơ quan quản lý dược phẩm trong những tuần tới. Các quan chức y tế khẳng định dữ liệu về vắc xin Covid-19 sẽ do một nhóm chuyên gia độc lập phân tích.
Kết quả thử nghiệm giai đoạn 3 đối với vắc xin Soberana 2 đã vượt qua ngưỡng hiệu quả cần thiết của một loại vắc xin để các cơ quan quản lý và cơ quan y tế trên toàn thế giới, bao gồm cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phê duyệt.
"Chúng tôi mong đợi sẽ có kết quả vượt trội khi hiệu quả với 3 liều tiêm được công bố trong vài tuần tới", Vicente Verez, Giám đốc Viện Vắc xin Finlay - đơn vị phát triển Soberana 2, cho biết.
Ông Verez cho rằng đây là một kết quả rất đáng khích lệ mà Cuba đã đạt được trong bối cảnh các biến thể virus vẫn đang bùng phát mạnh.
WHO, tổ chức đang trong giai đoạn đầu đánh giá vắc xin của Cuba như một phần của quy trình xem xét vắc xin sử dụng khẩn cấp, đã hoan nghênh thông tin về vắc xin mới của Cuba. Soumya Swaminathan, nhà khoa học chính của WHO, cho biết bà mong muốn được xem xét dữ liệu đầy đủ.
"Các vắc xin có hiệu quả tốt và hồ sơ an toàn đáp ứng các tiêu chuẩn của WHO được hoan nghênh. Thế giới cần nhiều nguồn cung cấp vắc xin hơn và những vắc xin có điều kiện bảo quản dễ dàng hơn, sản xuất thuận tiện hơn, mở rộng quy mô dễ dàng hơn và giá cả phải chăng đều được hoan nghênh", bà Swaminathan nói với Financial Times .
Theo nhà khoa học của WHO, "việc chuyển giao công nghệ của những ứng viên vắc xin triển vọng nhất cho các nhà sản xuất trên toàn thế giới là cách tốt nhất để tăng nguồn cung nhằm đáp ứng nhu cầu vắc xin toàn cầu".
Phân phối vắc xin nội địa
Tháng trước, các quan chức Cuba cho biết biến thể Beta, lần đầu được xác định ở Nam Phi, đã trở thành chủng virus chiếm ưu thế ở nước này. Biến thể Beta đã cho thấy mức độ kháng miễn dịch cao nhất - hoặc không phản ứng - trên các loại vắc xin hiện thời. Tuy nhiên, kết quả thử nghiệm Soberana 2 dường như mang lại tia hy vọng.
Thông tin về vắc xin Soberana 2 được đưa ra trong bối cảnh hòn đảo lớn nhất của Caribe đang phải đối mặt với đợt bùng phát tồi tệ nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch, sau sự xuất hiện của nhiều biến thể virus dễ lây lan hơn.
Cuba không chọn nhập khẩu vắc xin nước ngoài mà dựa vào vắc xin do chính nước này nghiên cứu và sản xuất. Các chuyên gia cho rằng đây là một cuộc đánh cược mạo hiểm nhưng nếu thành công, Cuba có thể củng cố thêm danh tiếng của mình trong lĩnh vực khoa học, ngoài ra có thể thu được lợi nhuận thông qua xuất khẩu vắc xin và đẩy mạnh động lực tiêm chủng trên toàn thế giới.
"Chúng tôi biết chính phủ của chúng tôi không thể cung cấp cho dự án này toàn bộ kinh phí mà dự án cần, nhưng dù sao đây cũng là kết quả từ vị thế toàn cầu của Cuba", Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel phát biểu trên kênh truyền hình nhà nước hôm 19/6.
Một số quốc gia, từ Argentina, Jamaica cho đến Mexico, Venezuela, đều bày tỏ sự quan tâm đến việc mua vắc xin của Cuba. Iran bắt đầu sản xuất vắc xin Soberana 2 vào đầu năm nay như một phần của chương trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối.
Các nhà chức trách Cuba đã bắt đầu phân phối vắc xin thử nghiệm hàng loạt như một phần của "các cuộc nghiên cứu can thiệp" mà họ hy vọng sẽ làm chậm sự lây lan của virus.
Theo dữ liệu chính thức, số ca mắc Covid-19 hàng ngày đã giảm một nửa ở thủ đô của Cuba kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng cùng với các biện pháp giãn cách xã hội.
Các quan chức Cuba cho biết họ sẵn sàng cấp quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin Covid-19 với tỷ suất lợi nhuận nhỏ để trợ cấp cho hệ thống chăm sóc sức khỏe của đất nước.
Mặc dù là nước xuất khẩu vắc xin trong nhiều năm, nhưng Cuba vẫn bị Mỹ cấm vận, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế và hệ thống y tế của nước này.
Ngoài vắc xin, Cuba đã phát triển các loại thuốc điều trị virus corona như Jusvinza, được sử dụng cho những bệnh nhân Covid-19 nhập viện trong tình trạng bệnh nặng.
Theo dữ liệu do Đại học Johns Hopkins tổng hợp, tính đến nay, Cuba ghi nhận hơn 166.000 ca mắc Covid-19, trong đó có hơn 1.100 trường hợp tử vong.
Vaccine Covid-19 Cuba hiệu quả 62% Hai liều vaccine Covid-19 Soberana 2 do Cuba phát triển cho thấy hiệu quả 62%, theo dữ liệu sơ bộ từ thử nghiệm giai đoạn cuối. Vaccine Soberana 2 có liệu trình gồm ba liều, được đặt tên theo tiếng Tây Ban Nha, mang nghĩa "chủ quyền". Kết quả cuộc thử nghiệm được công bố vào cuối tuần qua, cho thấy hiệu quả...