Cuba đã phóng thích toàn bộ 53 tù nhân chính trị theo cam kết với Mỹ
Giới chức cấp cao Mỹ xác nhận Cuba đã phóng thích toàn bộ 53 tù nhân chính trị như cam kết trong thỏa thuận lịch sử về bình thường hóa quan hệ Mỹ – Cuba.
Hai nữ tù nhân mới được phóng thích Aide Gallardo (trái) and Sonia Garro vui sướng cầm cờ Cuba trong cuộc tuần hành ở La Hababa hôm 11/1.
Đây được coi là “bước đi quan trọng” tạo không khí tích cực cho việc khởi động cuộc đàm phán ngoại giao vào tuần tới ở La Habana về bình thường hóa quan hệ song phương sau hơn 53 năm thù địch.
“Cuối tuần trước, Cuba đã thông báo cho chính quyền Tổng thống Barack Obama rằng những người cuối cùng trong danh sách 53 tù nhân chính trị đã được trả tự do”, một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ xác nhận ngày hôm qua 12/1.
Cũng theo quan chức này, “phần lớn các vụ phóng thích được thực hiện trong những ngày gần đây”.
Trong danh sách 53 tù nhân được phóng thích có các thành viên của nhóm “Phụ nữ trắng”, “Liên minh yêu nước Cuba” và một số nhóm chống đối khác. Tuy nhiên, 17 người trong số này đã được trả tự do từ trước khi Chủ tịch Raul Catro và Tổng thống Barack Obama công bố thỏa thuận bình thường hóa quan hệ song phương.
Video đang HOT
Mặc dù đánh giá cao hành động trả tự do cho các tù nhân của Cuba, song một quan chức khác của Mỹ cho biết Washington sẽ tiếp tục gây sức ép để La Habana phải thả thêm các tù nhân chính trị khác.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục nêu lên từng trường hợp cụ thể bị bắt giữ ở Cuba để buộc nước này phải đảm bảo quyền của người dân”, quan chức này nói.
Việc thả các tù nhân chính trị là một trong những điểm mấu chốt của thỏa thuận bình thường hóa quan hệ Mỹ – Cuba và cũng là nội dung trọng tâm của cuộc đàm phán cấp cao song phương sẽ được hai bên tiến hành vào tuần tới.
Theo kế hoạch, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Mỹ Latin, bà Roberta Jacobso, sẽ tới Cuba trong hai ngày 21 – 22/1 để đồng chủ trì cuộc đàm phán đầu tiên với các đồng nghiệp Cuba về việc bình thường hóa quan hệ song phương.
Bà Roberta Jacobso là quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới Cuba trong nhiều thập kỷ trở lại đây. Dự kiến, trong hai ngày hội đàm, hai bên sẽ thảo luận về việc mở lại Đại sứ quán ở thủ đô hai nước và cơ chế hoạt động của các quan chức đại diện ngoại giao.
Vũ Anh
Theo Dantri/BBC
Nhà Trắng để ngỏ khả năng Chủ tịch Cuba thăm Mỹ
Ngày 18/12, Nhà Trắng đã nêu khả năng Chủ tịch Cuba Raul Castro có chuyến thăm Washington.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest cho biết: "Tôi sẽ không loại trừ một chuyến thăm của Chủ tịch Raul". Tuy nhiên, ông Earnest cho biết thêm rằng Chủ tịch Raul chưa "nhất thiết biểu lộ mong muốn được thăm Mỹ".
Cùng ngày, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Tây Bán cầu Roberta Jacobson cho hay việc Mỹ - Cuba nối lại quan hệ ngoại giao sau hơn nửa thế kỷ có thể không liên quan trực tiếp tới vấn đề nhân quyền ở Cuba.
Nhận định về chuyến thăm của bà tới Cuba vào cuối tháng 1/2015, bà Jacobson khẳng định: "Tôi nghĩ rằng một số vấn đề nhân quyền sẽ được thảo luận trong chuyến đi này...Tôi không cho rằng chúng ta đang nói về sự phụ thuộc trực tiếp với nhân quyền cho việc khôi phục phần quan hệ ngoại giao".
Người dân Cuba tại Camaguey, cách thủ đô Havana khoảng 600km về phía đông vui mừng sau khi thỏa thuận bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ được công bố ngày 17/12. Ảnh: AFP/ TTXVN.
Cũng theo bà Jacobson, một loạt biện pháp do Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố hôm 17/12, trong đó có việc nới lỏng các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Cuba, sẽ không có hiệu lực cho đến khi các cơ quan hữu quan như Bộ Tài chính Mỹ công bố các quy tắc thực thi.
Giới chuyên gia: Việc Mỹ-Cuba cải thiện quan hệ là thắng lợi của Chủ tịch Raul Castro
Theo các nhà phân tích, nhờ chính sách của Chủ tịch Cuba Raul Castro mà Washington và La Habana nay đã chấm dứt hàng mấy thập niên thù địch căng thẳng.
Sau khi lên thay người anh cầm quyền vào năm 2008, Chủ tịch Raul Castro đã dần dần có những lời lẽ bớt nặng nề hơn đối với Mỹ.
Khi còn là Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời của Fidel Castro, ông Raul Castro vẫn bị xem là thuộc thành phần cứng rắn của chế độ. Nhưng kể từ khi lên làm Chủ tịch Cuba, ông đã tiến hành một loạt cải tổ mà trước đây không ai nghĩ là La Habana có thể chấp nhận, chẳng hạn như mở cửa một phần sang nền kinh tế thị trường, cho người dân được tự do ra nước ngoài mà không cần giấy phép của chính quyền. Đồng thời, ông Raul Castro cũng đã tuyên bố sẽ đối thoại "trên cương vị bình đẳng với Mỹ".
Kể từ mùa Xuân năm 2013, Chủ tịch Cuba đã mở các cuộc thảo luận bí mật với các giới chức Mỹ dưới sự bảo trợ của Canada.
Theo ý kiến của một nhà ngoại giao châu Mỹ Latin, được hãng tin AFP trích dẫn ngày 18/12, ông Raul Castro đã chấp nhận những nhân nhượng cần thiết để Mỹ và Cuba có thể xích lại gần nhau. Nhà ngoại giao này cho biết việc trả tự do cho 3 gián điệp Cuba và 2 tù nhân mà Mỹ đòi thả chỉ là phần nổi của thỏa thuận giữa Washington với La Habana.
Một trong những yếu tố dẫn đến việc Mỹ và Cuba cải thiện quan hệ đó là quyết định của ông Raul Castro mở một kênh ngoại giao với Vatican, trong khi trước đây La Habana có thái độ lạnh nhạt với Tòa Thánh.
Theo TN
Báo tin tức
Nhà Trắng: 'Lẽ ra nên có quan chức cấp cao hơn tuần hành ở Paris' Mỹ hôm qua thừa nhận lẽ ra Nhà Trắng nên cử "một quan chức cấp cao hơn" tham dự vào cuộc tuần hành ở Paris, nơi có hơn 40 lãnh đạo thế giới cùng biểu thị tình đoàn kết và phản đối chủ nghĩa khủng bố. Tổng thống Pháp Francois Hollande và 44 lãnh đạo nước ngoài tham dự cuộc tuần hành tại...