Cuba công bố các lĩnh vực chiến lược của nền kinh tế
Ngày 10/2, Bộ Lao động và An sinh xã hội Cuba (MTSS) công bố danh sách các hoạt động không cho phép lĩnh vực kinh tế tự doanh tham gia, trong đó bao gồm các ngành chiến lược của đảo quốc Caribe này như y tế, viễn thông, năng lượng, quốc phòng, báo chí và giáo dục.
Công nhân sản xuất tấm năng lượng mặt trời tại nhà máy ở Pinar del Rio, Cuba. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, danh sách gồm 124 hoạt động cấm lĩnh vực kinh tế “tự doanh”, những ngành nghề đòi hỏi các chuyên gia có trình độ cao như bác sĩ, nha sĩ, kiến trúc sư, luật sư, kỹ sư hay các nhà nghiên cứu khoa học và phát triển sẽ tiếp tục nằm trong số các hoạt động dành riêng cho khu vực nhà nước.
Ngoài ra, các lĩnh vực như khai thác dầu, than và khoáng sản, in ấn báo chí và sách, sản xuất vũ khí, sản xuất và phân phối khí đốt, điện và kinh doanh xe cộ cũng vẫn nằm dưới sự điều hành của Nhà nước.
Video đang HOT
Tương tự, Nhà nước Cuba cũng vẫn bảo lưu độc quyền hoạt động sản xuất nghe nhìn và điện ảnh, các chương trình truyền hình, chương trình văn hóa nói chung và hoạt động bất động sản.
Trước đó, hôm 7/2, Cuba tuyên bố sẽ cho phép các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong hầu hết các hoạt động của nền kinh tế, từ 127 lên hơn 2.000 ngành. Đây được coi là nỗ lực nhằm tạo ra một cuộc cải cách quy mô lớn cho nền kinh tế đang phải chịu mức sụt giảm Tổng sản phẩm quốc nội tới 11% trong năm vừa qua do tác động của cuộc khủng hoảng dịch bệnh COVID-19 và các lệnh trừng phạt của Mỹ. Bước đi này được cho là nhằm vào các mục tiêu như đem lại việc làm cho hàng nghìn người Cuba không có việc làm và tái thúc đẩy kinh tế và nền sản xuất quốc gia.
Cho tới nay, khối kinh tế tự doanh chỉ chiếm 13% lực lượng lao động ở Cuba, tương đương khoảng 600.000 người, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực vận tải, ẩm thực và cho thuê phòng du lịch. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng dịch bệnh đã khiến 40% doanh nghiệp tư nhân đã tạm ngưng giấy phép kinh doanh trong năm 2020.
Quân đội Myanmar cách chức hàng loạt bộ trưởng
Chính quyền quân sự Myanmar loại bỏ 24 bộ trưởng và thứ trưởng trong chính quyền Aung San Suu Kyi, thay thế bằng các quan chức được chỉ định.
Đài truyền hình quân đội Myanmar hôm nay thông báo quyết định cách chức 24 bộ trưởng và thứ trưởng, đồng thời công bố danh sách 11 người được bổ nhiệm vị trí lãnh đạo các bộ gồm Tài chính, Y tế, Thông tin, Ngoại giao, Quốc phòng, Nội vụ và Biên phòng.
Bên ngoài tòa nhà quốc hội Myanmar ở thủ đô Naypyidaw ngày 1/2. Ảnh: AFP .
Quân đội Myanmar sáng nay đột kích bắt Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và các quan chức cấp cao trong đảng cầm quyền Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) nhằm đối phó với cáo buộc "gian lận bầu cử" trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 11/2020.
Quân đội Myanmar cho biết họ buộc phải kích hoạt tình trạng khẩn cấp trong một năm, sau khi các vấn đề "gian lận bầu cử" không được giải quyết và cản trở con đường dẫn đến dân chủ. Quyền lực tại nước này được chuyển cho thống tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar.
Một số nguồn tin cho biết các chỉ huy quân đội và quan chức chính phủ Myanmar đàm phán ngày 31/1 song không đạt được kết quả, do chính phủ khước từ yêu cầu của quân đội về việc hoãn phiên họp đầu tiên của quốc hội tới khi giải quyết xong cáo buộc gian lận bầu cử. Đây được xem là nguyên nhân khiến quân đội Myanmar đột kích bắt các quan chức chính phủ.
"Chúng tôi sẽ thực hiện nền dân chủ thật sự... với sự cân bằng và công bằng đầy đủ. Quyền lực sẽ được chuyển giao sau khi tổ chức một cuộc tổng tuyển cử tự do, công bằng và kết thúc giai đoạn áp dụng tình trạng khẩn cấp", quân đội Myanmar cho biết trong thông cáo đăng trên Facebook.
Đằng sau "cái bắt tay" âm thầm giữa Bắc Kinh và Tehran Iran và Trung Quốc đang âm thầm phác thảo thỏa thuận về thiết lập quan hệ đối tác kinh tế và an ninh sâu rộng, dọn đường cho các kế hoạch đầu tư trị giá nhiều tỉ USD của Bắc Kinh vào nhiều lĩnh vực của Tehran. Đề xuất dài 18 trang mà tờ The New York Times (Mỹ) có được và đăng...