Cuba bắt đầu đợt trả nợ thứ tư cho các nước phương Tây
Chính phủ Cuba trong tuần này đã bắt đầu đợt trả nợ thứ tư trong tổng số nợ cơ cấu 2,6 tỷ USD của nước này với 14 nước phương Tây, bất chấp những khó khăn về thanh khoản.
Cuba bắt đầu tiến hành đợt trả nợ thứ tư trong tổng số nợ cơ cấu 2,6 tỷ USD. Ảnh: THX/TTXVN
Trả lời báo giới nhân dịp tham dự Hội chợ Quốc tế La Habana (Fihav), Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cuba Ricardo Cabrisas cho biết kể từ năm 2015 tới nay, Cuba đảm bảo thực thi việc thanh toán nợ với nỗ lực lớn.
Tháng 8 vừa qua, quan chức Cuba cũng từng phát biểu việc Washington thắt chặt lệnh cấm vận sẽ gây khó khăn cho việc thanh toán đúng hạn cho các thành viên của Câu lạc bộ Paris.
Video đang HOT
Năm 2015, Cuba đạt được thỏa thuận khung với Câu lạc bộ Paris, trong đó các nước chủ nợ đồng ý xóa 8,5 tỷ USD trong tổng nợ 11,1 tỷ USD, gồm nợ gốc, lãi suất và tiền phạt thanh toán chậm từ năm 1986.
Thỏa thuận này cũng ấn định việc trả nợ được chia thành từng gói, thanh toán hàng năm tới năm 2033 và một phần của khoản tiền này được phân bổ vào các khoản đầu tư tại Cuba.
Tháng 10/2018, Chính phủ Cuba đã thanh toán gần 70 triệu USD và theo thỏa thuận La Habana phải giải ngân khoảng 80 triệu USD trước ngày 31/10/2019./.
Theo Lê Hiền (P/v TTXVN tại La Habana)
IMF: Nợ công toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 188 nghìn tỷ USD
Theo người đứng đầu IMF, sự gia tăng nợ công gần đây tại các nền kinh tế phát triển nhìn chung đến từ chính sách ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 7/11, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cảnh báo, nợ công trên toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục 188 nghìn tỷ USD, tương đương 230% sản lượng kinh tế thế giới, đe dọa sự ổn định tài chính toàn cầu.
Phát biểu tại trụ sở IMF ở thủ đô Washington (Mỹ), bà Kristalina Georgieva cho rằng tình hình nợ công tại các nền kinh tế phát triển đang ở mức không thể xác định kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Trong khi đó, nợ công tại các nền kinh tế mới nổi ở mức tương đương mức ghi nhận thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng nợ công trong những năm 1980.
[Tân Chủ tịch ECB đứng trước những nhiệm vụ đầy thách thức]
Theo người đứng đầu IMF, sự gia tăng nợ công gần đây tại các nền kinh tế phát triển nhìn chung đến từ chính sách ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, bắt nguồn từ sự sụp đổ của Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers Holdings Inc. của Mỹ hồi năm 2008.
Bà Kristalina Georgieva đánh giá, tại các nước đang phát triển, tình trạng nợ công tăng phản ánh sự sụt giảm mạnh mẽ giá tiêu dùng, thảm họa thiên nhiên, xung đột vũ trang và những khoản đầu tư quá lớn vào những dự án không hiệu quả.
Trong báo cáo công bố hồi tháng 12 năm ngoái, IMF cho biết tổng nợ công toàn cầu năm 2017 là 184 nghìn tỷ, mức kỷ lục tại thời điểm đó. Bà Georgieva kêu gọi sự phối hợp hiệu quả hơn giữa các quốc gia đi vay và cho vay nhằm cải thiện những quy định về hợp đồng vay, có thể giúp giảm bớt những rủi ro và tăng tính trách nhiệm./.
Theo Phương Hoa (TTXVN/Vietnam )
PGS.TS Phạm Thế Anh: 'Việc phụ thuộc GDP sẽ làm vô hiệu hóa mọi chỉ tiêu giám sát của Quốc hội' PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU), cho rằng bên cạnh GDP, Quốc hội nên đưa ra các thước đo chính xác hơn, cụ thể hơn để giám sát. PGS.TS Phạm Thế Anh Trả lời báo giới bên lề tọa đàm "Đánh giá lại quy mô GDP của nền kinh tế: Những...