“Cửa thoát hiểm” nào cho ngân hàng “lỡ nhịp” Basel II?
Những ngân hàng thương mại chưa đáp ứng chuẩn Basel II theo quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN, sẽ phải làm gì sau thời hạn 1/1/2020?.
PGBank là ngân hàng vốn nhỏ chỉ khoảng 3.000 tỷ đồng, đang chờ sáp nhập vào HDBank
Điểm mặt các “ông vốn bé”
Hiện còn khá nhiều ngân hàng thương mại có vốn điều lệ chỉ bằng hoặc nhỉnh hơn một chút so với mức vốn pháp định (3.000 tỷ đồng), trong đó có 2 ngân hàng được NHNN mua lại “0 đồng” là CBBank (3.000 tỷ đồng) và GPBank (3.018 tỷ đồng). Ngoài ra, một số ngân hàng khác có vốn điều lệ xoay quanh mức 3.000 tỷ đồng gồm PGBank, Saigonbank, BaoVietBank, Kienlongbank…
Sự phân hóa về quy mô vốn trong hệ thống ngân hàng thể hiện rõ khi tổng số vốn điều lệ của 11 ngân hàng nhỏ nhất cộng lại cũng chưa bằng Vietcombank hay VietinBank. Và điều đáng lo ngại hơn là những ngân hàng nhỏ ngày càng có ít cơ hội tăng vốn hơn cả khi hoạt động kinh doanh không có sự đột phá, không có sức hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư.
Ngày 1/1/2020 là thời hạn cuối mà các ngân hàng phải đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN. Ngoài BIDV có kế hoạch phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài, các ngân hàng khác đều có kế hoạch tăng vốn chủ yếu từ chia cổ tức bằng cổ phiếu và huy động trái phiếu, nhưng gặp không ít khó khăn.
Với những ngân hàng lớn, hay một số ngân hàng có tình hình tài chính khả quan, mức tăng trưởng tốt thì cổ đông sẵn sàng đồng thuận với kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu. Đặc biệt, với các ngân hàng trả cổ tức sòng phẳng, thì cổ đông sẵn sàng bỏ tiền đầu tư mua thêm cổ phần. Tuy nhiên, những ngân hàng nhỏ gặp nhiều khó khăn trong việc tăng vốn.
M&A có phải là phương án cuối cùng?
Ông Nguyễn Tiến Đông- Nhà đầu tư trên sàn MBS cho biết, khi không còn nhìn thấy lợi ích ở ngân hàng, cổ đông cũng không mặn mà bỏ vốn đầu tư, nhất là khi thị trường đang có nhiều kênh sinh lời hấp dẫn hơn là đầu tư vào các ngân hàng nhỏ. Hơn nữa, Thông tư 41/2016/TT- NHNN có những quy định chặt chẽ hơn về dòng vốn, sẽ không còn hiện tượng “vốn ảo”, mà đòi hỏi phải có “cần tiền tươi thóc thật” sẽ đẩy các ngân hàng nhỏ vào thế khó.
Video đang HOT
Trước mắt, nếu các nhà băng chưa có khả năng áp dụng Basel II được tiếp tục thực hiện theo các quy định của Thông tư 22/2019/TT-NHNN. Tuy nhiên, quy định về an toàn vốn tối thiểu được nâng cao hơn rất nhiều so với trước đây.
Các chuyên gia cho rằng, đó chỉ là “lối thoát” tạm thời, bởi việc thực hiện theo chuẩn Basel II là yêu cầu bắt buộc để tiến tới áp dụng chuẩn Basel III. Do đó, các ngân hàng nhỏ buộc phải tìm cách đáp ứng chuẩn Basel II.
Nếu những ngân hàng nhỏ không đáp ứng được các tiêu chí để đáp ứng chuẩn Basel II, sẽ phải “bán mình cứu lấy ngân hàng” bằng phương án sáp nhập như PGBank đã ký thỏa thuận sáp nhập vào HDBank. Tuy nhiên, phương án này cũng không dễ thực hiện với PGBank khi ngân hàng này đã “lận đận” trong thương vụ M&A với Vietinbank, rồi đến HDBank, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.
Hà Phương
Theo enternews.vn
BaoVietBank, ABBank, PGBank và VPBank vì sao có tỷ lệ nợ xấu trên 3%?
Bảo Việt, ABBank, PGBank và VPBank là 4 ngân hàng đang có tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng ở mức trên 3%.
Nợ xấu trong tầm kiểm soát là mục tiêu của các nhà băng trong hoạt động tín dụng. Nhất là khi Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều quy định có tính ràng buộc khiến các ngân hàng phải tích cực hơn trong xử lý nợ xấu.
Tuy nhiên, tại thời điểm cuối tháng 9/2019, tổng mức nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của 26 ngân hàng đã công bố là 98.242 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với cuối năm 2018. Đáng nói, có 4 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu trên mức 3%, tăng thêm 1 ngân hàng.
Bảo Việt (BaoVietBank) là ngân hàng đứng đầu về tỷ lệ nợ xấu cao nhất tại thời điểm cuối tháng 9/2019 khi vọt lên tới 4,4%, tương ứng 1,088 tỷ đồng. Con số này so với cuối năm 2018 là 3,97% với 1,024 tỷ đồng.
Xét về giá trị nợ xấu của Bảo Việt không tăng là bao khi chỉ hơn 6%, song tỷ lệ nợ xấu tăng cao hơn do tín dụng của nhà băng này tăng trưởng âm so với đầu kỳ.
Cụ thể, cho vay khách hàng của Ngân hàng Bảo Việt giảm 3,98%, về còn 24.722 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng ở mức 25.811 tỷ đồng, cũng giảm 4,55% so đầu kỳ.
Do đó, tổng tài sản tại thời điểm 30/9 của Ngân hàng Bảo Việt giảm 3,97%, xuống mức 53.662 tỷ đồng.
Những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cuối tháng 9/2019 từ mức 2% trở lên
Về kết quả kinh doanh, 9 tháng thu nhập lãi thuần của Bảo Việt giảm hơn 26%, về mức 283 tỷ đồng. Dù chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 24%, còn 264 tỷ đồng song Ngân hàng Bảo Việt chỉ lãi hơn 16 tỷ đồng, giảm mạnh 36% so cùng kỳ.
"Á quân" về nợ xấu là VPBank. Cụ thể, nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng của VPBank ghi nhận tới 8.901 tỷ đồng, tăng 14,6% so đầu kỳ.
Tuy nhiên do dư nợ cho vay khách hàng cũng tăng 27% khi đạt 254.186 tỷ đồng nên tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này vẫn duy trì ở mức cao như đầu kỳ là 3,5%. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng 30%, lên tới 2.420 tỷ đồng.
Riêng nợ xấu của FE Credit lại giảm từ 6,36% xuống 5,21% cuối quý 3/2019.
Điều bất ngờ nhất trong top này chính là sự xuất hiện của ABBank và PGBank khi nợ xấu cuối năm 2018 ở dưới ngưỡng kiểm soát lần lượt là 1,89% và 2,96%. Song, cuối tháng 9/2019 lại tăng vọt.
Mặc dù tổng tài sản tại thời điểm 30/9/2019 của ABBank tăng 1,38%, đạt mức 91.243 tỷ đồng nhưng cho vay khách hàng lại ghi nhận giảm nhẹ 0,05%, ở mức 52.157 tỷ đồng.
Đáng chú ý, tình hình nợ xấu của ABBank bất ngờ tăng vọt 79%, lên mức 1.766 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,89% đầu kỳ lên tới 3,39%. Trong đó chủ yếu do nợ có khả năng mất vốn chiếm hơn 1.000 tỷ đồng.
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 9 tháng của ABBank cũng tăng hơn 20%, lên mức 409 tỷ đồng. Dù vậy, ABBank vẫn đạt 773 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế 9 tháng, tăng khá 33% so cùng kỳ.
Còn với PGBank, dư nợ cho vay khách hàng tăng nhẹ 3%, đồng thời nợ xấu cũng tăng 6% lên mức 694 tỷ đồng. Tương ứng, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng lên mức 3.07% so với mức 2.96% hồi đầu năm.
Tính đến ngày 30/09/2019, tổng tài sản của PGBank suýt soát cùng kỳ, đạt hơn 30,940 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng và cho vay khách hàng tương đương cùng kỳ, đạt gần 24,382 tỷ đồng và hơn 22,628 tỷ đồng.
Về lợi nhuận, PGBank lại báo lãi khả quan khi đạt 56 tỷ đồng, gấp 8,6 lần cùng kỳ nhờ cắt giảm đến 74% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.
Hiện có 3 ngân hàng không công bố đầy đủ báo cáo tài chính quý 3/2019 nên không thể biết được tình hình nợ xấu như thế nào gồm NCB, Việt Á và Bản Việt.
Mặc dù một số nhóm nợ xấu tăng mạnh nhưng nhìn chung chưa ảnh hưởng nhiều tới tỷ lệ nợ xấu trên tổng tín dụng của các nhà băng và vẫn dưới 3% theo quy định.
Minh An
Theo vietnamdaily.net.vn
Saigonbank sao "không chịu lớn"? Các cổ đông lớn không thoái được vốn, trong khi cũng không thể rót thêm tiền, khiến Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) không tăng được vốn điều lệ và mở rộng hoạt động kinh doanh. Sau một quý 2 rất đáng thất vọng, các cổ đông của Saigonbank đang nín thở chờ đợi kết quả kinh doanh quý 3 để...