Cửa ngõ Hà Nội, TP HCM ùn tắc nhiều giờ
Người dân tấp nập trở lại thành phố sau 3 ngày nghỉ lễ khiến các cửa ngõ tại Hà Nội, TP HCM ùn tắc nhiều giờ, chiều 3/1.
Từ 15h, tại đường Vành đai 3 hướng đi Dịch Vọng, Hà Nội, các làn đường trên cao dưới đất đều ùn tắc do người dân đổ về sau 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch. Các xe phải nhích từng chút một, kéo dài hơn một km.
Tại cao tốc Pháp Vân, tình trạng ùn ứ kéo dài nhiều km, các xe cá nhân và ôtô khách nối dài di chuyển chậm. Nhiều hành khách sốt ruột đã xuống xe trên cao tốc và nhảy qua dải phân cách để bắt xe ôm đi đường tránh về nhà.
Một em nhỏ được người thân bế qua dải phân cách cao tốc để lên xe ôm.
Cửa ngõ phía Đông TP HCM , tại phà Cát Lái phía đầu bờ Nhơn Trạch (Đồng Nai), từ 16h dòng người và xe xếp hàng kéo dài gần 2 km chờ qua phà để về Sài Gòn.Đường vào bến phà khá hẹp nên tình trạng ùn tắc càng diễn ra nặng nề hơn.
Ông Nguyễn Thanh Tuấn (Phó giám đốc Xí nghiệp quản lý phà Thanh niên xung phong) cho biết, các phà công suất lớn hoạt động liên tục nhưng nhiều loại xe cùng dồn từ Vũng Tàu về TP HCM nên phía bờ Nhơn Trạch bị quá tải.
Nhân viên phà Cát Lái phải chia thành nhiều tốp, dàn hàng ngang trước cổng vào gần 30 km để bán vé từ xa nhằm giảm ùn tắc.
Cảnh sát giao thông chia hành nhiều tốp, liên tục phân luồng các dòng xe ở hai chiều đường ra vào phà Cát Lái.
Càng về chiều tối tình trạng kẹt xe lại trầm trọng hơn. Cách bến gần một km, nhân viên phà phải căng cây thừng làm làn xe di động điều tiết giao thông.
Tài xế tên Trường, chở hàng từ Vũng Tàu lên TP HCM ngán ngẩm nhìn dòng xe ùn ứ. “Tôi đợi gần một tiếng mà vẫn chưa lên phà được, mong khu này sớm có cây cầu cho người dân bớt cực”, anh Trường nói.
Nhiều trẻ em mệt mỏi ngủ thiếp trên xe. “Cứ đợt nào nghỉ lễ lâu là lại kẹt nhưng không còn đường nào ngắn hơn để đi nữa. Tôi nhích từng chút một cả nửa tiếng mà vẫn chưa lên được phà”, chị Thanh Linh, nhà ở Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết.
Đến 19h, tình trạng kẹt xe ở khu vực phà Cát Lái vẫn khá nặng nề, từng dòng ôtô xếp thành hàng dài.
Cửa ngõ phía Tây TP HCM , từ 17h30, dòng xe từ các tỉnh miền Tây bắt đầu đổ về thành phố khiến tại cầu vượt Nguyễn Văn Linh đến cầu Bình Điền (huyện Bình Chánh) kẹt xe kéo dài hơn một km.
Một gia đình miền Tây chở đồ đạc lỉnh kỉnh, đứng chờ nhích từng chút giữa dòng xe kẹt cứng.
Bà Huỳnh Thị Loan (quê Trà Vinh) bị va quẹt xe té ngã trên đường lên Bình Dương. Tay bà bị trật, xe hư hỏng được người dân dẫn đi sửa, bà phải đi bộ giữa dòng xe kẹt.
Đến 19h, các xe từ các tỉnh miền Tây về trung tâm Sài Gòn vẫn còn kẹt nối dài nhiều km.
Kẹt xe ở cửa ngõ Sài Gòn. Video: Tuấn Việt.
Nếu tai nạn phải khởi tố, cơ quan điều tra, tố tụng cần đến hiện trường ngay
Theo Thông tư 62 và 63, nếu vụ tai nạn phải khởi tố, lực lượng CSGT phải thông tin nhanh cho cơ quan điều tra, tố tụng để các đơn vị này có mặt ngay ở hiện trường.
Chiều 29/12, Phòng Hướng dẫn tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ (Cục CSGT) tổ chức Hội nghị bàn về công tác phối hợp đảm bảm trật tự an toàn giao thông trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Tại Hội nghị, nội dung phối hợp và quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ được quy định tại Thông tư 62 và 63 của Bộ Công an có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2021, nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu.
Toàn cảnh Hội nghị.
Thượng tá Nguyễn Văn Giàu, Phó Trưởng Công an huyện Thanh Trì cho hay, việc giải quyết tai nạn giao thông trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình kể từ ngày 1/1/2021 theo Thông tư 62, 63 cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị.
Theo Phó trưởng Công an huyện Thanh Trì, lực lượng CSGT khi đến hiện trường phải cấp cứu nạn nhân, đánh dấu hiện trường và chuyển nạn nhân đến bệnh viện ngay.
"Lực lượng CSGT phải đánh giá ngay bản chất vụ tai nạn giao thông. Những vụ việc nhận định phải khởi tố thì phải thông tin thật nhanh, phối hợp với cơ quan điều tra; đội kĩ thuật hình sự, viện kiểm sát cũng cần phải có mặt ngay", Thượng tá Giàu cho hay.
Thượng tá Nguyễn Văn Giàu - Phó Trưởng Công an huyện Thanh Trì phát biểu tại hội nghị.
Đại tá Vũ Quang Thái, Trưởng phòng 8 Cục CSGT nhận định, cần phải có sự phối hợp với lực lượng công an địa phương để giải quyết tai nạn trong những ngày tới. "Dứt khoát phải cập nhật được số điện thoại của các trưởng công an xã trên địa bàn để hỗ trợ đắc lực khi có tình huống xảy ra", ông Thái nói.
Đại diện Công an huyện Phú Xuyên nêu việc khó khăn của công an xã khi phối hợp tham gia giải quyết tai nạn giao thông trên đường cao tốc: "Lên cao tốc phải đi ô tô, trong khi công an xã không có. Muốn lên đường cao tốc các xã phải vòng lên rất xa. Như vậy, không đảm bảo tính kịp thời, đặc biệt là việc hỗ trợ cấp cứu người bị nạn", vị này nhận định.
Chủ trì buổi họp, Đại tá Vũ Quang Thái tổng kết, công tác giải quyết tai nạn giao thông kể từ ngày 1/1/2021 rất khó, rất mong nhận được sự hỗ trợ từ các đơn vị, đặc biệt là đội CSGT của Công an huyện và hai đơn vị khai thác bảo trì trên tuyến BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình, Trung tâm điều hành VEC.
"Để thuận lợi cho các công an địa phương, tôi sẽ tham mưu cho Cục CSGT trong công việc thực hiện cơ chế phối hợp này" , Đại tá Thái chia sẻ.
Cũng tại Hội nghị, công an 8 huyện, quận của các tỉnh Hà Nội, Hà Nam, Nam Định và hai đơn vị khai thác tuyến cao tốc bàn thêm các vấn đề trọng trong năm 2021 gồm ký biên bản phối hợp giữa các đơn vị trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Tết Dương lịch, Tết nguyên đán Tân Sửu 2021; Phòng ngừa, giải quyết ùn tắc giao thông; Đấu tranh phòng chống tội phạm.
Xe Limousine gây tai nạn thảm khốc do phóng nhanh, vượt ẩu Xe Limousine chở khách núp bóng xe hợp đồng, hoạt động bát nháo, phóng nhanh, vượt ẩu, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông thảm khốc. Ngày 29/11 vừa qua, chiếc xe Limousine BKS 29B- 607.14 đâm vào đuôi xe đầu kéo mang BKS 19C- 095.16 trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai khiến 8 người trên xe khách bị...