Cửa nào để Xây dựng và Giao thông Bình Dương (BCE) gọi vốn thành công?
Với giá khởi điểm cao hơn thị giá cổ phiếu trên sàn, liệu BCE có “cửa” nào để gọi vốn thành công?
Gọi vốn để thanh toán tiền thi công
Nhằm huy động vốn bổ sung hoạt động sản xuất – kinh doanh, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xây dựng và Giao thông Bình Dương (BCE) vừa thông qua phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ cũng như hồ sơ đăng ký chào bán cổ phần ra công chúng.
Theo đó, BCE dự kiến phát hành thêm 5 triệu cổ phiếu ra công chúng, tương đương 16,67% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Việc phát hành thực hiện thông qua đấu giá công khai tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE).
Giá khởi điểm để chào bán đấu giá dự kiến bằng trung bình giá đóng cửa 30 phiên giao dịch liên tiếp của cổ phiếu BCE trước ngày công bố thông tin về đợt phát hành, nhưng không thấp hơn mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu.
Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá 50 tỷ đồng. Như vậy, sau khi hoàn tất việc đấu giá, vốn điều lệ của Công ty sẽ tăng lên mức 350 tỷ đồng.
Trong khi đó, trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu BCE hiện đang giao dịch quanh vùng giá 8.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 20% so với mức giá chào bán tối thiểu mà Hội đồng quản trị Công ty đã thông qua.
Video đang HOT
Kể từ đầu năm đến nay, thị giá cổ phiếu BCE đã tăng hơn 15%, nhưng vẫn còn cách xa mệnh giá.
Theo BCE, tổng số vốn huy động được trong đợt phát hành lần này sẽ được sử dụng cho hoạt động sản xuất – kinh doanh để thực hiện các hợp đồng hợp tác đầu tư – kinh doanh đã được ký kết.
Cụ thể, Công ty sẽ dùng 30 tỷ đồng để thanh toán tiền thi công xây dựng thực hiện hợp đồng từ năm 2017 với Công ty cổ phần Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật Becamex – Bình Phước về đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà ở thương mại – công nhân tại Khu tái định cư – dân xư Ấp 4, xã Minh Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Số tiền 20 tỷ đồng còn lại, Công ty dành để thanh toán tiền thi công thực hiện hợp đồng với Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp trong dự án xây dựng và chuyển nhượng quyền sử dụng đất 1 phần Khu dân cư 5F, Ấp 5, xã Lai Uyên, huyện Bàu Bảng, tỉnh Bình Dương. Hợp đồng trên cũng được ký kết năm 2017.
BCE có gì để gọi vốn?
Trong vài năm trở lại đây, kết quả kinh doanh của BCE khá trồi sụt. Năm 2019, BCE đạt 631 tỷ đồng doanh thu, tăng 84,6% so với năm 2018 và vượt 39,3% kế hoạch. Tuy doanh thu tăng vọt song lợi nhuận chỉ tương đương năm 2018. Lợi nhuận sau thuế đạt 37 tỷ đồng, vượt 2% kế hoạch.
Bước sang năm 2020, BCE lên kế hoạch doanh thu 348 tỷ đồng, giảm 45% so với năm 2019; lợi nhuận sau thuế 34,5 tỷ đồng. Công ty dự định chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% trong năm 2020.
Tuy nhiên, kết thúc quý I/2020, BCE chỉ đạt lợi nhuận sau thuế đạt 917 triệu đồng trên doanh thu 35,2 tỷ đồng. Hiện Công ty chưa công bố kết quả quý II, nhưng rõ ràng hiệu quả 3 tháng đầu năm không đáng kể so với kế hoạch năm đã đề ra.
BCE hoạt động chính trong lĩnh vực thi công xây dựng và đầu tư bất động sản. Trong khi đó, thị trường bất động sản đang trong giai đoạn điều chỉnh mạnh, các doanh nghiệp hầu như gặp thách thức thiếu hụt nguồn cung quỹ đất hoặc các dự án có khả năng mang lại hiệu quả trong tương lai.
Trong mảng xây dựng, chi phí nguyên vật liệu được dự báo sẽ tiếp tục tăng, nhất là cát xây dựng khi lượng khai thác không tăng mà nhu cầu thị trường lại rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của BCE.
Trong thách thức của ngành, của doanh nghiệp, BCE lên kế hoạch gọi vốn từ công chúng được một số nhà đầu tư đánh giá như việc đi ngược dòng thác.
Nhà đầu tư dễ dàng mua BCE với giá 8.000 đồng/cổ phiếu trên sàn, vậy ai sẽ sẵn sàng tham gia đấu giá cổ phiếu mới của Công ty với giá 10.000 đồng/cổ phiếu tới đây?
Với lượng chào bán 16,67% vốn điều lệ, phương án tăng vốn sẽ khả thi với BCE nếu Công ty đang nằm trong tầm ngắm mua thâu tóm của một số nhà đầu tư đã sở hữu lượng lớn cổ phiếu của doanh nghiệp này.
Với nhà đầu tư đại chúng, nếu BCE không thể hiện rõ sức mạnh nội lực và khả năng vượt khó vươn lên trong môi trường kinh doanh hiện nay, thì cơ hội thu hút đại chúng tham gia đợt đấu giá tới là quá nhỏ.
Đấu giá cổ phần tại HOSE thu về hơn 228.463 tỷ đồng cho DN
Trong 15 năm qua, Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) đã tổ chức trên 550 phiên đấu giá, với trên 6.838 triệu cổ phần và trên 140 triệu quyền mua cổ phần được chào bán, qua đó thu về hơn 228.463 tỷ đồng cho các DN. Đặc biệt, nhiều thương vụ bán đấu giá lớn giúp Nhà nước thoái vốn tại DN hàng nghìn tỷ đồng.
Đấu giá cổ phần tại HOSE thu về hơn 228.463 tỷ đồng cho DN
Để triển khai quy định của Chính phủ, HoSE (tiền thân là Trung tâm Giao dịch chứng khoán TPHCM) đã tổ chức phiên bán đấu giá đầu tiên cho Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vào ngày 17/2/2005 với tổng số lượng bán đấu giá thành công 1.827.000 cổ phần, giá trị bán được đạt 572 tỷ đồng.
Cuộc bán đấu giá Vinamilk đánh dấu bước khởi đầu cho việc phát triển hoạt động đấu giá cổ phần tại HoSE, thu hút nhiều DN và nhiều nhà đầu tư lớn tham gia. Cũng từ đây, các DN cổ phần hóa trở thành động lực phát triển của thị trường cổ phiếu niêm yết ở Việt Nam.
Trong 15 năm qua, kể từ phiên bán đấu giá cổ phần đầu tiên cho Vinamilk, HoSE đã tổ chức trên 550 phiên đấu giá, với trên 6.838 triệu cổ phần và trên 140 triệu quyền mua cổ phần được chào bán, trong đó bán được hơn 4.207 triệu cổ phần và hơn 122 triệu quyền mua cổ phần, qua đó thu về hơn 228.463 tỷ đồng cho các DN.
Đặc biệt, những năm gần đây, khi cơ chế, chính sách về thoái vốn, cổ phần hóa đã được xây dựng tương đối đầy đủ và nhận được sự đồng thuận trong từng DN, đã có những thương vụ bán đấu giá lớn giúp Nhà nước thoái vốn hàng nghìn tỷ đồng như thương vụ Vinamilk trị giá hơn 20.276 tỷ đồng, trong đó nhà đầu tư nước ngoài mua gần 9.000 tỷ đồng và thương vụ Sabeco trị giá hơn 110.000 tỷ đồng.
Năm 2018 đã đánh dấu sự bùng nổ các thương vụ IPO lớn với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Nổi bật là IPO của Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn trị giá 5.566 tỷ đồng, trong đó nhà đầu tư nước ngoài mua hơn 3.277 tỷ đồng; IPO của Tổng công ty Dầu Việt Nam trị giá 4.177 tỷ đồng, trong đó nhà đầu tư nước ngoài mua hơn 1.357 tỷ đồng. Thương vụ IPO của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam trong năm này thu về hơn 1.311 tỷ đồng, hay Tổng công ty Lương thực miền Nam thu về hơn 1.160 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, IPO DN Nhà nước gắn với việc đưa cổ phiếu vào giao dịch trên thị trường chứng khoán không chỉ giúp chuyển đổi các DN sang mô hình hoạt động có tính tự chủ, linh hoạt, hướng tới hiệu quả, mà còn giúp nâng cao tính minh bạch trong hoạt động và quản trị, cũng như năng lực cạnh tranh của DN.
Tính đến hết năm 2019, trong số 379 DN niêm yết tại HoSE có 160 DN là công ty Nhà nước cổ phần hóa (chiếm 42%). Trong đó rất nhiều DN luôn được nhắc đến như lá cờ đầu trong việc áp dụng mô hình quản trị công ty hiệu quả, hiện đại hướng đến phát triển bền vững trong thời đại kinh tế mới như Vinamilk, Công ty cổ phần Dược Hậu Giang, Tập đoàn Bảo Việt, Vietcombank...
Từ đầu năm 2020 đến nay bối cảnh kinh tế chính trị trong và ngoài nước diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và các yếu tố khác đã tác động không thuận lợi đến thị trường chứng khoán nói chung và hoạt đấu giá tại HoSE nói riêng. Trong thời gian tới, khi Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và Nghị định số 32/2018/NĐ được ban hành sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước, cùng với việc phương thức Dựng sổ (book-building) chính thức đi vào thực tế... được kỳ vọng sẽ tạo ra những động lực mới cho hoạt động đấu giá tại HoSE.
Các quỹ ngoại vừa "trao tay" 2,3 triệu cổ phiếu FPT Tính từ đầu tháng 7, Macquarie Bank Limited đã nhận về tổng cộng 4,6 triệu cổ phiếu FPT từ các quỹ ngoại khác. Ảnh minh họa. Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa thông báo đã thực hiện chuyển quyền sở hữu 2,3 triệu cổ phiếu CTCP FPT (mã FPT) giữa các quỹ ngoại trong phiên giao dịch ngày 14/7....