Của hồi môn – Của… ‘hồi hộp’
Người nhà quê mình cưới vợ, gả chồng cho con; khi cho tài sản, đa số ngầm ý cho chung hai vợ chồng, mong chúng nó ăn nên làm ra, hạnh phúc; chỉ là chữ ngờ cũng hay đến bất tử…
Như thường lệ, cứ sáng sớm, chú Năm Tứ và chú Tư Luật lại ngồi uống trà, nói chuyện phiếm. Sáng nay, vừa bước vô sân nhà Tư Luật, Năm Tứ phát pháo:
- Anh Tư, đám cưới con Hằng anh chuẩn bị tới đâu rồi?
- Xong hết rồi. Đứa cuối rồi, nên tui đặt tiệc cho gọn.
Kéo ghế ngồi, hớp ngụm trà, Tư Luật nhìn Năm Tứ đầy bí hiểm, hỏi:
- Nghe thiên hạ đồn, anh gả đứa con gái nào cũng cho của hồi môn đậm. Nhỏ Út có vậy không? Mà nói vụ này, anh đừng “chửi”. Nghe nhiều người bảo, anh sui mới của anh tính thực dụng, mở miệng là tiền. Anh nên đề phòng.
Ảnh minh họa
Năm Tứ ngập ngừng:
- Nói thật, gả con Hằng về chỗ này tui không an tâm, mà chúng nó lỡ thương nhau rồi, mình làm cha làm mẹ, biết sao được. Còn của hồi môn thì đứa nào tui cũng cho như nhau. Anh có cao kiến gì không anh Tư? À, tui quên mất, anh là Tư Luật – “thầy cãi” xóm mình mà.
Tư Luật nghe khoái chí, nhưng vờ bình tĩnh, đáp:
- Thỉnh thoảng tui hay lên mạng đọc luật, chủ yếu là những quy định gần gũi với cuộc sống. Ngày cưới không tính, mà từ ngày đăng ký kết hôn mới tính nha. Luật bây giờ không có khái niệm của “hồi môn”, được xem là tài sản riêng của người vợ đâu.
Video đang HOT
Năm Tứ trầm ngâm rồi giật nảy, hỏi:
- Ý anh Tư là tui phải cho của trước khi con đăng ký kết hôn à?
- Ừ, nếu anh có chút nào lo âu về món của hồi môn ấy – Tư Luật hớp tiếp ngụm trà, trả lời.
- Việc này, nếu tụi nhỏ đám cưới rồi ra đăng ký kết hôn là êm và tui sẽ cắt mảnh đất cho con gái trước khi nó chính thức lấy chồng. Tại đám cưới tui tuyên bố cho của hồi môn riêng con gái. Như vậy, mới chắc của nó – Năm Tứ vừa nói vừa gật gù.
- Thật ra, người nhà quê mình cưới vợ, gả chồng cho con; khi cho tài sản, đa số ngầm ý cho chung hai vợ chồng, mong chúng nó ăn nên làm ra, hạnh phúc; chỉ là chữ ngờ cũng hay đến bất tử – Tư Luật vỗ vai Năm Tứ triết lý.
Năm Tứ tiếp lời:
- Cưới vợ, gả chồng cho con mà phòng thủ tài sản thì không hay chút nào. Khi xuôi chèo mát mái thì “của anh của em, của chúng ta”, còn lúc mâu thuẫn thì con dao, cái muỗng cũng tính toán, chia chác và việc chứng minh tài sản chung, riêng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nhà, đất, xe cộ thì có đăng ký chủ sở hữu, còn tiền vàng thì chỉ trao tay. Mà anh Tư nè, hôm rồi xem ti vi, tui thấy có vị luật sư bảo: vợ chồng được thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, tui thấy nó sao sao ấy.
Tư Luật phì cười:
- Có quy định này trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, tui nhớ không lầm là điều 38. Nhưng không lẽ mới cưới vài tháng, vợ chồng ra công chứng để chia tài sản riêng. Dù có thuận, chắc đôi trẻ cũng xét nét, nghĩ xấu về nhau. Hay nhất là chính chúng ta và con cái cần rõ ràng, minh bạch khi bước vào hôn nhân.
Năm Tứ cười hiền:
- Tui cũng nghĩ vậy. Cảm ơn anh có lời nhắc. Đề tài này nhạy cảm mà nếu vô ý bỏ qua, rủi tới lúc bị… cảm, ai đâu đỡ được nè.
Theo emdep.vn
Vợ cũ đòi nuôi con chỉ vì ghen tuông, tôi có bị mất quyền?
Tôi và vợ cũ kết hôn năm 2010, năm 2015 chúng tôi đã ly hôn. Sau khi tôi có vợ mới, vợ cũ có vẻ khó chịu và muốn giành quyền nuôi con với đủ lý do. Tôi phải làm sao để được tiếp tục nuôi con?
Trong quá trình chung sống với vợ cũ, chúng tôi có một đứa con trai năm nay 3 tuổi. Vào thời điểm ly hôn do vợ tôi có tình cảnh khó khăn nên tôi đã yêu cầu được quyền nuôi con. Hiện tại tôi đã có vợ mới và vợ mới tôi chuẩn bị đẻ con. Vợ cũ thấy vậy nên khó chịu, cô ấy yêu cầu thay đổi quyền nuôi con, muốn trực tiếp chăm sóc con nhưng tôi không đồng ý. Bây giờ cô ấy nói nếu tôi không chịu giao lại con sẽ viết đơn kiện. Tôi đang lo lắng liệu tôi có bị mất quyền nuôi con không và tôi phải làm gì để được tiếp tục trực tiếp nuôi con. Nhờ luật sư giải đáp giúp tôi.
Huy Nguyễn (TP. HCM)
Chào bạn,
Trước hết chúng tôi xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về trường hợp của mình đang gặp phải để chúng tôi được giải đáp và hỗ trợ bạn. Tôi xin đưa ra lời tư vấn để giúp bạn tháo gỡ thắc mắc đối với vấn đề này nhằm đảm bảo tốt nhất cho quyền và lợi ích của bạn như sau:
Hình minh họa
Vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình với các nội dung sau:
"1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con."
Ngoài ra, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi trở lên. Nhưng con bạn mới 3 tuổi nên không xét đến nguyện vọng.
Trong trrường hợp này, tòa án sẽ giải quyết yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con khi có một trong hai căn cứ vừa nêu trên. Bên cạnh đó, vợ cũ bạn cầu phải đưa ra được các chứng cứ chứng minh có tồn tại một trong hai căn cứ được nêu tại khoản 2 điều 84 Luật HN và GĐ thì tòa án mới xem xét để giải quyết.
Hình minh họa
Về phía bạn, để tiếp tục được quyền nuôi con bạn cần đảm bảo các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, giữa bạn và vợ cũ không hề có thỏa thuận nào về việc sẽ thay đổi người trực tiếp nuôi con, mà đây chỉ là ý muốn riêng của vợ cũ bạn mà không hề có căn cứ để chứng minh về việc bạn không còn đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con.
Thứ hai, đến thời điểm hiện tại bạn hoàn toàn vẫn có đủ điều kiện vật chất, tinh thần để có thể đảm bảo trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục con, mà không cần phải thay đổi.
Hơn nữa, bạn cũng phải đảm bảo mình không thuộc trường hợp hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên theo Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014 đó là: "Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; Phá tán tài sản của con; Có lối sống đồi trụy; Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội".
Trên đây là những ý kiến pháp lý có liên quan đến trường hợp của bạn. Khi có vấn đề cần hỗ trợ bạn vui lòng liên hệ trực tiếp để nhận được sự hỗ trợ từ chúng tôi.
Thân chào và cảm ơn bạn!
Theo phunuonline.vn
Hí hửng đi mua của hồi môn trước đám cưới, cô gái trở thành cái gai trong mắt cả nhà chồng sau "một nốt nhạc" Chỉ vì sơ xuất nhỏ này của chồng mà Hạnh bây giờ chẳng khác nào cái gai trong mắt mọi người, nỗi khổ này của cô cũng chẳng biết kêu cùng ai. Sau hai năm yêu nhau tràn đầy mật ngọt, cuối cùng Hạnh và Tiến cũng có thể đi đến cái đích viên mãn của tình yêu là hôn nhân. Vừa rồi...