Cưa bom, hai người đàn ông nhặt phế liệu chết thảm
Sau tiếng nổ vang trời, mọi người chạy đến thì thấy cây cối đổ tan nát, đất đá bị cày xới ngổn ngang, hai người đàn ông nhặt phế liệu bị bom nổ tan xác.
Hiện trường nơi quả bom phát nổ
Vụ nổ kinh hoàng xảy ra vào khoảng 9 giờ sáng 13/8, tại khu rừng Đá Chát (thuộc thôn Tân Hội, xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) khiến 2 người đàn ông nhặt phế liệu tử vong.
Thượng tá Nguyễn Quang Tuyên, Phó trưởng Công an huyện Sơn Hòa (Phú Yên) cho biết, vụ nổ bom kinh hoàng đã cướp đi sinh mạng 2 người đàn ông là Võ Thắng (41 tuổi, trú ở khu phố Tịnh Sơn, thị trấn Củng Sơn) và Nguyễn Tấn An (25 tuổi, trú ở thôn Tân Hội, xã Sơn Hội) đều thuộc huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên.
Trước đó, khoảng 9 giờ sáng cùng ngày, 2 anh Thắng và An đào quả bom trên ở khu rừng Đá Chát, sau đó đem ra sau khu nhà ở của cán bộ bảo vệ rừng phòng hộ thuộc thôn Tân Hội (xã Sơn Hội), dùng cưa sắt cưa bom thì đột nhiên bom phát nổ.
Người dân đến chia buồn với gia đình 2 nạn nhân trong vụ nổ kinh hoàng
Video đang HOT
Tại hiện trường, nhiều cây côi cối xung quanh bị ngã đổ, đất đá bị cày xới ngổn ngang, đường dây điện hạ thế cũng bị đứt. Riêng 2 người đàn bị bom nổ tan xác nên lực lượng chức năng và người nhà phải gom các mảnh thi thể về lo hậu sự.
Nhận được tin báo, Công an huyện Sơn Hòa (tỉnh Phú Yên) kịp thời có mặt phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành chức năng khám nghiệm hiện trường, tử thi, bàn giao thi thể các nạn nhân cho gia đình mai táng.
Nhạn Sơn – Doãn Công
Theo Dantri
Người nông dân gặp khó vì... trạm cân xe
Nông dân các tỉnh Bình Định, Phú Yên đang bước vào cao điểm cuối vụ thu hoạch mía đường. Các nhà máy đường trong khu vực Duyên hải Nam Trung bộ đang đẩy nhanh tiến độ ép đường; nhưng quy định về cân tải trọng đang khiến người nông dân gặp khó.
Đang vụ sản xuất mà xe chở mía về nhà máy rất thưa thớt
Theo kế hoạch, đến cuối tháng 4, niên vụ ép đường của Cty CP Đường Bình Định mới kết thúc. Tuy nhiên, những ngày qua, lượng xe chở mía về công ty ít hẳn, thậm chí có nhiều xe tải thùng rỗng đậu trước nhà máy.
Theo một số tài xế xe tải chuyên chở mía cho nhà máy cho biết, nếu chở đúng tải thì cánh nhà xe không có ăn bởi tiền cước không đủ chi phí, còn nếu tăng cước thì nông dân la làng. Nếu chở quá tải thì phải đi "chui", phải đi đường vòng, hao tốn nhiên liệu gấp 2-3 lần so với trước đây. Vì vậy, nhiều nhà xe ngừng chạy để nghe ngóng, thuận lợi mới dám chạy để khỏi lỗ vốn. "Xe tui chỉ chở những vùng mía gần nhà máy. Từ hôm nghe về quy định xử phạt xe chở vượt tải trọng nên tui đâu dám chạy, cứ phải canh me thật kỹ rồi mới dám chạy. Trước đây, chỉ chạy khoảng 3-4 tiếng đồng hồ là chở xong 1 chuyến mía về nhà máy, bây giờ phải mất đến 7-8 tiếng, thậm chí cả ngày mới chở được 1 chuyến", một lái xe chở mía nói.
Đó là nói chuyện chở "chui" trót lọt, nếu xe bị "tuýt còi" thì số tiền phạt quá tải nông dân phải gánh. "Giá cước chở mía hiện nay từ 50.000đ đến 130.000đ/tấn mía tươi, tùy khoảng cách gần hay xa. Nhưng với quy định về tải trọng hiện nay, nếu chở đúng tải thì cánh nhà xe bọn tôi chạy không đủ chi phí xăng dầu, hao mòn xe. Còn nếu chở quá tải mà bị bắt thì nông dân phải chịu tiền phạt nhưng chúng tôi cũng gặp rắc rối nên giờ cũng nhác chở lắm", một tài xế xe tải chuyên chở mía cho biết.
Hàng trăm xe chở các loại hàng hóa, trong đó có cây mía phải né trạm cân An Mỹ (huyện Tuy An, Phú Yên)
Anh Đức, một người đang trồng 5 ha mía ở thị xã An Nhơn, bày tỏ: "Đầu tư cho 1 sào mía đến khi thu hoạch mất hết 3 triệu đồng, nếu gia đình nào không có đất phải đi thuê đất phải tốn thêm từ 500-600 ngàn đồng/sào nữa. Cây mía đến vụ thu hoach là chặt đồng loạt mà không chở về nhà máy kịp thì chỉ vài ba ngày sau mía sẽ bị khô. Khi chở được đến nhà máy thì mía sẽ bị giảm chữ đường, đồng nghĩa bị giảm giá. Người trồng mía vốn chịu thiệt thòi nay lại thêm cái khổ vận tải thì không biết phải xoay xở thế nào".
Tình trạng trên cũng đang tiếp diễn ở tỉnh Phú Yên. Dù đang cao điểm vụ thu hoạch mía, tuy nhiên các nhà máy lại "đói" nguyên liệu, bởi cả nông dân và cánh xe tải đều đang rất sợ trạm cân. Nguyên nhân chính là những ngày qua, việc cân xe tải tại xã An Mỹ thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) không chỉ ảnh hưởng đến các mặt hàng nông sản khác mà còn ảnh hưởng đến việc thu hoạch mía của nông dân. Điều này cũng ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà máy đường trên địa bàn tỉnh này.
Nhiều xe tải rỗng thùng nằm dày trước Nhà máy đường Bình Định chờ nghe ngóng tình hình
Qua tìm hiểu, mía từ các vùng nguyên liệu huyện Tuy An, thị xã Sông Cầu về Nhà máy đường KCP Sơn Hòa (huyện Sơn Hòa, Phú Yên) đều phải qua trạm cân An Mỹ. Trong khi chở đúng tải thì giá cước tăng cao, một số lái xe tải chở mía phải đi "chui" qua trạm vào lúc đêm khuya hoặc đi đường vòng lên hướng miền núi để băng qua Sơn Hòa. Điêu nay đa lam tăng cươc vân tai, dân đên ca ngươi trông mia va kinh doanh xe tai bi lô.
Không chỉ người nông dân khốn đốn, một khi mía bị tắc đường vận chuyển, các nhà máy cũng đối diện với tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất gây tổn thất cho nhà máy; đồng nghĩa với hàng trăm công nhân phải nghỉ việc chờ. Ngoài ra, khi hạ tải, cước vận tải đồng loạt tăng giá nên các doanh nghiệp cung cấp vật liệu, hóa chất, bao bì,... cho nhà máy đường cũng đang rục rịch tăng giá.
Sáng 14/4, Sở GTVT TP Cần Thơ đưa vào hoạt động Trạm kiểm tra tải trọng lưu động trên QL1A, dưới chân cầu Cần Thơ, ngay cửa ngõ vào TP Cần Thơ
Một xe tải chuẩn bị lên bàn cân Trạm hoạt động 24/24 giờ, được chia làm 3 ca. Các lực lượng tham gia gồm Thanh tra giao thông phối hợp với CSGT, kiểm soát quân sự phối hợp hoạt động. Trao đổi với phóng viên, ông Lư Thành Đồng- Giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ - cho biết: "Trước mắt, trạm lưu động này sẽ kiểm tra tải trọng ô tô, xe đầu kéo lưu thông từ hướng Vĩnh Long vào cửa ngõ TP Cần Thơ. Sau đó, Trạm sẽ kiểm tra phương tiện theo hướng ngược lại, đồng thời bố trí lực lượng phân luồng, hướng dẫn để tránh tình trạng ùn tắc xảy ra". "Trạm cân đặt ngay cửa ngõ vào Cần Thơ trên tuyến quốc lộ 1A, nó là con đường duy nhất bắt buộc các xe từ Vĩnh Long qua Cần Thơ đều phải đi qua đây, ngược lại các xe từ Cà Mau tới Cần Thơ muốn qua phía Vĩnh Long cũng phải đi qua, nếu quay đầu đi hướng khác sẽ phải đi đường vòng tốn rất nhiều chi phí và thời gian", ông Đồng nói thêm. Được biết, sau 3 giờ hoạt động, tức đến 11 giờ cùng ngày, lực lượng đã tiến hành kiểm tra 20 lượt phương tiện, phát hiện 2 trường hợp vị phạm chở quá tải trọng, bị lập biên bản, xử lý theo quy định. Phạm Tâm
Doãn Công
Theo Dantri
Sập hầm vàng, một người tử vong Do các hầm vàng khai thác trái phép, dụng cụ chống đỡ thô sơ, khi đào sâu lòng núi thì đất đá bất ngờ sập xuống làm một phu vàng tử vong. Nạn nhân được xác định là anh Trần Ngọc Luân (39 tuổi, trú tại thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên). Trước đó, khoảng 13 giờ ngày 28/12,...