Cua biển miền Tây tăng giá mạnh trước rằm Trung thu
Cua gạch và cua thịt loại một (2-4 con/kg) có giá 380.000-400.000 đồng/kg, cua thịt loại hai (3-4 con/kg) có giá từ 270.000-300.000 đồng/kg, tăng bình quân từ 20.000-40.000 đồng. Giá này đang giúp người nông dân có thu nhập khá nên ai cũng phấn khởi.
Nông dân nuôi cua biển ở các vùng ven biển thuộc các huyện Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải, thị xã Duyên Hải và Trà Cú của tỉnh Trà Vinh, rất phấn khởi vì hiện giá cua thương phẩm trong 7 ngày qua liên tục tăng cao.
Giá cua thương phẩm các loại như hiện tại so với thời điểm trước đó tăng bình quân từ 20.000-40.000 đồng/kg.
Cụ thể, cua gạch và cua thịt loại một (2-4 con/kg) được thương lái thu mua với giá 380.000-400.000 đồng/kg, cua thịt loại hai (3-4 con/kg) có giá từ 270.000-300.000 đồng/kg, cua cái so có giá từ 250.000-260.000 đồng/kg.
Anh Nguyễn Văn Hậu, một chủ vựa cua ở chợ tỉnh Trà Vinh, cho biết thị trường giá cua biển thương phẩm trong một năm thường tăng cao vào các dịp Tết Nguyên đán, dịp lễ 30/4, Trung thu và lễ Quốc khánh 2/9.
Theo anh Hậu, năm nay là năm cua biển thương phẩm có giá ổn định với mức cao hơn hơn năm trước. Từ dịp lễ 30/4, giá cua biển các loại đã tăng và ổn định đến đầu tháng Tám, với mức giá như cua gạch và cua thịt loại một có giá từ 300.000-350.000 đồng/kg, cua thịt loại hai có giá từ 230.000-250.000 đồng/kg, cua cái so có giá từ 175.000-200.000 đồng/kg.
Việc cua biển thương phẩm tăng cao vào giữa tháng Tám này có phần nguyên nhân do ảnh hưởng của cơn bão số 3, sản lượng khai thác các loại hải sản từ biển như ghẹ, tôm, mực,… hạn chế, nên cua biển được thị trường tiêu thụ mạnh.
Video đang HOT
Nuôi cua biển không đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, thức ăn cho cua chủ yếu là thức ăn từ nguồn cá tạp, hến, còng…, nên nuôi cua biển cho nguồn lợi nhuận rất ổn định.
Nhiều năm nay, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh luôn khuyến cáo nông dân ở các vùng ven biển chọn con cua biển làm đối tượng nuôi để thay thế một vụ nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng trong năm, nhằm hạn chế rủi ro do ảnh hưởng về thời tiết và tác động môi trường trong thời gian chuyển giao giữa mùa nắng và mùa mưa.
Cụ thể như năm nay, lịch thả tôm giống trên địa bàn tỉnh được ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo thả tôm giống rãi vụ và thời điểm thích hợp nhất từ tháng Tám đến tháng Chín.
Cua biển rất dễ nuôi, sinh trưởng tốt kể cả trong điều kiện bị tác động xấu về thời tiết môi trường như độ mặn tăng cao đột ngột, sự thay đổi nhiệt độ giữa ngày và đêm. Nuôi cua biển không đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, thức ăn cho cua chủ yếu là thức ăn từ nguồn cá tạp, hến, còng…, nên nuôi cua biển cho nguồn lợi nhuận rất ổn định.
Ông Nguyễn Văn Cần, ở ấp Hai Thủ, xã Long Hòa, huyện Châu Thành cho biết, năm năm nay, gia đình ông đều nuôi một vụ cua biển và một vụ tôm sú trong diện tích 0,3ha ao nuôi.
Sau bốn tháng nuôi, sản lượng cua biển đạt hơn 300kg. Với giá cua biển bán xô 200.000 đồng/kg, ông thu lợi nhuận gần 30 triệu đồng. Còn với giá cua như hiện tại, mức lợi nhuận lên đến gần 40 triệu đồng.
Năm nay, theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, diện tích nuôi cua biển trong tỉnh hơn 8.500ha, tăng hơn so cùng kỳ năm trước khoảng 500ha; trong này có hơn 30% diện tích nuôi thâm canh, năng suất đạt từ 0,8-1,2 tấn/ha.
Ước tính từ đầu năm đến nay sản lượng cua biển đã thu hoạch trên 9.000 tấn.
Theo Phúc Sơn (TTXVN/Vietnam )
Khánh Hòa: Nuôi loài bò dưới đầm mập mạp, bán hơn 90 ngàn/con
Sau khi thất bại với nghề nuôi tôm thẻ chân trắng, gia đình ông Nguyễn Đắc Anh (thôn Nước Ngọt, xã Cam Lập, TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) đã chuyển sang nuôi cua thịt thương phẩm kết hợp nuôi cá đối mục và cho hiệu quả kinh tế cao bất ngờ.
Đang chăm sóc những con cua biển dưới đầm, ông Nguyễn Đắc Anh (60 tuổi, thôn Nước Ngọt, xã Cam Lập, TP. Cam Ranh) phấn khởi cho biết: "Vụ này, gia đình tôi thả 2.000 con cua, sau khi chăm sóc còn lại khoảng 1.600 con và gia đình tôi hiện đang xuất bán cho khách hàng với giá dao động từ 280.000 - 380.000 đồng/kg (tùy loại). Riêng sáng hôm nay (16/8) tôi chỉ bán vài con đã cho thu nhập trên 600.000 đồng...".
Cua nhà ông Anh nuôi trong đầm đạt trọng lượng đạt từ 3 - 4 con/kg, trung bình giá trên 90.000 đồng/con. Nhẩm tính vụ này gia đình ông thu khoảng 4 tạ cua biển và doanh thu mang lại trên 110 triệu đồng".
Sau thời gian nuôi từ 4- 4,5 tháng, cua trong đầm nhà ông Anh đạt trọng lượng từ 3- 4 con/kg
Theo ông Anh, nếu mọi năm giá cua biển thương phẩm bán ra chỉ từ 95.000 - 180.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay nhu cầu tiêu thụ mạnh, lượng cua khan hiếm trên thị trường nên giá bán ra có phần cao hơn.
Ông Anh chia sẻ: "Với diện tích 3 sào, trước đây gia đình tôi đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng, do làm ăn không có hiệu quả, nên gia đình quyết định chuyển sang nuôi cua biển kết hợp với nuôi cá đối mục. Riêng trong năm 2018, với số lượng thả nuôi 2.000 con cua, gia đình tôi chỉ thu được khoảng 3 tạ cua. Năm nay, do chăm sóc bài bản, cộng với thời tiết thuận lợi nên năng suất vượt trội".
Vụ này ông Nguyễn Đắc Anh phấn khởi, bởi giá cua tăng cao dao động từ 280.000 - 380.000 đồng/kg
Chỉ tay vào đầm nuôi cau của mình ông Anh nói, ngoài cua biển, trong đầm còn 2.000 con cá đối mục đang ở giai đoạn phát triển tốt. Nếu thời tiết và thị trường thuận lợi thì vài tháng nữa xuất bán với giá bình quân 100.000 đồng/kg, cho thu nhập khoảng trên 100 triệu đồng.
Việc nuôi cua biển, kết hợp với cá đối mục đang mang lại hiệu quả bất ngờ và có nhiều ưu điểm. Đặc biệt, cho cua biển chung ao với cá đối mục góp phần giảm chi phí trong quá trình chăm sóc, tiết kiệm được thời gian, ít rủi ro và giảm thiểu ô nhiễm môi trường - ông Nguyễn Đắc Anh cho biết thêm.
Cua biển đang được các chủ vựa, nhà hàng ở tỉnh Khánh Hòa tiêu thụ mạnh, giá bán cua biển đang ở mức khá cao khiến người nuôi cua như ông Anh phấn khởi.
Ông Nguyễn Văn ẤT - Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Lập cho biết, trước đây bà con nông dân chủ yếu nuôi tôm. Tuy nhiên, do sau khi xuất bán xong không có lãi, giá cả vật tư tăng cao nên nhiều hộ chuyển sang nuôi cua biển theo hình thức xen canh, tức nuôi cua biển xen canh với cá đối mục. Phong trào nuôi cua biển đã phát triển khoảng 3 năm trở lại đây và hiện nay địa phương có trên 10 hộ áp dụng nuôi xen canh với các đối tượng khác như nuôi cua biển xen canh cá đối mục.
Ông Nguyễn Văn Ất nhận xét, mô hình nuôi cua kết hợp xen canh các loại thủy sản khác mở ra nhiều triển vọng, giúp nâng cao thu nhập cho người dân vùng ven biển. Hàng năm, Hội Nông dân xã luôn tạo điều kiện cho hội viên vay các nguồn vốn để đầu tư phát triển mô hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản và đồng thời phối hợp với các ngành chức năng tập huấn kỹ thuật giúp người dân nâng cao kiến thức, kỹ thuật nuôi cua biển, kinh nghiệm nuôi cua biển...
Theo Danviet
"Vị ngọt" nông thôn mới lan tỏa đất Vị Thanh "Những kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới (NTM) của TP.Vị Thanh hơn 8 năm qua thể hiện được sự quyết tâm cao của ngành chức năng, sự đóng góp của người dân và doanh nghiệp. Riêng các xã của thành phố cũng phải không ngừng đề ra các giải pháp để nâng chất các tiêu chí NTM nhằm hướng...