Cú vấp ngã đầu đời của nữ sinh lớp 7 sa chân vào ma túy
Cơ sở cai nghiện ma tuý số 2 ( Hà Nội) đang điều trị cho 5 em từ 12 đến dưới 18 tuổi, trong đó có 2 nữ sinh lớp 7 nghiện ma tuý cả năm nay do bị bạn bè rủ rê.
Một chiều đầu hè tháng 4, D. và C. (cùng sinh năm 2009) ngồi cạnh nhau tâm sự bên hàng ghế đá, trong khuôn viên ngập cây xanh. Do bằng tuổi nhau nên vừa quen được vài ngày, cả hai nhanh chóng trở nên thân thiết.
D. quê ở một huyện ngoại thành Hà Nội, còn D. ở tận Thanh Hoá. Lẽ ra giờ này các em đang cắp sách tới trường, ôn tập để chuẩn bị kết thúc năm học nhưng do sai lầm của tuổi mới lớn, 2 nữ sinh được gia đình đưa vào Cơ sở cai nghiện ma tuý số 2, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội.
Vào trung tâm được 21 ngày nên D. cũng dần quen với môi trường mới. Khi nhắc đến lý do phải vào đây, nữ sinh cúi mặt, ánh mắt nhìn xa xăm để lảng tránh. D. kể, bố mẹ em ly hôn, mẹ đi làm xa, cô bé và chị sống cùng bà ngoại. Suốt nhiều năm liền, D. luôn đạt học sinh giỏi, là niềm tự hào của cả gia đình.
Cuối năm lớp 6, D. bị một nhóm bạn hơn tuổi rủ rê, vì tò mò nên cô bé sa chân vào ma tuý từ đó. “Các bạn rủ em chơi, em thấy vui quá nên thử. Cảm giác thử ma tuý lúc đầu rất vui và sướng“, D. nhớ lại.
Hai nữ sinh lớp 7 cai nghiện tại Cơ sở cai nghiện ma tuý số 2
Khi được hỏi lấy tiền đâu để dùng ma tuý, D. hồn nhiên cho biết dùng tiền ăn sáng, nếu không đủ thì các bạn “bao” vì hầu như họ đều thuộc con nhà khá giả. “Những lúc lên cơn thèm thuốc em bỏ nhà đi, tầm 2 ngày lại về”, D. cho hay.
Suốt 1 năm chìm đắm trong làn khói trắng, D. học hành sa sút, luôn lo sợ sẽ bị mẹ phát hiện. Nhưng bí mật chẳng thể giấu được mãi, tháng trước, mẹ cô bé choáng váng khi biết con gái mới lớp 7 của mình nghiện ma tuý. Người mẹ không giữ được bình tĩnh, lớn tiếng mắng chửi nhưng chị không trút đòn roi xuống con gái bởi chị hiểu rằng, để con bước vào con đường tệ nạn cũng do chị bận làm ăn, bé D. thiếu vòng tay quan tâm của mẹ.
Để cứu tương lai của con gái, người mẹ nuốt nước mắt, động viên đưa con tới Cơ sở cai nghiện ma tuý số 2 (xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Nội) để làm các thủ tục cho D. cai nghiện tự nguyện. May mắn, đến hiện tại, D. đã cắt được cơn, chuẩn bị bước vào giai đoạn học văn hoá ngay tại trung tâm.
“Mẹ mới tới đây thăm em. Nhớ lại những chuyện trước kia em rất hối hận. Em mong sớm được trở về nhà, đi học cùng các bạn, sau này trở thành luật sư”, D. nói.
Video đang HOT
Phòng cắt cơn dành cho các học viên khi mới cai nghiện ma tuý.
Không giống như D., vài ngày trước mẹ và dì lặn lội hơn trăm cây số từ Thanh Hoá ra thăm C. nhưng cô bé kiên quyết không gặp. C. cho biết em vẫn còn ngại ngùng với những chuyện vừa xảy ra.
“Các bạn ở lớp không biết em đi cai nghiện, em rất sợ sau này trở về mọi người sẽ biết bí mật này”, C. lo lắng.
C. có hoàn cảnh giống như D., bố cô bé mất sớm, chỉ còn mẹ. Giữa năm học lớp 6, C. bị một nhóm bạn gia đình khá giả ở lớp rủ hít bóng cười. Mỗi ngày C. được cho 10.000 đồng để ăn sáng, C. gom góp lại, cùng nhóm bạn mua bóng cười mang đến sân bóng để tụ tập sử dụng.
“Sân bóng ở trường rất vắng, bọn em thường mang bóng cười ra đó vào giờ ra chơi để hít. Em không chơi nhiều nên vẫn vào lớp học được, có bạn “phê” quá, bỏ luôn tiết học tiếp theo. Em đưa tiền cho các bạn, không biết các bạn ấy mua bóng cười ở đâu”, C. kể.
Sau đó, C. bị cô giáo phát hiện, thông báo về cho gia đình. C. nghỉ học 1 tuần rồi được mẹ đưa tới Cơ sở cai nghiện ma tuý số 2. Tại đây, C. được xếp ở cùng phòng với D.
Trả lời PV VTC News, bà Bùi Lưu Vân Anh, Phó trưởng phòng Giáo dục – Hòa nhập cộng đồng, Cơ sở cai nghiện ma tuý số 2 cho biết, hiện nay đơn vị tiếp nhận 5 học viên cai nghiện thuộc đối tượng từ 12 đến dưới 18 tuổi, trong đó có cả bắt buộc và tự nguyện.
“Khi mới vào đây, D. và C. cũng như các em khác đều có cảm giác lo lắng, hơi sợ. Từ buổi đầu tiên sau khi tiếp nhận các em, cán bộ đã nói chuyện, động viên, chia sẻ, các em cũng cởi mở hơn. Sau đó, các em học điều trị theo phác đồ cai nghiện. Hiện D. và C. đã ổn định về tâm lý, không còn e dè, sợ sệt”, bà Vân Anh cho hay.
Bà Vân Anh cho biết thêm, thời gian khó khăn nhất là lúc trẻ mới được đưa từ môi trường bên ngoài vào trung tâm. Trẻ đang quen tự do, thoải mái, khi vào trong môi trường tập thể thì bỡ ngỡ, chưa thể hoà nhập được.
“Có em ở nhà chưa biết làm gì, chưa có kĩ năng ứng xử, khi vào đây được các thầy, cô hướng dẫn, dạy dỗ. Thậm chí nhiều bạn còn bé quá, ở nhà được bố mẹ nuông chiều, quần áo, chăn màn còn không biết gấp. Vào đây, các thầy cô sẽ hướng dẫn mấy giờ ngủ dậy, tự vệ sinh cá nhân, gấp chăn màn, gặp người lớn thì chào hỏi, nói chuyện như thế nào, dần dần các bạn cũng tốt lên”, bà Vân Anh chia sẻ.
Nói về nguyên nhân trẻ nghiện ma tuý, bà Vân Anh cho rằng, một số em do hoàn cảnh gia đình, bố mẹ mải làm ăn, không để ý đến con cái hoặc các em đi học mải chơi, a dua theo các bạn xấu dẫn đến tò mò, tìm đến các chất gây nghiện.
Khi vào cơ sở để cai nghiện, tuỳ từng trường hợp sẽ có thời gian cắt được cơn, có học viên 15 ngày, có học viên 20 ngày và tuỳ theo từng mức độ nghiện ma tuý sẽ có phác đồ điều trị khác nhau.
Theo quy định của pháp luật, đối với cai nghiện bắt buộc, thời gian cai nghiện do toà án xét xử. Đối với cai nghiện tự nguyện, gia đình tự đăng ký thời gian, có thể là 6 tháng hoặc 1 năm.
Ông Phạm Đình Giang, Giám đốc Cơ sở cai nghiện ma tuý số 2
Ông Phạm Đình Giang, Giám đốc Cơ sở cai nghiện ma tuý số 2 thông tin, cơ sở đã giúp một số em cai nghiện tự nguyện thành công và về nhà tiếp tục đi học. Một số em được trường và gia đình báo lên cơ sở chưa có hiện tượng tái nghiện.
“Khi trẻ vào đây, cơ sở đều có quy chế, quy trình quản lý, bồi dưỡng văn hóa. Các em được bố trí khu vực riêng, có đầy đủ sách vở học tập. Cơ sở sẽ phân loại các em và phối hợp với trường học trên địa bàn huyện Ba Vì để hỗ trợ theo chương trình học của các em, trường hợp các em không biết chữ sẽ tổ chức các lớp xóa mù chữ”, ông Giang cho hay.
Theo vị Giám đốc, chăm sóc, điều trị người nghiện ma túy là trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi là một nhiệm vụ mới. Trước đây, không có quy định nhưng hiện nay đưa vào Luật và pháp lệnh nên có quy trình về tố tụng rất chặt chẽ.
Trong quá trình thực hiện, cơ sở cũng gặp phải những khó khăn, vướng mắc nhất định như về trình tự, thủ tục liên quan đến pháp lệnh của Quốc hội. Các đơn vị tòa án, viện kiểm sát, công an có hướng dẫn chi tiết để tập huấn, sau đó đơn vị cũng có hướng dẫn cụ thể để đảm bảo quyền lợi, trình tự, giúp các em có điều trị cai nghiện tốt hơn.
Thư viện của những học viên cai nghiện
Ở Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Quảng Ninh, những tủ sách đã đem ánh sáng hy vọng đến với những học viên cai nghiện.
Những giờ đọc sách đã giúp họ vơi bớt đi những tháng ngày dằn vặt với lầm lỗi trong quá khứ của mình.
Học viên Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Quảng Ninh lựa chọn sách tại thư viện của Cơ sở.
Đọc sách là việc rất bình thường nhưng lại là điều rất khó khăn đối với người nghiện ma túy. Người nghiện vốn chỉ dành để suy nghĩ về việc làm thế nào để bớt vã vì thiếu thuốc chứ còn đâu thời gian để đọc sách. Với lại, không ít trong số họ nhiều người có muốn đọc cũng không được vì không biết chữ. Bởi vậy, đi liền với việc xây dựng văn hóa đọc thì Cơ sở cai nghiện ma túy cần phải xóa mù chữ cho học viên. Tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Quảng Ninh có 2 lớp học xóa mù chữ cho học viên. Một lớp vỡ lòng dạy làm quen với bảng chữ cái, dạy đánh vần. Lớp còn lại dành cho học viên đã học qua lớp 1, lớp 2 tiểu học. Tất cả học viên đặc biệt này đều học ngoài giờ lao động trị liệu với một thời gian biểu phù hợp.
Khi học viên đã biết đọc, biết viết rồi thì phải dần điều chỉnh hành vi, thói quen hướng đến việc đọc sách. Để tập cho học viên có thói quen đọc sách thật ra không phải dễ, bởi lẽ họ rất sợ phải ngồi một chỗ và phải tập trung suy nghĩ. Ban đầu học viên sẽ làm quen với những cuốn sách mỏng, với các tập truyện ngắn, tập thơ. Sau đó đến những sách dày hơn, sách dạy kỹ năng, sách khoa học thường thức. Các học viên có trình độ học vấn cao hơn thì đọc sách tùy thích.
Tủ sách phong phú nhiều thể loại tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh.
Đến hôm nay, hầu hết người nghiện vào Cơ sở đều thích đọc sách. Vì vậy, Cơ sở đã xây dựng không gian phòng đọc và thư viện sách một cách khang trang và thoáng mát giúp học viên được thư giãn. Học viên nào muốn mang về phòng ở thì sẽ được cho mượn tối đa trong thời gian 1 tuần phải trả để mượn cuốn khác.
Hiện Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Quảng Ninh có 2 tủ sách với hàng trăm đầu sách các loại, rất đa dạng và đầy đủ về các lĩnh vực: Pháp luật, lịch sử, kinh tế, khoa học, văn hóa, văn chương, giáo dục, tâm lý, các loại sách về giá trị sống, hạt giống tâm hồn và các loại sách truyện mang tính giải trí khác... Đặc biệt, có một số văn nghệ sĩ Quảng Ninh đã có lòng hảo tâm tặng sách làm phong phú thêm cho tủ sách độc đáo này.
Học viên đọc sách tại thư viện Cơ sở cai nghiện ma túy sau giờ lao động.
Nguồn tri thức mà sách mang lại giúp các học viên ở đây nhận ra được giá trị của bản thân mình, khơi dậy khát vọng sống, tạo niềm tin, động lực để vươn lên từ bỏ ma túy, làm lại cuộc đời. Anh Bùi Văn Tuấn, học viên Ban số 1, Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh, cho biết: "Tôi rất ham mê đọc sách. Những cuốn sách ở đây mà tôi đã đọc rất hữu ích với tôi. Sách giúp tôi giải trí quên đi những ưu phiền và cung cấp những tri thức hữu ích cho tôi sau này tái hòa nhập cộng đồng xã hội".
Việc duy trì hoạt động của thư viện cho học viên cai nghiện ma túy là một trong những hoạt động thiết thực nhằm cải thiện đời sống tinh thần, tạo điều kiện cho học viên có điều kiện cập nhật kiến thức. Bên cạnh việc điều trị, quản lý học viên, công tác dạy nghề, giáo dục lao động trị liệu thì văn hóa đọc sẽ định hướng tư tưởng, tình cảm, giáo dục ý thức pháp luật cho học viên trở thành người có ích khi kết thúc thời gian điều trị.
Ông Trần Thanh Bình, Phó Giám đốc Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Quảng Ninh, cho biết: Hiện nay, chúng tôi có 2 tủ sách cho học viên. Các thư viện tạm thời được lồng ghép với các lớp học văn hóa. Số lượng sách hiện tại vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của học viên. Việc nâng cấp thư viện khang trang hơn đã là một trong những nội dung của đề án chung sẽ được triển khai trong thời gian tới đây.
Phá đường dây mua bán ma túy do cặp vợ chồng hờ cầm đầu Chiều 17/3, Cơ quan CSĐT Công an huyện Gò Dầu (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự Nguyễn Thị Ngọc Thùy (SN 1989, ngụ thị xã Hòa Thành), Phùng Phi Long (SN 1987, ngụ thị xã Trảng Bàng) và Lê Hoàng Sơn Anh (SN 1977, ngụ TP Hồ Chí Minh) để điều tra, làm rõ về hành vi mua bán trái phép chất...