Cứ trời lạnh là lại thèm ăn đồ cay: Chuyên gia chỉ ra 4 tác hại, 7 lời khuyên để ăn miếng nào miếng ấy đều tốt cho cơ thể
Mỗi khi trời trở lạnh, chúng ta lại thèm đồ cay như lẩu cay, mì cay nhưng ăn thế nào mới đúng?
Miền Bắc chính thức đón đợt rét đậm rét hại đầu tiên trong năm 2020. Kéo theo cái lạnh ấy, nhiều người cũng bắt đầu rậm rịch tìm đến những món đồ cay nóng như lẩu cay, mì cay, tobokki đẫm ớt, canh kimchi cay bỏng lưỡi… để sưởi ấm cơ thể từ trong ra ngoài, sẵn sàng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.
Theo giải thích từ khoa học, vào mùa đông, nền nhiệt độ thấp khiến cho việc trao đổi chất trong cơ thể bị chậm lại, càng cảm thấy lạnh thì quá trình này càng diễn ra chậm hơn. Do đó, người ta có xu hướng ăn đồ cay để giữ ấm cơ thể, tăng cường sự trao đổi chất, giúp điều hòa, cân bằng cơ thể.
Người ta có xu hướng ăn đồ cay để giữ ấm cơ thể, tăng cường sự trao đổi chất, giúp điều hòa, cân bằng cơ thể.
Đó là lý do những món ăn cay nóng khi tiết trời chuyển lạnh cực kỳ hút khách. Không cần phải bàn cãi, cứ trời trở lạnh, lại có rất nhiều hội nhóm bạn bè, anh chị em bạn dì “hò” nhau đi làm một nồi lẩu cay hấp dẫn, vừa ăn vừa xuýt xoa lại được quây quần vô cùng ấm cúng. Sử dụng rất nhiều ớt, sa tế, ngoài đem lại vị cay đặc trưng, món cay cũng dễ dàng gây nghiện.
Tuy nhiên, ăn đồ cay ngon thì ngon thật, khoái khẩu thì khoái khẩu thật nhưng ăn quá thường xuyên thì thật sự không tốt chút nào cho sức khỏe. Nhận định của giới chuyên gia dưới đây là điều bạn nên tham khảo:
Những tác hại đáng gờm do lạm dụng ăn đồ cay
Ăn đồ cay nóng gây ảnh hưởng tới khí huyết
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền), vào mùa đông, tiết trời hanh khô, việc ăn đồ cay nóng sẽ khiến ảnh hưởng đến việc lưu thông khí huyết trong cơ thể.
Nếu cứ ăn thường xuyên, liên tục món đồ cay nóng như lẩu cay, mì cay… thì nhiệt độ trong cơ thể bạn sẽ tăng lên. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sự lưu thông máu trong cơ thể, dẫn đến hàng loạt các chứng bệnh không mong muốn do cơ thể không đảm bảo hoạt động bình thường.
Không tốt cho dạ dày
Tuy ớt – thành phần chính tạo nên độ cay trong món lẩu, mì… có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn nhưng ăn quá nhiều thì sẽ phản tác dụng. PGS.TS Trần Đình Toán (Viện trưởng Viện Dinh dưỡng lâm sàng) nhận định, ăn quá nhiều đồ cay sẽ gây viêm dạ dày, đau nóng rát dạ dày, xuất hiện hiện tượng nôn ói, trào ngược dịch vị.
Do đó, nhóm đối tượng mắc bệnh liên quan đến bệnh dạ dày nên tránh xa những món đồ cay. Ngay cả với người khỏe mạnh bình thường cũng cần chú ý hạn chế ăn đồ cay để bảo vệ sức khỏe.
Nồng độ ớt, hạt tiêu dồi dào trong những món đồ cay được PGS.TS Trần Đình Toán nhận định có thể khiến bạn bị nhiệt miệng, nổi mụn nhọt, gây nóng rát vùng dạ dày, luôn cảm thấy nóng trong người. Điều này không chỉ gây ra tình trạng không thoải mái mà còn phát sinh nhiều chứng bệnh.
Nồng độ ớt, hạt tiêu dồi dào trong những món đồ cay được PGS.TS Trần Đình Toán nhận định có thể khiến bạn bị nhiệt miệng, nổi mụn nhọt, gây nóng rát vùng dạ dày, luôn cảm thấy nóng trong người.
Video đang HOT
Làn da bị “hành hạ” không thương tiếc
Nếu bạn sợ bị mụn tấn công thì những món đồ cay có lẽ cần xếp sang một bên gọn ghẽ. Theo chuyên gia, vị cay của ớt trong những món đồ cay có thể gây kích ứng da, làm nóng da, da dễ bị nổi mụn.
Đây quả là cơn ác mộng với chị em phụ nữ, nhất là những phụ nữ đang ra sức chăm sóc, dưỡng da hay chị em đang có sẵn nền da bị mụn, da chưa được khỏe.
Riêng phụ nữ có thai hay mới sinh con mà “ham hố” ăn đồ cay thì sẽ ảnh hưởng đến em bé, mẹ dễ bị bốc hỏa trong cơ thể còn con cũng nóng trong người, khó ngủ, hay quấy khóc, thai nhi dễ bị dị ứng nên mắc chứng rôm sảy nặng hơn trẻ cùng tháng tuổi.
Nên ăn đồ cay như thế nào để khỏe mạnh vào mùa đông?
Theo giới chuyên gia dinh dưỡng, để giữ ấm cơ thể, việc ăn đồ cay chỉ nên nhấn nhá cho thỏa vị giác chứ không nên lạm dụng. Không phải cứ đồ có tính cay nóng càng mạnh thì cơ thể càng được sưởi ấm. Điều này lạm dụng đôi khi còn phản tác dụng gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe.
Không nên ăn cay khi bụng quá đói. Trước khi ăn, bạn có thể ăn một số món ăn lót bụng để tránh gây hại dạ dày, có thể sử dụng những món ăn từ tinh bột để bảo vệ dạ dày tốt hơn.
Nếu mắc bệnh tim mạch, bệnh dạ dày, bệnh trĩ, viêm túi mật, sỏi mật, đau mắt đỏ, viêm giác mạc, phụ nữ mang thai, mới sinh con thì không nên ăn cay.
Khi ăn cay nên ăn ở dạng nguội. Vì nếu ăn khi còn nóng sẽ làm tổn hại thực quản, vòm họng, phong lươi, gây tê liêt vi giac tam thơi và gây hai cho da day.
Nếu mắc bệnh tim mạch, bệnh dạ dày, bệnh trĩ, viêm túi mật, sỏi mật, đau mắt đỏ, viêm giác mạc, phụ nữ mang thai, mới sinh con thì không nên ăn cay để tránh tình trạng bệnh thêm nặng hơn, sức khỏe sản phụ cũng bị suy giảm.
Khi trời chuyển lạnh sâu, bạn nên chú ý ăn nhiều loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt giúp bổ gan, hỗ trợ đường tiêu hóa. Đồng thời tăng cường ăn nhiều loại trái cây như lê, táo, hạn chế hoa quả trái mùa vì nguy cơ sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản…
Đặc biệt, vào mùa đông, chúng ta nên ăn nhiều bông cải xanh và bông cải trắng để bổ sung vitamin B1giúp cơ thể đỡ mệt mỏi, căng thẳng. Ngoài ra, bông cải cũng nhiều vitamin B6 hỗ trợ ổn định tinh thần, thay vì dùng đồ cay để giải tỏa stress.
Ngoài ra, để cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái cần kết hợp ăn uống cân bằng và vận động thường xuyên bằng những bài tập đơn giản.
Môi trường sống sạch để bé khỏe
Trong mùa đông, thời tiết lạnh, ẩm, mưa thất thường là những yếu tố ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bé. Vì vậy, cha mẹ và người thân cần biết cách chăm sóc, giữ môi trường sống cho bé đúng cách để bé khỏe mạnh trong những ngày đông giá buốt.
Giữ ấm cho cơ thể
Trước tiên, phòng của bé phải luôn kín gió và ấm áp nhưng thông thoáng, nhiệt độ khoảng 28 o C. Không nên đóng kín cửa suốt ngày sẽ khiến không khí trong phòng ngột ngạt, thiếu ôxy, cơ thể mệt mỏi và làm tăng lượng vi khuẩn sinh sôi.
Cũng không nên để nhiệt độ điều hòa, máy sưởi quá nóng sẽ khiến không khí trong phòng rất khô và cơ thể có nguy cơ mất nước, khô da, khô mũi, ảnh hưởng đến hệ hô hấp, khiến trẻ khó thở. Tuyệt đối không dùng bếp than vì khí CO 2 có thể gây độc, ngạt cho bé và những người xung quanh.
Mùa đông thời tiết giá lạnh, bởi vậy để bảo vệ sức khỏe cho bé, điều quan trọng nhất là phải giữ ấm tốt, nhất là hai bàn chân, ngực, cổ và đầu, tránh ra gió. Trong phòng ấm, không nên cho trẻ mặc nhiều quần áo quá, sẽ khó vận động.
Trước khi cho trẻ ra ngoài nên mặc thêm áo khoác và đi giày ấm để tránh cảm lạnh đột ngột. Ban đêm đi ngủ, không nên ủ bé quá kỹ, mồ hôi ra nhiều sẽ thấm ngược trở lại cơ thể, khiến bé bị lạnh và dẫn đến viêm phổi.
Bởi vậy, cần thường xuyên kiểm tra xem bé có bị ra mồ hôi hay không để kịp thời lau khô hoặc thay áo trong cho bé. Nên kiểm tra và thay tã cho bé thường xuyên để tránh bị nhiễm lạnh vì tã ướt quá lâu.
Cần giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh.
Cho trẻ ra ngoài trời vận động hợp lý
Trong mùa đông, suốt thời gian trong ngày, trẻ chủ yếu ở trong phòng kín. Có bé vài ngày không ra ngoài trời. Việc ở trong phòng lâu ngày sẽ khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn. Trẻ cần được vận động ngoài trời để tăng khả năng thích nghi với các yếu tố thời tiết, tăng sức đề kháng, phòng tránh được nhiều bệnh dễ lây nhiễm.
Đối với trẻ dưới 5 tuổi, cần được ra ngoài trời tắm nắng hằng ngày vào buổi sáng để hấp thụ vitamin D, phòng ngừa được bệnh còi xương. Thời điểm lý tưởng để mẹ cho trẻ ra ngoài đón nhận ánh nắng mặt trời vào mùa đông là vào khoảng 8-9h30.
Tuy nhiên, khi cho trẻ chơi ngoài trời, cần lưu ý mặc quần áo đủ ấm nhưng vẫn thoáng để khi trẻ ra mồ hôi không thấy quá nóng, thường xuyên kiểm tra mồ hôi lưng để kịp thay áo cho trẻ. Lưu ý, cần hạn chế cho trẻ tới nơi đông người, tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh, tránh xa các nguồn ô nhiễm như khói bụi, khói thuốc lá...
Giữ môi trường trong lành, vệ sinh tay chân sạch sẽ và tiêm phòng đầy đủ
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh. Trẻ mắc bệnh phải được nghỉ học và không tiếp xúc với trẻ khác ít nhất 7 ngày. Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ cũng là cách để hạn chế những bệnh gây ra do virus, vi khuẩn.
Hơn nữa, vi khuẩn tồn tại ngay ở những vật trung gian như khăn, cốc, đồ chơi, điện thoại,... Vì vậy, cha mẹ cần tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng hằng ngày, nhất là sau khi đi học, đi chơi về. Bạn cần hướng dẫn bé cách rửa tay để đảm bảo bàn tay được sạch sẽ và luyện cho bé không mút tay, không cho đồ chơi vào miệng.
Điều quan trọng hơn cả là cho dù ngày lạnh hay mưa thì mọi người cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng bệnh.
Theo Quyết định số 845/2010/QĐ-BYT ngày 17/03/2010 của Bộ Y tế, từ năm 2010, lịch tiêm chủng thường xuyên trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng áp dụng như sau:
Trẻ sơ sinh:
- Tiêm vắc-xin Viêm gan B (VGB) mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh.
- Tiêm vắc-xin BCG phòng bệnh lao.
Trẻ 2 tháng tuổi:
- Tiêm vắc-xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 1 mũi 1(vắc-xin 5 trong 1)
- Uống vắc-xin bại liệt lần .
Trẻ 3 tháng tuổi:
- Tiêm vắc-xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 1 mũi 2.
- Uống vắc-xin bại liệt lần 2.
Trẻ 4 tháng tuổi:
- Tiêm vắc-xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 3.
- Uống vắc-xin bại liệt lần 3.
Trẻ 9 tháng tuổi:
- Tiêm vắc-xin sởi mũi 1.
Trẻ 18 tháng tuổi:
- Tiêm vắc-xin bạch hầu - ho gà - uốn ván mũi 4.
- Tiêm vắc-xin sởi - Rubella (MR)
Từ 12 tháng tuổi:
- Vắc-xin viêm não Nhật Bản mũi 1.
- Vắc-xin viêm não Nhật Bản mũi 2 (2 tuần sau mũi 1).
- Vắc-xin viêm não Nhật Bản mũi 3 (1 năm sau mũi 2).
Từ 2 đến 5 tuổi:
- Vắc-xin tả 2 lần uống (vùng nguy cơ cao), lần 2 uống sau lần 1 là 2 tuần.
Từ 3 đến 10 tuổi:
- Vắc-xin thương hàn tiêm 1 mũi duy nhất (vùng nguy cơ cao).
Giữ ấm cho con khi đến trường ngày rét đậm Miền Bắc bắt đầu đợt rét đậm rét hại đầu tiên của mùa đông năm nay, các bậc phụ huynh có thể tham khảo những cách sau để con nhỏ đủ ấm và đúng cách khi đi ra ngoài và đi học, đảm bảo con không bị bệnh do nhiễm lạnh hoặc mặc quá ấm... Ảnh minh họa Không nên mặc cho con...