Cử tri trẻ quan tâm đến vấn đề tìm việc làm sau khi tốt nghiệp đại học
Nhiều cử tri trẻ là sinh viên đặc biệt quan tâm đến vấn đề việc làm và kỳ vọng tổ chức Đoàn tăng cường hỗ trợ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp.
Sinh viên, thanh niên tìm kiếm việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên TP.HCM – LÊ THANH
Cần giúp sinh viên tiếp cận với doanh nghiệp ngay từ năm nhất
Đỗ Ngọc Thành Danh, sinh viên năm 2 Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, chia sẻ: “Bản thân em có chút lo lắng về vấn đề việc làm vì thực trạng tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp là không ít”.
Để giúp sinh viên tự tin hơn khi ra trường, Thành Danh cho rằng trường đại học và doanh nghiệp cần thắt chặt mối liên kết để sinh viên ra trường có thể đáp ứng nhu cầu tuyển dụng, hạn chế phải đào tạo lại từ đầu. Theo Thành Danh, các trường đại học nên mở rộng cơ hội thực tập cho sinh viên ngay từ năm nhất, năm hai để sớm được làm quen với môi trường làm việc.
Tương tự, Nguyễn Ngọc Phương Thảo, sinh viên năm 2, Học viện Cán bộ TP.HCM, cho biết: “Em mong muốn sẽ tìm được việc làm đúng với chuyên ngành sau khi tốt nghiệp”. Phương Thảo đề xuất Nhà nước nên có những chính sách liên quan đến vấn đề đào tạo đại học gắn liền với việc điều phối nguồn nhân lực nhằm hỗ trợ sinh viên mới ra trường tìm được việc làm phù hợp.
Việc làm là vấn đề quan tâm lớn nhất của sinh viên sau khi tốt nghiệp để ổn định cuộc sống và phát triển bản thân – LÊ THANH
Bên cạnh đó, Nguyễn Tuấn Tú, sinh viên Trường ĐH Tài nguyên-Môi trường TP.HCM, mong muốn tổ chức Đoàn tăng cường giải pháp thực tế, hiệu quả để hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm phù hợp.
Video đang HOT
“Tổ chức Đoàn nên là cầu nối giữa sinh viên với các cơ quan, doanh nghiệp để cung cấp đầy đủ cho họ về thông tin dự báo nguồn nhân lực, thị trường lao động hiện nay. Bên cạnh đó, Đoàn cũng cần có giải pháp hỗ trợ sinh viên trong việc chuẩn bị nền tảng kiến thức, kỹ năng phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp trước khi tham gia vào thị trường lao động”, Tuấn Tú bày tỏ kỳ vọng.
Hoàn thiện các chính sách pháp luật liên quan đến lao động, việc làm
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên về vấn đề việc làm cho sinh viên, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, anh Nguyễn Anh Tuấn, cho biết: “Tôi đặc biệt quan tâm đến những chính sách giúp thanh niên như: hỗ trợ thanh niên tìm kiếm việc làm, hỗ trợ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp”.
“Chúng tôi có một chương trình phối hợp với Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB-XH để định hướng cho thanh niên trước khi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời phải có một tâm thế, sự hiểu biết để lựa chọn nghề nghiệp đúng với năng lực, sở trường, điều kiện hoàn cảnh gia đình và nhu cầu sử dụng nhân lực của quốc gia trong vòng 3 năm, 5 năm tới”, anh Nguyễn Anh Tuấn lưu ý.
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ với người trẻ trong một hội nghị tại TP.Thủ Đức liên quan đến nội dung việc làm cho thanh niên, sinh viên – LÊ THANH
Theo anh Nguyễn Anh Tuấn, việc đầu tiên là phải chọn nghề nghiệp cho đúng, kế đến là phải nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng tiệm cận với nhu cầu của doanh nghiệp và người sử dụng lao động để tránh việc phải đào tạo lại sinh viên đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng.
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn cho biết thêm Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB-XH đang chỉ đạo rất quyết liệt về vấn đề này. “Rõ ràng là trong những năm qua, chất lượng sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh đó, thanh niên quan tâm hơn đến việc lựa chọn nghề nghiệp đúng với năng lực, sở trường và hoàn cảnh gia đình của mình. Không nhất thiết ai cũng phải vào đại học giống như trước đây”, anh Nguyễn Anh Tuấn nhận xét.
Ngoài kiến thức chuyên môn, Đoàn, Hội có vai trò hỗ trợ trang bị, rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng và phương pháp cần thiết cho việc làm trong tương lai.
“Vai trò của Đoàn, Hội trong trường đại học, cao đẳng là phải đưa các bạn vào những hoạt động trải nghiệm kỹ năng, tổ chức những phong trào, tạo môi trường để rèn luyện phương pháp làm việc nhóm, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết trước khi tốt nghiệp, bao gồm làm hồ sơ đi xin việc, cách trả lời phỏng vấn, cách tiếp cận nhà tuyển dụng”, anh Nguyễn Anh Tuấn nói.
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Anh Tuấn trao đổi với người trẻ tại TP.Thủ Đức về vấn đề việc làm, khởi nghiệp – LÊ THANH
Bên cạnh đó, anh Nguyễn Anh Tuấn lưu ý các trường đại học, cao đẳng và T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam cần phải nâng cấp các cổng thông tin điện tử để kết nối đơn vị tuyển dụng với sinh viên. “Đoàn-Hội sinh viên tại trường đại học, cao đẳng có thể định kỳ tổ chức hội chợ nghề nghiệp, diễn đàn việc làm để nhà tuyển dụng gặp gỡ với sinh viên năm cuối”, anh Nguyễn Anh Tuấn nói.
Mặt khác, anh Nguyễn Anh Tuấn nói: “Chúng ta cần cổ vũ, khuyến khích, tạo môi trường, điều kiện cho thanh niên, sinh viên khởi nghiệp. Bạn trẻ khởi nghiệp không chỉ lo được việc làm cho chính mình mà tạo ra doanh nghiệp, mang đến cơ hội việc làm cho các thanh niên, sinh viên khác”.
Ngoài ra, anh Nguyễn Anh Tuấn cho hay Bộ LĐ-TB-XH cũng có nhiều chương trình đưa thực tập sinh ra nước ngoài rất hiệu quả (bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, các quốc gia ở châu Âu khác như Đức). “Như vậy, có rất nhiều kênh để chúng ta giải quyết việc làm, đặc biệt là việc làm cho sinh viên sau khi ra trường”, anh Nguyễn Anh Tuấn lưu ý.
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, anh Nguyễn Anh Tuấn cho biết sẽ tiếp tục kiến nghị, đề xuất với Quốc hội, với Chính phủ để hoàn thiện các chính sách pháp luật liên quan đến lao động, việc làm, nhất là cụ thể hóa các quy định của Luật Thanh niên năm 2020 liên quan đến việc tạo việc làm cho thanh niên.
“Khi đã có những quy định, những chế tài hoặc những chính sách khuyến khích đối với nhà tuyển dụng trong việc tuyển dụng lao động cho thanh niên thì chúng ta sẽ có được một cơ chế, chính sách đồng bộ hơn, qua đó thúc đẩy vấn đề tạo việc làm cho thanh niên, sinh viên ngày một tốt hơn”, anh Nguyễn Anh Tuấn nói.
Góc sẻ chia UTE - đong đầy yêu thương
Mỗi khi có dịp đi ngang tầng hầm của tòa nhà trung tâm trong trường đại học tôi đang dạy, tôi luôn đưa mắt nhìn vào căn phòng rộng có tên gọi "Góc sẻ chia UTE".
Mì tôm miễn phí của Góc sẻ chia UTE - ẢNH: TÁC GIẢ CUNG CẤP
Nơi đây thường sáng đèn và rộn tiếng nói cười của các bạn sinh viên. Tôi thầm nghĩ, chắc đây là nơi chứa chan hạnh phúc nhất trong trường.
Góc sẻ chia này là sáng kiến đầy nhân ái của thầy hiệu trưởng Đỗ Văn Dũng ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (UTE) của chúng tôi. Căn phòng có những kệ dài, tủ cao để xếp sách vở, quần áo, mì tôm, bánh, cà phê hòa tan...Tất cả đều là đóng góp của những người có lòng hảo tâm trong và ngoài trường.
Sách vở... - ẢNH: TÁC GIẢ CUNG CẤP
Sinh viên nghèo lúc nào cũng có thể ghé đến góc sẻ chia, được tự tay làm bát mì tôm hay lấy cái bánh ngọt ăn cho ấm bụng. Căn phòng do các bạn sinh viên tình nguyện ghé đến đó phụ giúp trực phòng. Các bạn thường ngồi quanh cái bàn gần cửa ra vào và trò chuyện với nhau.
Những bàn ghế ở phía trong là dành cho các sinh viên nghèo ghé tới ăn, uống. Ở bàn trực thường để thêm một thùng quyên góp. Bất kỳ ai có mong muốn, đều có thể ghé đến và gửi tặng những phần tiền. Không chỉ các thầy cô, công nhân viên chức trường đến quyên góp, ngay cả những bạn sinh viên cũng tiết kiệm tiền để đến chia sẻ với những hoàn cảnh kém may mắn hơn.
... và quần áo miễn phí trong Góc sẻ chia UTE - ẢNH: TÁC GIẢ CUNG CẤP
Những chiếc xe đạp, xe máy hay cả những chiếc laptop được để ở một khu. Đây là do các thầy cô, nhà hảo tâm gửi tặng. Căn phòng ngày càng có nhiều vật phẩm do mọi người chung tay góp vào.
Ngoài ra ở góc sẻ chia này, vào thứ năm hàng tuần sẽ phát 200 phần cơm trưa miễn phí. Đây là sự tài trợ của các doanh nghiệp, công ty quan tâm đến những hoàn cảnh khó khăn ở trường chúng tôi. Ghé đến góc sẻ chia vào những buổi phát cơm như thế, có thể thấy được những giọt mồ hôi của các tình nguyện viên đang vui vẻ tất bật chuẩn bị những phần cơm.
Góc sẻ chia còn có nhiều học bổng gửi đến các bạn sinh viên nghèo hiếu học. Các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong trường chúng tôi đã có thêm một nơi có thể hỗ trợ các bạn ấy. Sự hỗ trợ ấy tuy chưa nhiều, tuy nhiên đó là tất cả tấm lòng yêu thương của các nhà hảo tâm.
Hy vọng góc sẻ chia ở trường đại học của chúng tôi sẽ ngày càng được mở rộng hơn nữa để kịp thời là "cánh tay" nâng bước đi đến tương lai cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Tôi yêu "Góc sẻ chia UTE" này.
Yêu cầu gì khi sinh viên trở lại trường học tập trung? Nhiều trường ĐH tại TP.HCM dự kiến cho sinh viên trở lại trường học tập trung vào đầu tháng 3. Các trường có yêu cầu gì với sinh viên, đặc biệt là những người đến từ các vùng có dịch? Sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM trở lại trường từ ngày 1.3 - ẢNH: HÀ ÁNH Hôm qua 24.2, sau khi UBND...