Cử tri Tanzania bắt đầu bầu cử tổng thống
Cử tri Tanzania ngày 28/10 đã đi bỏ phiếu bầu tổng thống mới trong bối cảnh phe đối lập ở nước này cảnh báo cuộc bầu cử trên sẽ bị bao phủ bởi tình trạng gian lận bầu cử và bạo lực.
Cử tri bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống tại điểm bầu cử ở Dar es Salaam, Tanzania, ngày 28/10/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng cộng có hơn 29 triệu cử tri đã đăng ký tham gia bỏ phiếu và kết quả bầu cử dự kiến sẽ được công bố vào ngày 29/10, theo đó bất kỳ ứng cử viên nào nhận được nhiều phiếu bầu nhất sẽ đắc cử và không cần cuộc bỏ phiếu vòng hai.
Tại cuộc bầu cử lần này, Tổng thống John Magufuli, người đã tạo dựng tên tuổi một phần nhờ vào việc ngăn chặn nạn tham nhũng, hiện đang tìm cách tái cử nhiệm kỳ 5 năm thứ hai để lãnh đạo Tanzania – một trong những nền kinh tế đông dân nhất và phát triển nhanh nhất châu Phi. Đối thủ chính của ông Magufuli là thủ lĩnh phe đối lập Tundu Lissu, người vừa trở về từ Bỉ để vận động tranh cử sau khi thoát nạn trong một vụ mưu sát hồi năm 2017 và đi lưu đày hồi đầu năm nay. Theo ông Magufuli, duy trì hòa bình sẽ là vấn đề được ưu tiên trong cuộc bầu cử trên. Ông kêu gọi mọi người dân đi bầu cử để xây dựng nền dân chủ.
Cuộc bầu cử nói trên diễn ra giữa lúc ông Magufuli bị chỉ trích vì “xem nhẹ” dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang lan rộng trên toàn cầu. Cho đến nay, Tanzania phát hiện 509 ca mắc COVID-19, trong đó có 21 ca tử vong.
Bầu cử Mỹ 2020: Mô hình tam quyền phân lập còn có thể đứng vững?
Người Mỹ thường tự hào về mô hình tổ chức nhà nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập.
Tuy nhiên, mô hình này đang bị chính những người Mỹ có quan điểm cấp tiến tìm mọi cách thay đổi và đã trở thành một vấn đề tác động đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Mô hình tam quyền phân lập đang trở thành một vấn đề tác động đến cuộc bầu cử Mỹ 2020. (Nguồn: BBC)
Video đang HOT
Ngày 19/10, Thượng nghị sĩ Ted Cruz (đảng Cộng hòa, bang Texas) và 5 thượng nghị sĩ Cộng hoà khác đã trình lên Thượng viện một dự luật đề xuất sửa đổi Hiến pháp Mỹ nhằm ngăn chặn đảng Dân chủ đưa thêm người vào Tòa án Tối cao, trong trường hợp ông Joe Biden thắng cử và đảng Dân chủ giành quyền kiểm soát Thượng viện.
Tam quyền phân lập là gì?
Khi Hiến pháp Mỹ được soạn thảo và ban hành năm 1787, các nhà lập quốc lo ngại nước Mỹ sẽ rơi vào tay những kẻ độc tài, nên đã xây dựng mô hình chính quyền với 3 nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp hoàn toàn độc lập, kiểm soát và cân bằng quyền lực lẫn nhau.
Hành pháp (Chính phủ) và Lập pháp (Quốc hội) là 2 nhánh do các đảng chính trị hay chính trị gia được người dân bầu chọn qua các cuộc bầu cử tự do. Tư pháp (Tòa án Tối cao) là nhánh mang tính chuyên nghiệp do tổng thống đề cử bổ nhiệm và được Thượng viện phê chuẩn.
Vai trò của thẩm phán Tòa án Tối cao là bảo vệ quốc gia, ra phán quyết về những đạo luật liên bang hay tiểu bang và việc xét xử của các toà án cấp dưới có phù hợp với Hiến pháp hay không. Hiến pháp cho phép thẩm phán được phục vụ trọn đời hay đến khi họ tình nguyện nghỉ hưu, nhằm tránh cho họ bị các chính trị gia hay người dân gây áp lực chính trị, làm mất đi đi tính chuyên nghiệp và độc lập.
Tuy nhiên, Hiến pháp Mỹ có lỗ hổng lớn là không quy định cụ thể số lượng thẩm phán của Tòa án Tối cao. Đó chính là nguyên nhân gây tranh cãi về việc tăng số lượng thẩm phán Tòa án Tối cao, thách thức việc duy trì tam quyền phân lập và các quyền tự do được Hiến pháp bảo vệ.
"Lấp đầy tòa án"
"Lấp đầy toà án" (pack the court) là một thuật ngữ liên quan đến việc mở rộng số lượng thẩm phán tại Tòa án Tối cao, bắt nguồn từ thời Tổng thống Franklin Roosevelt (1933-1945) của đảng Dân chủ. Trong giai đoạn này, nhiều chính sách trong chương trình "Thỏa thuận Mới" do ông Roosevelt đưa ra đã bị kiện lên Tòa án Tối cao và bị tuyên bố là vi hiến.
Để đối phó lại, ông Roosevelt đã đề xuất một dự luật trao cho tổng thống quyền đề cử bổ sung một thẩm phán đối với mỗi thẩm phán trên 70 tuổi và 6 tháng, tuy nhiên dự luật này bị chính các thành viên đảng đảng Dân chủ trong Quốc hội Mỹ phản đối và bác bỏ. Ngày nay, ông Roosevelt được xem là Tổng thống Mỹ cấp tiến nhất vì đã triển khai hệ thống an sinh xã hội tại Mỹ và nhiều cải cách xã hội khác.
Tháng 7/1983, trong phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ, ông Joe Biden - khi đó là thượng nghị sỹ - đã cho rằng, ý tưởng "lấp đầy toà án" của Tổng thống Roosevelt không vi phạm Hiến pháp. Tuy nhiên, ông cũng nói: "Đó là một ý tưởng 'ngây thơ', một sai lầm khủng khiếp. Nếu việc này được thực hiện sẽ đặt ra câu hỏi về sự độc lập của cơ quan quan trọng nhất ở đất nước này là Tòa án Tối cao".
Tuy nhiên, trong cuộc vận động tranh cử Tổng thống 2020, ông Biden lại ủng hộ quan điểm "lấp đầy toà án" của phe cấp tiến trong đảng Dân chủ.
Sau khi thẩm phán bảo thủ Antonin Scalia qua đời tháng 2/2016, Tổng thống Obama đề cử ông Merrick Garland - Chánh án Toà án Phúc thẩm Quận Columbia - lên thay. Khi đó, đảng Cộng hoà đang nắm quyền kiểm soát Thượng viện nên lấy lý do gần ngày bầu cử tổng thống để không tổ chức điều trần phê chuẩn ông Merrick Garland.
Tại thời điểm này, đảng Dân chủ rất tự tin bà Hillary Clinton sẽ thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống và sẽ giành cả quyền kiểm soát Thượng viện để sau đó sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn ông Garland. Tuy nhiên, ông Trump đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này và tiến hành đề cử thẩm phán Neil Gorsuch thay thế. Đến lúc này, đảng Dân chủ chuyển sang tố cáo ông Trump "đánh cắp" ghế thẩm phán lẽ ra thuộc về đảng Dân chủ.
Tháng 7/2018, sau khi thẩm phán Anthony Kennedy nghỉ hưu, Tổng thống Trump đề cử ông Brett Kavanaugh - một thẩm phán có quan điểm bảo thủ - lên thay. Mặc dù ông Kavanaugh được Thượng viện phê chuẩn, song quá trình này gặp nhiều khó khăn do đảng Dân chủ gây ra.
Sau khi Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg qua đời ngày 18/9/2020, đảng Cộng hoà đã tuyên bố sẽ tổ chức điều trần phê chuẩn thẩm phán nếu Tổng thống Trump đề cử nhân sự ra Thượng viện Mỹ.
Kết quả thăm dò dư luận do hãng Gallup tiến hành từ ngày 31/8-13/9/2020 (chỉ vài ngày trước khi Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg qua đời) cho thấy đa số người Mỹ tin tưởng vào sự độc lập và chuyên nghiệp của Tòa án Tối cao. Ông Biden lâm vào "thế kẹt"
Nhìn chung, 42% người Mỹ tin rằng quan điểm chính trị của Tòa án Tối cao là "đúng đắn", chỉ có 32% cho là "quá bảo thủ" và 23% cho là "quá cấp tiến". Điều thú vị là có đến 48% người Mỹ có quan điểm trung dung, không theo đảng nào, đã cho rằng quan điểm chính trị của Tòa án Tối cao là "đúng đắn", 32% cho là "quá bảo thủ" và chỉ có 16% cho là "quá cấp tiến".
Kết quả thăm dò mới nhất của hãng Gallup công bố ngày 20/10, được tiến hành từ ngày 30/9-15/10/2020 (chỉ 4 ngày sau khi Tổng thống Trump chính thức đề cử bà Amy Coney Barrett) cho thấy có đến 51% người Mỹ ủng hộ việc đề cử bà Barrett và chỉ có 3% là chưa có ý kiến về việc đề cử. Đáng chú ý, có đến 84% thành viên đảng Dân chủ không ủng hộ việc đề cử.
Do đại đa số thành viên đảng Dân chủ không chấp nhận việc đề cử, nên ngay khi đảng Cộng hoà công khai kêu gọi Tổng thống Trump đề cử nhân sự thay thế Thẩm phán Ginsburg, phe cấp tiến bên đảng Dân chủ cũng công khai đòi hỏi ông Biden khi thắng cử phải tiến hành "lấp đầy toà án".
Phe cấp tiến còn đề nghị chuyển các thẩm phán Tòa án Tối cao vượt quá 70 tuổi 6 tháng xuống làm việc tại các toà án cấp dưới hay các thẩm phán chỉ được phục vụ 18 năm tại Tòa án Tối cao, sau đó chuyển xuống toà án cấp dưới, qua đó không vi phạm điều khoản thẩm phán được phục vụ trọn đời ghi nhận trong Hiến pháp.
"Lấp đầy toà án" sẽ phá vỡ sự độc lập và chuyên nghiệp của Tòa án Tối cao, phá vỡ quy tắc tam quyền phân lập. Các quyền tự do cũng nhanh chóng mất đi dưới bàn tay của những kẻ cầm quyền và phá vỡ nền tảng chính trị của nước Mỹ. Mặc dù đây là ý tưởng "thiếu suy nghĩ", gây phân hóa ngay trong nội bộ đảng Dân chủ và là một ý tưởng nguy hiểm, nhưng rõ ràng ông Biden đang lâm vào thế kẹt do phe cấp tiến gây ra.
Ông Biden đến nay vẫn không trả lời câu hỏi có ủng hộ "lấp đầy toà án" hay không. Nếu ông Biden ủng hộ thì sẽ bị cử tri ôn hoà phản đối, còn nếu trả lời "không" thì sẽ bị phe cánh tả cấp tiến tẩy chay. Do vậy, các chính trị gia đảng Cộng hoà, giới truyền thông và các cử tri càng tập trung chất vấn ông về vấn đề này.
Ông Biden từng trả lời rằng "người Mỹ không xứng đáng nhận câu trả lời". Ông Biden cũng có lần trả lời rằng ông không ủng hộ việc "lấp đầy toà án" và cáo buộc chính ông Trump là người đã "lấp đầy toà án" khi tiến hành đề cử bà Barrett, thay vì để cho cử tri Mỹ quyết định vào ngày bầu cử sắp tới.
Do câu trả lời thiếu thuyết phục nên ông Biden tiếp tục bị truyền thông "quay" về vấn đề này. Gần đây nhất, ông Biden cho biết sẽ trả lời vấn đề này sau khi Thượng viện Mỹ thông qua đề cử bà Amy Coney Barrett vào Tòa án Tối cao.
Càng gần đến ngày bầu cử, cuộc đấu tranh về văn hóa-tư tưởng giữa phe bảo thủ và phe cấp tiến càng trở nên dữ dội, trong đó phe bảo thủ muốn giữ lại những giá trị truyền thống còn phe cấp tiến muốn phá bỏ cái cũ và thay bằng cái mới.
Phe cấp tiến thúc đẩy ông Biden công khai các quan điểm chính sách mà họ ủng hộ nhằm thu hút giới trẻ đi bầu, qua đó tăng cơ hội giúp ông thắng cử. Trong khi đó, phe bảo thủ lo ngại rằng ứng cử viên Phó tổng thống Kamala Harris - một người bị họ coi là có quan điểm "cực tả" - sẵn sàng thực hiện chính sách "lấp đầy toà án" mà bà từng công khai ủng hộ.
Hơn 50 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu bầu tổng thống Hơn 50 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu sớm khi ngày bầu cử tổng thống 3/11 chỉ còn hơn một tuần. Dự án Bầu cử Mỹ của Đại học Florida hôm 23/10 cho biết hơn 35 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu qua thư và hơn 15 triệu người đã tới bầu trực tiếp tại các địa điểm bỏ phiếu. Số người Mỹ...