Cử tri Hà Nội lo chất lượng các tuyến metro
Hôm nay (4-12), kỳ họp thứ 5 HĐND TP Hà Nội khóa XV chính thức khai mạc.
Trước thềm kỳ họp, HĐND TP Hà Nội đã nhận được 214 câu hỏi, kiến nghị của cử tri, trong đó nổi lên các vấn đề thuộc lĩnh vực quy hoạch, đất đai, đô thị, nước sạch, môi trường…
Kiến nghị tới kỳ họp thứ 5 HĐND TP Hà Nội, cử tri Hà Nội bày tỏ lo ngại về chất lượng và mức độ an toàn của hai tuyến đường sắt trên cao đang được đầu tư xây dựng tại khu vực nội thành, gồm tuyến Cát Linh-Hà Đông và Nhổn-Ga Hà Nội.
“Hai dự án này triển khai từ rất lâu nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành để đưa vào sử dụng. Trong khi sắt thép dùng để xây dựng bị phơi mưa, phơi nắng gây rỉ sét sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình” – báo cáo tổng hợp kiến nghị cử tri gửi tới kỳ họp thứ 5 nêu.
Theo đó, cử tri đề nghị UBND TP Hà Nội có kiến nghị với Bộ GTVT làm việc với nhà thầu nước ngoài để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến đường sắt trên cao (trong đó có tuyến Cát Linh-Hà Đông), để sớm đưa các công trình này vào sử dụng, giảm ùn tắc giao thông.
Cử tri cũng phản ánh hiện có nhiều dự án trên địa bàn sau khi được cấp phép không triển khai mà chỉ xây rào quây đất, trong đó có dự án được cấp phép hàng chục năm nhưng không hoạt động. Cử tri đề nghị TP phải nhanh chóng chấn chỉnh hiện tượng này… Cử tri cũng đề nghị UBND TP Hà Nội tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý kiên quyết vi phạm trật tự xây dựng, xử lý dứt điểm đối với vi phạm của dự án 8B Lê Trực, dự án B5 Cầu Diễn…
Video đang HOT
Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông . Ảnh: TP
Cử tri Hà Nội cũng bày tỏ sự lo ngại đối với tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP Hà Nội trong thời gian qua. Nhất là tình trạng ô nhiễm trên hai con sông Đáy và sông Nhuệ đã khiến bà con nông dân không có nguồn nước sạch để phục vụ sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.
Đặc biệt trong thời gian qua, rác thải, nước thải tồn đọng nhiều nhưng chưa được giải quyết. Nhiều nơi rác, nước thải được xả thẳng ra đường phố, khu dân cư gây ô nhiễm trầm trọng. Theo đó, cử tri đề nghị UBND TP tăng cường chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn. Đồng thời quan tâm đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải, nước sinh hoạt tập trung để tránh tình trạng xả rác, nước thải tràn lan ra môi trường.
Cùng với đó, cử tri cũng đề nghị TP chỉ đạo kiểm tra, đo độ ồn, khí thải do máy bay gây ra tại khu vực đường cất/hạ cánh máy bay sân bay quốc tế Nội Bài để thông báo cho người dân được biết. TP cần chỉ đạo có chế độ hỗ trợ đặc thù cho những hộ dân bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn, khí thải do máy bay gây ra.
Ngoài ra, cử tri cũng đề nghị UBND TP Hà Nội trả lời chính thức cho cử tri được biết thời gian hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa đường ống nước Sông Đà số 2. Đồng thời sớm phê duyệt quy hoạch khu giết mổ gia súc tập trung để đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm cho người dân…
Theo Trọng Phú
Đường ray tuyến metro số 1 của TP HCM sắp được lắp
Đường ray đoạn trên cao của tuyến metro trị giá 2,49 tỷ USD Bến Thành - Suối Tiên được lắp từ 15/10.
Ngày 8/9, ông Lê Nguyễn Minh Quang, Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM, cho biết đoạn metro đi trên cao của tuyến đường sắt đô thị số 1 đã hoàn thành 70%. "Trong tháng 10 sẽ lắp ray đoạn trên cao tuyến, phần nào hoàn thành yêu cầu nhà thầu vào lắp ray ngay, không chờ xong hết mới làm", ông Quang nói.
Theo ông Quang, trước đây Bộ Tài chính thông báo hàng hóa, thiết bị nhập khẩu để thi công tuyến metro được miễn thuế. Tuy nhiên, Bộ vừa có thông tư mới xem xét lại vấn đề này khiến một số thiết bị phục vụ cho thi công bị tắc ở cảng.
"UBND thành phố đã chủ động làm việc hải quan thành phố cũng như báo cáo Tổng cục Hải quan sớm tháo gỡ vướng mắc để kịp thi công đúng tiến độ", ông Quang cho hay.
Trưởng ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM Nguyễn Lê Minh Quang. Ảnh: Hữu Công.
Giám đốc dự án tuyến metro số 1 Dương Hữu Hòa cho biết thêm, 8.000 tà vẹt chống rung gắn trên đường ray đang được chế tạo tại nhà máy ở Bến Lức (Long An). Việc lắp ray sẽ được thực hiện ở đoạn từ ga Phước Long đến Thủ Đức trước, sau khi hoàn chỉnh mới làm đại trà từ Thủ Đức đến Depot Long Bình.
Cũng theo ông Hòa, nhà thầu Hitachi (Nhật Bản) đang sản xuất đầu và toa xe theo kiểu dáng, thiết kế mới sau khi tiếp thu các ý kiến đóng góp của người dân và các đoàn thể được UBND thành phố thông qua. Tháng 10/2018 sẽ đưa đoàn tàu đầu tiên về Việt Nam.
Liên quan việc Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho tạm ứng 500 tỷ đồng ngân sách để trả nợ nhà thầu thi công tuyến metro số 1, ông Quang cho biết nhà thầu đã nhận gần 300 tỷ đồng hồi đầu tháng, trong tuần này sẽ giải quyết tiếp số còn lại.
"Tuy nhiên, đây chỉ là cách giải quyết tình thế, tạm thời vì số tiền này thực sự chưa đáp ứng được nhu cầu. Mỗi tháng ước lượng phải trả cho nhà thầu khoảng 500-600 tỷ đồng", ông Quang nói.
Dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên có tổng vốn 2,49 tỷ USD (hơn 47.000 tỷ đồng) được khởi công tháng 8/2012. Dài gần 20 km, tuyến đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương).
Trong đó 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga). Công trình dự kiến đưa vào khai thác năm 2020.
Hữu Công
Theo VNE
Hà Nội cấm xe máy tại các quận từ năm 2030 Với trên 91% đại biểu nhất trí, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết quản lý phương tiện giao thông. Tại phiên làm việc sáng 4/7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua đề án về tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà...