Cử tri Hà Nội chất vấn việc chặt hạ, thay thế cây xanh
Lãnh đạo Hội đồng nhân dân Hà Nội cho hay trong câu hỏi tổng hợp ý kiến tại các cuộc tiếp xúc cử tri và câu hỏi đề nghị chất vấn đều có nội dung liên quan đến việc thay thế cây xanh trên một số tuyến phố của Hà Nội.
Thông tin tại buổi họp báo về kỳ họp thứ 13 HĐND thành phố Hà Nội chiều 3/7, Phó chủ tịch HĐND Nguyễn Văn Hoạt cho hay, kỳ họp sẽ diễn ra từ ngày 6 đến 8/7. HĐND sẽ thảo luận thông qua 5 nghị quyết, trong đó có nghị quyết về đặt tên và điều chỉnh độ dài một số tuyến đường phố trên địa bàn; về đề án thành lập Sở Du lịch Hà Nội, kiện toàn Sở Văn hóa và Thể thao; về bãi nhiệm đại biểu.
Vấn đề thay thế cây xanh gây bức xúc dư luận thời gian qua tiếp tục được cử tri và đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đưa ra trước kỳ họp thứ 13 HĐND thành phố. Ảnh: Quý Đoàn.
Về nghị quyết bãi nhiệm đại biểu, Trưởng ban Pháp chế Nguyễn Hoài Nam thông tin, tại kỳ họp sẽ xem xét bãi nhiệm đại biểu Châu Thị Thu Nga vì có những sai phạm trong hoạt động kinh doanh và đang bị bắt tạm giam. “Mặc dù chưa kết án nhưng sai phạm đã rõ. Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã đề nghị và Quốc hội đã bãi nhiệm. Thường trực HĐND có tờ trình trình HĐND Hà Nội bãi nhiệm đại biểu Châu Nga”, ông Nam nói.
Trả lời câu hỏi nội dung sẽ được đưa ra tại phiên chất vấn, Phó chủ tịch Nguyễn Văn Hoạt cho biết, theo nguyên tắc HĐND sẽ tập hợp các vấn đề được cử tri và nhiều đại biểu quan tâm, đó là môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, dự án treo…
Video đang HOT
Liên quan đến chương trình chặt hạ, thay thế cây xanh gây bức xúc lớn trong dư luận vừa qua, Phó chủ tịch HĐND Hà Nội thông tin, Hội đồng đã nhận được câu hỏi đề nghị chất vấn nội dung trên. Nhưng có đưa việc chặt hạ thay thế cây xanh ra chất vấn hay không sẽ còn phải cân nhắc. “Vừa rồi Bí thư Thành ủy đã trả lời, chủ trương thay thế cay xanh là đúng. Tuy nhiên cách làm có một số hạn chế, thiếu sót. Hơn thế, kết luận thanh tra đã được công bố công khai rộng rãi. HĐND ủng hộ chủ trương công khai này của thành phố”, ông Hoạt nhấn mạnh.
Ngày 16/8/2013, thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước thành phố giai đoạn đến năm 2015. Theo đó sẽ chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh. Việc này đã được thực hiện tại một số tuyến phố Huế, Hàng Bài, Kim Mã, Giảng Võ… bằng nguồn vốn xã hội hóa. Tuy nhiên, khi Hà Nội thay thế toàn bộ 381 cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thành vào tháng 3/2015 đã gặp phải phản ứng dữ dội của dư luận.
Ngày 20/3, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu dừng việc thay thế hàng loạt cây xanh trên đường phố và phê bình các đơn vị triển khai đề án chặt hạ, di chuyển, thay thế cây xanh vì thông tin, tuyên truyền chưa đáp ứng được yêu cầu. Chủ tịch Hà Nội sau đó đã chỉ đạo thành lập đoàn thanh tra liên ngành do thanh tra thành phố chủ trì, thanh tra toàn diện việc thực hiện thay thế cây xanh trên một số tuyến phố thời gian qua.
Võ Hải
Theo VNE
Hà Nội bàn phương án thay thế cây mỡ trên đường Nguyễn Chí Thanh
Một số loại cây như sao đen, lát, dầu rái được cân nhắc trồng thay thế cây mỡ. Giải pháp trồng xen kẽ một số loại cây để đảm bảo cảnh quan đô thị quanh năm cũng được cân nhắc.
Thành phố Hà Nội vừa tổ chức cuộc họp trong phạm vi hẹp với một số tổ chức và nhà khoa học để lấy ý kiến cho việc trồng lại cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh. Tại cuộc họp, mặc dù còn có ý kiến khác nhau về chọn loại cây nhưng các đại biểu cùng thống nhất, đường Nguyễn Chí Thanh là con đường đẹp, trục trung tâm, dải phân cách giữa và vỉa hè hai bên rộng, do đó cần chọn loại cây phù hợp với các điều kiện trên.
Hàng cây mỡ được trồng hồi tháng 3 trong dự án thay thế cây xanh của Hà Nội. Ảnh: Giang Huy.
Một cán bộ tham dự cuộc họp chia sẻ với VnExpress, việc trồng thay thế sẽ được tiến hành khi đủ nguồn giống cây và điều kiện thời tiết cho phép. Cây được trồng sẽ theo kích thước quy định, không trồng cây to theo kiểu "ăn xổi" và có thể trồng xen kẽ một số loại cây chứ không trồng một loại cây duy nhất.
Thông tin tìm loại cây phù hợp trồng thay thế cây mỡ trên một số tuyến phố, trong đó có đường Nguyễn Chí Thanh cũng được Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong xác nhận tại buổi giao ban báo chí thành ủy sau trận mưa giông chiều 13/6 làm hàng ghìn cây xanh bị đổ.
Phó giám đốc Sở Xây dựng cho rằng: "Dông lốc đi qua đã đặt ra nhiều vấn đề cho việc quy hoạch lại hệ thống cây xanh, chiếu sáng của thành phố. Những hậu quả của cơn dông vừa qua cũng còn có những vấn đề của lịch sử, cũng như nhiều yếu tố khác cộng lại. Sắp tới thành phố sẽ có hội thảo để tiếp thu ý kiến các nhà khoa học, người dân về việc trồng cây mới trên địa bàn thành phố."
Trước đó, dịp tháng 3, thành phố Hà Nội đã cho phép thay thế toàn bộ gần 400 cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh bằng cây vàng tâm. Kinh phí thay thế bằng nguồn vốn xã hội hóa. Tuy nhiên việc chặt hạ và thay thế cây xanh tại con đường từng đạt giải Con đường đẹp nhất Việt Nam và một số tuyến đường khác tại Thủ đô đã vấp phải phản ứng quyết liệt của nhân dân và một số nhà khoa học. Dư luận cũng trãnh cãi cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ hay vàng tâm. Chủ tịch Hà Nội đã yêu cầu tạm dừng thay thế cây xanh để rà soát lại.
Cây trồng thay thế trên phố Nguyễn Chí Thanh được xác định là mỡ chứ không phải vàng tâm như thông tin các đơn vị tài trợ đưa ra. Ảnh: Giang Huy.
Trong kết luận thanh tra của thành phố Hà Nội sau đó thông tin: Về cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh, kết quả giám định của Viện Khoa học lâm nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và xác minh từ nguồn gốc cung cấp, xác định đó là cây mỡ. Lãnh đạo Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị liên quan tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học và nhân dân, Sở Xây dựng chỉ đạo trồng cây trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh theo quy hoạch, đảm bảo cây trồng xanh tốt, góp phần cải thiện m ôi trường và cảnh quan đô thị. Những chi phí phát sinh do các đơn vị tài trợ đảm nhiệm.
Sau khi có kết luận thanh tra việc thay thế cây trên một số tuyến phố, Chủ tịch Hà Nội có văn bản chỉ đạo xử lý sau thanh tra. Theo đó, Ban cán sự Đảng UBND thành phố kiểm điểm trách nhiệm của lãnh đạo UBND thành phố, lãnh đạo Sở Xây dựng và các tổ chức, cá nhân liên quan theo thẩm quyền, xong trước ngày 30/5. Yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng, kiểm điểm và có hình thức xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân lãnh đạo Sở và cá nhân, đơn vị trực thuộc để xảy ra những tồn tại, hạn chế, thiếu sót đã nêu tại Kết luận Thanh tra, báo cáo thành phố trước ngày 15/6. Tuy nhiên cho đến nay, thành phố Hà Nội và Sở Xây dựng chưa công khai thông tin việc xử lý theo chỉ đạo trên.
Võ Hải
Theo VNE
Quốc hội giám sát liên tục dự án sân bay quốc tế Long Thành Đại biểu Trần Du Lịch cho biết, Quốc hội mới quyết định đầu tư xây dựng giai đoạn 1 dự án sân bay Long Thành với việc xây 1 đường băng và sẽ giám sát liên tục 10 năm triển khai giai đoạn 1 của dự án này. Ngày 30/6, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TPHCM, đơn vị số 1 đã có...