Cứ tới hè là mụn lại thi nhau mọc lên tùm lum, phải làm gì để khắc phục tình trạng này?
Những ngày hè nóng bức khiến làn da của chúng ta trở nên nhạy cảm hơn. Đặc biệt, các nốt mụn cũng thi nhau mọc lên nhiều hơn khiến chúng ta cảm thấy mất tự tin khi ra đường.
Vậy phải làm gì để cải thiện tình trạng mụn trong những ngày hè?Vì sao cứ tới hè là các nốt mụn lại thi nhau mọc lên?
Về cơ bản, mụn thường xuất hiện khi tuyến bã nhờn tiết ra nhiều, cùng với đó là mồ hôi và bụi bẩn tích tụ lại. Chính điều này khiến mụn sinh sôi nhiều trong mùa hè. Thêm nữa, trong mùa nắng nóng, nhiệt lượng trong cơ thể cũng tăng lên gây tích tụ độc tố. Nếu cơ thể không đào thải hết lượng độc tố này sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động của nội tiết tố, từ đó làm gia tăng hormone androgen khiến tuyến bã nhờn bị kích thích, gây mụn trứng cá.
Thêm nữa, trong ánh nắng mặt trời chói chang của những ngày hè, tia UVA và UVB là hai thành phần có hại lớn đối với làn da của bạn. Khi bạn để làn da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng khiến da dễ bị tổn thương và làm cấu trúc da trở nên yếu hơn.
Một vài cách ngăn ngừa mụn xuất hiện trong những ngày hè:
Để tránh làm mụn sinh sôi nhiều thì bạn cần có một chế độ chăm sóc da phù hợp. Dưới đây là một số bí quyết giúp kiểm soát tình trạng mụn xuất hiện trong những ngày hè:
Tẩy da chết đều đặn
Tham khảo thêm Né ngay những thói quen sau khi tẩy da chết nếu không muốn mụn bùng phát
Tẩy da chết là một trong những bước chăm sóc da đơn giản để loại bỏ tình trạng mụn. Đồng thời, việc làm này cũng giúp giải phóng các lỗ chân lông bị tắc nghẽn, từ đó hạn chế sự bưng bít nang lông bởi tế bào da chết và bã nhờn.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng việc tẩy da chết mà chỉ nên thực hiện khoảng 1 lần/tuần để giúp làm sạch da hiệu quả.
Video đang HOT
Chống nắng đầy đủ khi ra đường
Trong ánh nắng có chứa tia UVA và UVB nên dễ làm da bị đen sạm và gây ra nhiều vấn đề về da nghiêm trọng. Vì vậy, khi ra ngoài trong những ngày hè, bạn nên bôi kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên. Đồng thời, hãy mặc thêm áo chống nắng, đeo khẩu trang che kín để tránh bụi bẩn, ánh nắng chiếu vào, từ đó sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng mụn xuất hiện.
Cung cấp đủ nước mỗi ngày
Thời tiết oi bức, cộng với việc ngồi trong phòng điều hòa nhiều khiến làn da của chúng ta trở nên khô ráp, thiếu sức sống. Lúc này, hãy mang sẵn một chai xịt khoáng theo người để có thể lấy ra sử dụng thường xuyên. Ngoài ra, hãy cố gắng uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước hàng ngày để duy trì độ ẩm và độ đàn hồi trên da hiệu quả. Nhờ đó, lượng độc tố trong cơ thể bạn cũng sẽ được đào thải và giảm hẳn tình trạng mụn xuất hiện trên da mặt.
Vệ sinh tóc thường xuyên
Nhiều người không nghĩ đến mái tóc cũng có thể là nguyên nhân làm xuất hiện mụn. Bởi mái tóc chính là thứ tiếp xúc với khuôn mặt chúng ta nhiều nhất nên những người để tóc mái dài sẽ gặp phải tình trạng mụn nổi trên trán nhiều. Chính vì vậy, hãy chú ý giữ tóc luôn sạch sẽ bằng cách gội đầu và đội mũ che tóc khỏi nắng gió khi ra ngoài.
Theo trí thức trẻ
Nắng nóng kéo dài, bệnh viện ở Sài Gòn đông nghịt
7h sáng, khu khám bệnh của nhiều viện lớn ở TP.HCM đã đông nghịt người đến chờ đến lượt. Đa số bệnh nhân phải vào viện là trẻ em và người già.
Thời tiết tại Sài Gòn đang bước vào giai đoạn nắng nóng cao điểm, trung bình từ 35-37 độ C, chỉ số tia cực tím dao động mức nguy hiểm. Đây cũng là thời điểm giao mùa khiến nhiều người đổ bệnh, đặc biệt là trẻ em. Tại TP.HCM, những ngày gần đây, số lượng trẻ em đến khám và nhập viện do các bệnh mùa nắng nóng tiếp tục tăng mạnh khiến bệnh viện luôn trong trạng thái đông nghẹt. Thống kê sơ bộ tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Nhi đồng 2, mỗi ngày khoa khám bệnh tiếp nhận khoảng 11.000 lượt bệnh nhi đến khám.
Trong tuần giữa tháng 4, mỗi ngày Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM tiếp nhận khoảng 3.500 đến 7.000 bệnh nhi đến khám, 7% trong số này phải nhập viện nội trú.
Tại bệnh viện, số lượt bệnh nhi khám chữa bệnh về đường hô hấp chiếm số lượng cao nhất. Trong khi đó, tay chân miệng tăng 47%, các bệnh tiêu hóa tăng từ gần 15% so với tháng trước. Nhiều trường hợp điều trị ngoại trú do liên quan đến các bệnh khác như viêm họng, viêm phế quản do nhiễm siêu vi...
Gần trưa, khoa Khám bệnh của Bệnh viện Nhi đồng 1 vẫn rất đông người chờ tới lượt khám. Vừa ôm đứa con nhỏ đang gục trên vai, chị L.T.T. (40 tuổi, ngụ tại quận 1, TP.HCM) than thở: "Không hiểu vì sao TP.HCM càng ngày càng nóng bức. Sau đợt nóng trước con tôi vừa khỏi bệnh thì mới hôm qua lại khò khè, nôn ói và tiêu chảy nhiều. Trời nóng thế này người lớn mình còn chịu không được, hỏi sao mấy đứa trẻ nhỏ lúc nào cũng khó chịu, bệnh tật".
Bác sĩ Phạm Văn Hoàng, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết số bệnh nhi đến khám trong tuần tăng khoảng 5% so với 3-4 tuần trước.
Lý giải về điều này, bác sĩ Hoàng cho hay, trẻ em là đối tượng rất dễ mắc bệnh trong thời tiết nắng nóng do bị thiếu nước, rối loạn điện giải. Ngoài ra, thời tiết oi bức và tác động của tia cực tím cũng khiến sức đề kháng của trẻ giảm.
"Các bệnh này nếu phát hiện sớm thì dễ điều trị, nhưng nếu chủ quan, hoặc tự mua thuốc cho trẻ uống không theo chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh có thể diễn tiến nặng", bác sĩ Hoàng cảnh báo.
Trẻ thường bị mắc các nhóm bệnh về hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản và các bệnh lý về tiêu hóa gia tăng như tiêu đàm máu, tiêu chảy cấp, viêm ruột. Bên cạnh đó, các bệnh lý về da như nhiễm trùng da, viêm da, rôm sảy cũng tăng nhẹ.
7h sáng tại Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM, số lượng bệnh nhân cao tuổi đến khám tăng mạnh. Đa số bệnh nhân thường mắc các bệnh lý như cảm cúm, mệt mỏi, viêm xoang, viêm mũi, khó ngủ,... Hiện số lượng bệnh nhân cao tuổi đến khám về bệnh huyết áp và rối loạn giấc ngủ tăng 15%, các bệnh lý tiêu hóa, hô hấp, da liễu cũng tăng từ 7-10% lượt bệnh nhân đến khám.
Để được khám sớm, nhiều người phải đến viện từ 6h. Nắng nóng kéo dài khiến số lượng bệnh nhân đến khám ở đây đông bất thường. Theo bác sĩ Hoàng Mạnh, Phó trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM, người già thường ít có cảm giác khát nước nên không nhớ để bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể. Tiêu thụ không đủ nước có thể khiến rối loạn điện giải, làm tụt huyết áp ở người lớn tuổi. Ngoài ra, thời tiết nắng nóng cũng làm gia tăng bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ, đặc biệt là những người có sẵn nền bệnh tăng huyết áp, tim mạch.
Bác sĩ Mạnh khuyến cáo người già cần hạn chế đi lại và làm việc vào những giờ cao điểm nắng nóng, nhất là những người mắc có tiền sử mắc bệnh tim mạch, huyết áp. Ngoài ra, người lớn tuổi cần tuân thủ uống thuốc, kiểm soát huyết áp đúng hướng dẫn của các y bác sĩ. Đối với những người hút thuốc, cần hạn chế lại và chủ động theo dõi huyết áp thường xuyên.
Lưu ý, trong những ngày nắng nóng, người dân không nên lạm dụng việc tắm mát, chuyển đổi môi trường đột ngột dễ ảnh hưởng đến huyết áp. Đồng thời, chúng ta cần bổ sung vitamin, chất xơ từ trái cây, chăm sóc sức khỏe và tiêm phòng đầy đủ cho cả người lớn và trẻ nhỏ để phòng bệnh.
Theo Zing
Đà Nẵng: Nắng nóng, bệnh nhi nhập viện tăng cao Thời tiết nắng nóng liên tục diễn ra trong thời gian vừa qua đã khiến cho tình trạng trẻ em nhập viện tăng cao. Tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng, số trẻ nhập viện đã tăng từ 30% đến 50% so với ngày thường. Trẻ em tới khám bệnh tại bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng. (ảnh: Báo...