Cụ thể hơn về 5 loại quả trị huyết áp cao
Vơi ngươi mắc bênh huyêt ap cao, ăn hoa qua là rất cần thiết vì nó kha hưu ich trong viêc điêu tri.
Chung ta đêu biêt ăn hoa qua rất co lơi cho sưc khoe, cac loai hoa qua khac nhau se co tac dung tri liêu cac bênh không giông nhau.
Dươi đây la 5 loai qua rât tôt cho ngươi bi huyêt ap cao.
Tao: Chưa hơn 10 loai dinh dương như axit malic, axit citric, vitamin A, B, C… ăn tao có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu và chống xơ vữa động mạch. Một nghiên cứu gần đây cho biết: táo có tác dụng điều hòa huyết áp tốt đối với những người thích ăn mặn, ngươi bi huyêt ap cao.
Chuôi tiêu: Rât giau các chât như tinh bột, pectin, vitamin A, B, C… chuối tiêu co thê thanh nhiêt, ha huyêt ap và làm giảm cholesterol máu. Người bị tăng huyết áp nên ăn chuối tiêu hàng ngày, mỗi ngày 1-2 quả. Ăn liên tục khoảng một tháng, huyết áp sẽ giảm xuống rõ rệt.
Các nghiên cứu đã phát hiện thấy: tác dụng hạ huyết áp của chuối tiêu có liên quan đến hàm lượng chất kali trong chuối và tỉ lệ bị tai biến mạch máu não do huyết áp lên cao ở những người thường xuyên ăn chuối thấp hơn hẳn so với những người không ăn chuối khoảng 23,6%.
Video đang HOT
Để làm giảm cholesterol máu, hàng ngày nên lấy vỏ chuối (chú ý lấy cả cuống) 30-60g sắc uống, uống liên tục trong 10-12 ngày thì hàm lượng cholesterol có thể đã giảm xuống thấy rõ.
Tao mèo (sơn tra): Sơn tra cũng có tác dụng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, an thần, trấn tĩnh, góp phần lập lại cân bằng sinh lý và phòng chống tích cực các biến chứng do tình trạng tăng huyết áp gây ra.
Sơn tra, cúc hoa, lá trà tươi mỗi thứ 10g, hãm với nước sôi trong bình kín 15 phút, uống thay trà trong ngày. Dùng cho người bị tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành và rối loạn lipid máu.
Cam, quyt: Loại quả này chưa nhiều vitamin C, axit citric, đường và hàng chục hoạt chất sinh học khác thiết yếu đối với cơ thể.
Với những người bị tăng huyết áp do viêm gan mạn tính, loại quả họ nhà cam, quýt có tác dụng tăng cường khả năng giải độc của gan, xúc tiến quá trình chuyển hóa cholesterol và dự phòng xơ vữa động mạch. Sau mỗi bữa cơm, ăn thêm 1 trái quít không những có tác dụng kích thích tiêu hóa, mà còn có thể tiêu trừ tình trạng rối loạn tiêu hóa do huyết áp tăng cao.
Ma thây: Trong mã thầy, có 68,52% nước, 18,75% tinh bột, 2,25% protein, 0,19% lipid, và các dưỡng chất khác như đường, pectin, muối canxi, phốt pho, sắt… Ngoài ra, với thành phần giàu vitamin A, B1, B2, C… và một hoạt chất gọi là puchin, quả mã thầy được coi là có tác dụng kháng khuẩn, hạ huyết áp và phòng ngừa ung thư rất tốt.
Theo VNE
Cảnh báo ngộ độc thuốc nhỏ mũi ở trẻ nhỏ
Trong thực tế đã thấy nhiều trường hợp ngộ độc thuốc nhỏ mũi co mạch xảy ra ở nhóm tuổi từ 1 tháng đến 3 tuổi do người nhà tự ý dùng loại thuốc này cho trẻ em.
Vì sao trẻ hay bị nghẹt mũi?
Trẻ em thường dễ nhạy cảm với thời tiết. Hệ hô hấp của trẻ nhỏ cũng rất dễ bị sung huyết, kích ứng đường thở khi nhiệt độ trong ngày thay đổi đột ngột, nhất là lúc chuyển mùa hoặc nằm phòng điều hòa.
Do nghẹt mũi, khò khè, nhiều bé không thể bú được và rất khó ngủ. Trong những trường hợp này, nhiều bà mẹ đã vội cho con mình dùng thuốc nhỏ mũi của người lớn dẫn đến do bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi, thường hay gặp là loại naphazoline.
Lưu ý khi dùng thuốc
Thuốc nhỏ mũi co mạch được dùng phổ biến ở nước ta là naphazoline. Có khá nhiều tên thương mại như rhinex 0,05%, nasoline 0,05%... Cần chú ý loại này không được dùng cho trẻ nhỏ dưới 7 tuổi.
Trong thực tế đã thấy nhiều trường hợp ngộ độc thuốc nhỏ mũi co mạch xảy ra ở nhóm tuổi từ 1 tháng đến 3 tuổi do người nhà tự ý dùng loại thuốc này cho trẻ em. Chỉ cần nhỏ 2 giọt là đã đủ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Sau khi nhỏ mũi từ 30 phút đến 2 giờ sẽ xuất hiện các biểu hiện vã mồ hôi, tay chân lạnh ngắt. Sau đó, trẻ lừ đừ, hôn mê, thở yếu. Thậm chí có những dấu hiệu nặng như ngưng thở từng cơn, nhịp tim không đều có thể dẫn đến tai biến nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Không được tự ý sử dụng thuốc co mạch cho trẻ nhỏ. Khi trẻ bị nghẹt mũi cần làm thông mũi cho trẻ. Nếu trẻ nghẹt nhiều, nên sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0,9% làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi.
Hướng dẫn trẻ tránh thói quen hỉ mũi mạnh cả hai bên, động tác này làm tăng đột ngột áp lực trong tai, dễ gây rách màng nhĩ. Làm thông mũi 2 - 3 lần mỗi ngày và trước khi cho trẻ bú, ăn.
Ngoài ra, chăm sóc trẻ nghẹt mũi cũng cần tăng cường nước uống và dinh dưỡng đầy đủ. Tuyệt đối không nên dùng miệng để hút mũi vì có thể lây lan thêm mầm bệnh cho trẻ. Không tự ý dùng thuốc kháng sinh trị nghẹt mũi vì không những không hết nghẹt mũi mà còn làm cho vi khuẩn kháng thuốc.
Thực tế cho thấy, mặc dù triệu chứng nghẹt mũi rất hay gặp ở trẻ em nhưng đa số các bà mẹ không biết cách chăm sóc khi trẻ bị bệnh nên đã tự ý điều trị nghẹt mũi theo kinh nghiệm hay mua thuốc theo mách bảo.
Do vậy, để phòng tránh ngộ độc thuốc nhỏ mũi ở trẻ em, cần tuyên truyền rộng rãi, nhắc nhở lại khuyến cáo không dùng thuốc nhỏ mũi co mạch cho trẻ em dưới 7 tuổi. Người nhà cần biết cách chăm sóc trẻ khi bị nghẹt mũi để tránh tai biến cũng như diễn tiến bệnh kéo dài gây biến chứng.
Theo VNE
Mách chị em cách tránh sẹo tuyệt vời nhất Khi bị tổn thương, bạn phải xử lý vết thương càng sớm bao nhiêu thì càng hạn chế được sẹo bấy nhiêu. Khi bi thương, du vêt thương co nho đên đâu đi nưa thi điêu chi em lo lăng nhât vân la "đê lai seo". Tuy nhiên, nêu biêt cach xư ly kip thơi, đung cach va ăn uông đung môt sô...