“Cứ tăng giá là phản ứng, chắc chắn đất nước không phát triển được”
Trong khi Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng, tâm lý bao cấp nặng nề, cứ tăng giá là phản ứng thì chắc chắn đất nước không phát triển được thì Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, phải hiểu đúng “định hướng XHCN” không có nghĩa là bao cấp.
Mối lo về mất cân đối cán cân ngân sách một lần nữa được đưa ra tại Thường vụ Quốc hội
Dự kiến hụt thu 21.000 tỷ đồng so với dự toán
Trình bày các báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội trong 3 năm 2011 – 2013, kế hoạch 2014 tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 11/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, hết 9 tháng đầu năm tổng thu ngân sách đã tăng 8,78% so với cùng kỳ song mới chỉ đạt 66,6% dự toán cả năm.
Nguyên nhân chủ yếu do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút cùng với việc thực hiện miễn giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng… đồng thời, kim ngạch xuất nhập khẩu một số mặt hàng có giá trị lớn, thuế suất cao giảm mạnh dã dẫn đến thu nội địa và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt thấp hơn so với dự toán.
Trong khi đó, tổng chi ngân sách vẫn tăng 7,4% so với cùng kỳ. Chỉ tiêu bội chi ngân sách cả năm gần như không thể giữ được và sắp tới sẽ phải trình Quốc hội nâng trần bội chi lên 5,3% GDP trong năm 2014.
Tại báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu cũng cho biết, do thu chi ngân sách nhà nước tiếp tục mất cân đối trong năm 2013 nên dự kiến sẽ hụt thu khoảng 21.000 tỷ đồng so với dự toán (nếu trừ các khoản ghi thu NSNN ngoài dự toán thì hụt khoảng 59.430 tỷ đồng).
Dự báo, năm 2014 có khả năng sẽ hụt thu ở mức cao hơn nên khó đạt chỉ tiêu đến năm 2015 bội chi ngân sách kể cả trái phiếu Chính phủ dưới 4,5% GDP theo Nghị quyết Quốc hội.
Nền kinh tế chất lượng phải là nền kinh tế minh bạch
Video đang HOT
Nguồn vốn cho đầu tư phát triển thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu Quốc hội đề ra. Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng, nguyên nhân một phần do chủ trương, quan điểm phát triển còn khác nhau, chưa thông suốt và chưa đạt được sự đồng thuận cao nên dẫn đến đổi mới thể chế còn ngập ngừng, đặc biệt là thể chế kinh tế thị trường, chưa tạo được đột phá trong huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển.
“Tư tưởng bao cấp của chúng ta vẫn còn nặng nề. Cứ tăng giá là phản ứng thì chắc chắn đất nước không phát triển được”, Bộ trưởng Vinh đánh giá.
“Tư tưởng bao cấp của chúng ta vẫn còn nặng nề. Việc cần làm là phải đổi mới thể chế một cách mạnh mẽ. Chỗ nào bao cấp thì bao cấp, chỗ nào cần phải xã hội hóa thì phải xã hội hóa. Nhưng, nhiều lĩnh vực chúng ta cứ đụng đến xã hội hóa là lại co lại”.
Ông dẫn chứng, để giải quyết tình trạng thiếu vốn trong xây dựng phát triển hạ tầng đường sá thì điều cần phải làm là nâng phí. Tương tự với các dịch vụ giáo dục và y tế. Trong khi đó, “cứ tăng giá là phản ứng thì chắc chắn đất nước không phát triển được”, Bộ trưởng Vinh đánh giá.
Nhận xét về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, theo nguyên tắc, bội chi chỉ để đầu tư, tuy nhiên, trên thực tế, phần đầu tư trên bội chi đang ngày càng xấu đi.
Ông nói, “một nền kinh tế chất lượng phải là một nền kinh tế minh bạch và là nền kinh tế thật – không phải là nói vậy mà không phải vậy”.
Có những lĩnh vực công như giáo dục và y tế, trong khi nhu cầu vốn lớn, thì cung ứng lại ít, yêu cầu chi phí cao nhưng nguồn thu lại thấp. Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề, liệu có phải là chúng ta đang đòi hỏi “một nền giáo dục rẻ, một nền y tế chất lượng cao mà giá thành rẻ” liệu có thể hay không?
Ông yêu cầu cần phải hiểu đúng, phải giải thích rõ ràng về “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” mà đất nước đang hướng đến. Theo đó, “định hướng xã hội chủ nghĩa” tức là có những đối tượng người nghèo, người có công, đối tượng chính sách thì Nhà nước phải lo, không gọi là “bao cấp”. Còn đã là “kinh tế thị trường” thì phải đầy đủ!
Bích Diệp
Theo Dantri
Tràn lan "trúng thầu 100 tỉ, thanh toán vài trăm tỉ"
Trong báo cáo trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Đầu tư công ngày 23.9, Bộ trưởng Bộ KHĐT Bùi Quang Vinh liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thông qua dự luật vào thời điểm hiện nay, bởi nếu không sẽ "bó tay", không thể ngăn hiện trạng đầu tư công tràn lan, dàn trải.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cũng "chỉ mặt, điểm tên" khâu gây lãng phí nhất chính là chủ trương đầu tư khi "cứ vẽ dự án ra rồi đi xin tiền".
Thủ tướng cũng phải bức xúc sao đường núi lại làm to thế!
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh khẳng định, nếu Luật Đầu tư công được ban hành sẽ hạn chế tối đa việc bố trí tràn lan dự án, hay việc dàn trải dự án trong nhiều năm. "Tôi chắc rằng không ai dám nói mạnh là sẽ triệt để giải quyết được tình trạng này, nhưng chúng ta đã có kinh nghiệm từ việc thực hiện Chỉ thị 1792. Dù chỉ là một quyết định, nhưng đến nay do có thẩm định nên các địa phương không dám tự mình bố trí dự án ào ạt" - ông nói.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng nếu những nội dung của Chỉ thị 1792 được nâng lên thành luật thì hiệu quả sẽ rất cao.
Bộ trưởng KHĐT cho biết, dự án Luật Đầu tư công dành riêng một chương quy định rõ về chủ trương đầu tư, điều mà theo ông là "khâu lãng phí nhất, thất thoát nhiều nhất". "Nhiều lúc Thủ tướng bức xúc vì sao đường miền núi lại làm to kinh khủng đến 60-70m. Chủ trương này ai quyết định? Hay làm xong thì kệ không ai ở, không ai đến buôn bán. Không thể cứ đưa ra chủ trương đầu tư từ một cấp nào đó rồi phải lao theo. Đây là điều vô cùng lãng phí" - ông nói.
Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, dự án Luật Đầu tư công nêu rõ những người làm sai sẽ phải chịu trách nhiệm. "Có những chủ tịch tỉnh không cần biết trong túi mình có bao nhiêu tiền, cứ thích là duyệt chủ trương dự án xong đi xin trung ương rồi ký tràn lan. Nếu luật này ra đời sẽ không còn ai dám làm tràn lan, hàng loạt bộ, ngành và các địa phương sẽ không dám làm tùy tiện như vậy nữa" - ông Vinh nhận định.
Nguyên nhân tăng giá công trình: Ngụy biện hết
Dự án Luật Đầu tư công cũng yêu cầu rõ phải thẩm định vốn trước khi thực hiện dự án để chắc chắn ít nhất được 80% nguồn vốn là có. "Như vậy, khi dự án bắt đầu khởi công là sẽ có tiền giải ngân, chứ không còn những con đường kéo dài đến 10-15 năm như hiện nay" - Bộ trưởng Bộ KHĐT nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đưa ra ví dụ về một công trình thủy lợi ban đầu có quy mô tưới tiêu cho 1.000ha, có dự toán 1 tỉ đồng/ha. Nhưng sau khi làm xong thì dự án chỉ còn 500ha, khiến chi phí đội lên 2 tỉ đồng/ha, với đủ mọi lý do biện minh bởi thiết kế chưa đúng, rồi đổ tại nguồn nước hay do biến đổi khí hậu.
Bộ trưởng Bộ KHĐT bức xúc: "Toàn là ngụy biện hết. Ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc đội giá công trình từ 1 tỉ đồng/ha lên 2 tỉ đồng/ha? Phải có giám sát dự án và đánh giá hậu đầu tư. Dự luật này sẽ đảm bảo điều đó và phù hợp với hiện thực nước ta hiện nay là đầu tư công tràn lan, không ngăn nổi những lãng phí này".
Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, dự thảo Luật Đầu tư công không chỉ phù hợp lòng dân, phù hợp với thông lệ quốc tế mà còn cho thấy Quốc hội quyết định sáng suốt. "Tôi cam kết Luật Đầu tư công sẽ giúp phanh lại hiện tượng trên. Nếu dự án luật này được thông qua vào năm 2014 và chúng ta quyết liệt thực hiện thì đầu tư công sẽ tốt lên rất nhiều" - ông thuyết phục Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
"Cuối cùng vẫn chỉ là... lấy bao nhiêu tiền?"
Hầu hết các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều tán thành việc ban hành Luật Đầu tư công.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Bộ KHĐT phải rà soát lại các văn bản hiện hành để tránh sự trùng lặp và đảm bảo dự thảo luật này có thể khắc phục căn bệnh dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả kéo dài nhiều năm trong đầu tư công.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu ý kiến đề nghị siết lại chủ trương đầu tư, đặc biệt là hợp đồng thầu phải đảm bảo "giá trúng thầu và giá thanh toán là một", chứ không thể để tình trạng trúng thầu 100 tỉ, thanh toán vài trăm tỉ như hiện nay. Ông đặt câu hỏi: Tất cả các nhà thầu đều mua bảo hiểm để bù trì cho rủi ro, tại sao cứ phải tính lại giá và duyệt lại dự toán?
"Tôi biết quá rõ những chuyện này mà không làm gì được, vì tất cả các cơ quan thẩm quyền đều đóng dấu và đồng ý hết. Cơ quan thanh toán cứ thế mà làm thôi. Còn ông kế hoạch sau khi xong rồi, giao dự án rồi đến khi thanh toán là chẳng đánh giá gì, liên quan gì. Sau này mới có thẩm tra, giám sát, chứ trước đây có đâu" - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói. Theo Chủ tịch Quốc hội, nếu cứ tiếp tục như vậy thì luật lần này chất lượng kém. "Cứ nói chống tham nhũng, chống lãng phí và phải quản lý đầu tư, cuối cùng vẫn chỉ là lấy bao nhiêu tiền" - ông nói.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, cơ quan soạn thảo đã yêu cầu phải lấy chuyện đấu thầu trọn gói, hàm chứa dự phòng rủi ro là chủ thể và những trường hợp khác là phụ. "Nếu tình hình kinh tế vĩ mô tăng quá lớn, hoặc chính sách ra đời thay đổi quá lớn mới được phép chuyển sang hình thức khác là không trọn gói" - ông cho hay.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng góp ý ngôn ngữ trong dự thảo Luật Đầu tư công cần rõ ràng và dễ hiểu cho người dân. "Ở Điều 11 cần nói rõ nhóm A, B, C nằm ở đâu. Luật do Quốc hội ban ,nhưng phải dễ hiểu cho người dân. Ta có 90 triệu dân mà chả biết nhóm A là nhóm nào" - ông nhận xét.
Theo Lao động
Đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế Sáng 4-10-2013, ngày làm việc thứ năm Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp toàn thể tại Hội trường thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, nhiệm vụ năm 2014; đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về kinh tế - xã hội, trọng tâm là ba...