‘Cú sốc’ trong quan hệ kinh tế của Nga với phương Tây
Cuộc “chia tay” gây sốc về kinh tế đã chấm dứt cả một kỷ nguyên trong quan hệ của Nga với Đức và các nước châu Âu khác.
Xung đột với Ukraine là một trong những nguyên nhân khiến quan hệ kinh tế thương mại giữa Nga và phương Tây gần như bị cắt đứt hoàn toàn. Ảnh: Reuters
Chính sách kéo dài nửa thế kỷ của Liên Xô và nước Nga mới về hội nhập kinh tế với phương Tây đã kết thúc vào năm 2022 với sự cắt đứt gần như hoàn toàn các mối quan hệ kinh tế và thương mại. Việc cắt đứt quan hệ kinh tế với các nước phương Tây không chỉ ảnh hưởng đến nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên mà còn ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác: trong khi tài sản của Nga bị đóng băng ở nước ngoài và nhiều ngân hàng Nga bị ngắt kết nối với thị trường tài chính toàn cầu, thì hầu hết các công ty phương Tây có hoạt động kinh doanh với Nga đã rời thị trường Nga.
Tháng 3/2022, Ủy ban châu Âu đã đề xuất một kế hoạch loại bỏ nhanh chóng các nguồn năng lượng của Nga. Do đó, tập đoàn năng lượng Nga Gazprom đã giảm 45% xuất khẩu khí đốt sang các nước ngoài khối Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) kể từ đầu năm. Đồng thời, tỷ lệ khí đốt của Nga ở châu Âu giảm từ 35% xuống 7,5%, theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. người phát ngôn của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho rằng việc châu Âu muốn độc lập với khí đốt của Nga nhưng lại phụ thuộc ngày càng tăng vào khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ.
Vụ bê bối về sửa chữa tuabin khí cho Nord Stream 1 (Dòng chảy phương Bắc 1), việc Đức từ chối khởi động Nord Stream 2 vốn đã được hoàn thiện, tiếp đó là vụ nổ đường ống dưới biển của cả Nord Stream 1 và 2 gần đảo Bornholm của Đan Mạch vào đêm 26/9 đã trở thành những biểu tượng của sự rạn nứt trong quan hệ kinh tế với EU trong năm 2022.
Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2/2022, cuộc đối đầu về kinh tế giữa Moskva với các nước phương Tây ngày càng leo thang. Một trong những phản ứng đầu tiên của phương Tây là đóng băng tài sản của Nga. Vì vậy, từ cuối tháng 2, EU đã thông qua quyết định phong tỏa tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga. “Các giao dịch liên quan đến quản lý dự trữ cũng như tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga đều bị cấm, bao gồm các giao dịch với bất kỳ pháp nhân, tổ chức hoặc cơ quan nào hành động thay mặt hoặc đại diện cho Ngân hàng Trung ương Nga”, thông báo của EU nêu rõ.
Và vào đầu tháng 3, Mỹ đã ban hành chỉ thị cấm người Mỹ có bất kỳ giao dịch nào với một số ngân hàng Nga. Các quyết định tương tự cũng được đưa ra bởi Anh, Nhật Bản, Canada và Thụy Sĩ. Do các biện pháp trừng phạt này, Nga đã mất quyền tiếp cận gần một nửa dự trữ vàng và ngoại hối của mình. “Chúng tôi có tổng lượng dự trữ khoảng 640 tỷ USD, khoảng 300 tỷ USD dự trữ hiện đang ở trong tình trạng chúng tôi không thể sử dụng”, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov vào tháng 3 cho biết.
Không chỉ tài sản nhà nước, mà cả tài sản tư nhân của Nga cũng bị đóng băng. Các nước EU và G7 đã đóng băng tài sản của các doanh nhân Nga trị giá 30 tỷ euro. “Chúng tôi đã tìm cách đóng băng 14,6 tỷ euro từ quỹ của các nhà tài phiệt Nga ở châu Âu. Cùng với G7, con số này là 30 tỷ euro”, Ủy viên Tư pháp châu Âu Didier Reynders cho biết vào cuối tháng 9. Chỉ riêng các nước châu Âu đã phong tỏa tài sản của người Nga, các công ty và ngân hàng Trung ương Nga với số tiền hơn 85 tỷ euro. Hầu hết số tiền này từ Pháp và Bỉ.
Video đang HOT
Sự rạn nứt trong quan hệ kinh tế với Nga được tăng cường bằng các biện pháp trừng phạt đối với một số ngân hàng Nga. Các ngân hàng Nga như VTB, Rossiya, Otkritie, Novikombank, Promsvyazbank, Sovcombank, VEB đã bị ngắt kết nối khỏi hệ thống tài chính SWIFT. Sau đó, Sberbank, Ngân hàng tín dụng Moskva, Rosselkhozbank cũng bị liệt vào danh sách trừng phạt. Các hệ thống thanh toán MasterCard và Visa cũng đã bị đình chỉ hoàn toàn hoạt động ở Nga, do đó thẻ ngân hàng được phát hành ở Nga không còn hiệu lực ở nước ngoài và ngược lại các thẻ do nước ngoài phát hành cũng không thể sử dụng ở Nga.
Ngoài ra, kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine, một số quốc gia đã tuyên bố đóng cửa không phận của họ đối với Nga. Moskva cũng đã đáp trả bằng cách đóng cửa không phận của mình đối với một số nước phương Tây. Do đó, kể từ ngày 28/2, các chuyến bay của các hãng hàng không từ 36 quốc gia đã bị hạn chế trong không phận Nga.
Trong bối cảnh các làn sóng trừng phạt nhằm vào Moskva, nhiều doanh nghiệp phương Tây bắt đầu ồ ạt rời khỏi thị trường Nga. Một số công ty đã bán doanh nghiệp của họ hoặc chuyển giao nó cho người Nga quản lý. Kể từ tháng 2/2022, hơn 1000 công ty nước ngoài đã rời hoặc lên kế hoạch rời khỏi thị trường Nga. Theo các chuyên gia, thiệt hại của các doanh nghiệp nước ngoài do rút khỏi Nga lên tới 240 tỷ USD, đặc biệt là các nước như Phần Lan (tổn thất 2% GDP), Thụy Điển (1,5%), Anh (1,3%). %) và Đan Mạch (1%).
Đến cuối năm 2022, gần 50 nước đã bị Nga liệt vào danh sách “các quốc gia không thân thiện”. “Các nước không thân thiện” với Nga chiếm khoảng 60% GDP thế giới theo tỷ giá hối đoái, hay khoảng 45% GDP thế giới theo sức mua tương đương. Đồng thời, “các quốc gia không thân thiện” chiếm hơn 70% chi tiêu toàn cầu cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Do đó, thiệt hại của Nga do việc cắt đứt quan hệ kinh tế với “các quốc gia không thân thiện” không chỉ được đo lường bằng thiệt hại trước mắt vào năm 2022, mà còn bằng thiệt hại lâu dài liên quan đến sự cô lập về công nghệ đối với Moskva.
Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Các lệnh trừng phạt của phương Tây phản tác dụng
EU sẽ phải đối mặt với thách thức lớn nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình trong những năm tới và tiêu tốn nhiều nguồn lực cho chi phí vận chuyển khí đốt do khoảng cách xa.
Do có trữ lượng khí đốt dồi dào, Iran cho biết sẵn sàng giúp châu Âu giải quyết khủng hoảng năng lượng. Ảnh: CNN
Theo bình luận của Thời báo Tehran (tehrantimes.com) mới đây, khi thời tiết trở nên lạnh hơn ở châu Âu, những nỗ lực hạn chế tiêu thụ khí đốt và điện đang đạt đến giới hạn và sự hỗ trợ tạm thời trong vài tháng qua bắt đầu suy yếu.
Trước khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra, Nga đã chiếm thị phần lớn trong nhập khẩu năng lượng của châu Âu. Tuy nhiên, cuộc xung đột, hiện diễn ra vào tháng thứ 9, đã làm gián đoạn mối quan hệ hợp tác đó và không còn lượng khí đốt nào chảy qua Nord Stream 1.
Hiện các cơ sở lưu trữ của EU hiện đã đầy 95%, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Điều này châu Âu có thể vượt qua mùa Đông năm nay, nhưng có một cái giá đắt mà họ phải trả khi áp đặt những lệnh trừng phạt với Nga.
Các doanh nghiệp trên khắp châu Âu buộc phải hạn chế sử dụng năng lượng của họ, khiến hoạt động kinh doanh như bình thường gặp khó khăn. Họ đang buộc đóng cửa các nhà máy, giảm quy mô hoặc chuyển địa điểm. Châu Âu có thể đang trên con đường "phi công nghiệp hóa".
Hoạt động sản xuất của khu vực đồng euro đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020. Chỉ số PMI (quản lý thu mua) của S&P Global vào tháng 10 báo hiệu một cuộc suy thoái đang rình rập đối với châu Âu.
Trong phân tích mới nhất của mình về cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu được công bố vào ngày 3/11, IEA cho biết EU có thể đối mặt với sự thiếu hụt tới 30 tỷ mét khối (bcm) khí tự nhiên trong giai đoạn mùa Hè năm tới để nạp lại các kho lưu trữ khí đốt của mình.
Với báo cáo có tên "Không bao giờ là quá sớm để chuẩn bị cho mùa Đông tới: Cân bằng khí đốt của châu Âu cho giai đoạn 2023-2024", IEA cảnh báo rằng mức lưu trữ hiện tại, cũng như giá khí đốt thấp hơn gần đây và nhiệt độ ôn hòa bất thường, cũng không nên dẫn đến kết luận lạc quan về tương lai.
Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho biết: "Với thời tiết ôn hòa gần đây và giá khí đốt giảm, có nguy cơ 'tự mãn' len lỏi vào trong các cuộc thảo luận xung quanh nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu, nhưng chúng ta vẫn chưa thoát khỏi bế tắc".
Cái giá của lệnh trừng phạt
Xem xét báo cáo của IEA cho thấy EU sẽ phải đối mặt với một thách thức lớn trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình những năm tới và tiêu tốn nhiều nguồn lực cho chi phí vận chuyển khí đốt do khoảng cách xa. Do đó, Iran có thể là nhân tố quan trọng giúp giải quyết vấn đề trên.
Có nguồn tài nguyên khí đốt lớn nhất thế giới, Iran có thể cung cấp cho châu Âu nguồn năng lượng mà họ rất cần nếu có cơ sở hạ tầng đường ống hoặc nếu các lệnh trừng phạt không ngăn cản Iran tiếp cận công nghệ cần thiết để hóa lỏng khí tự nhiên trên quy mô lớn.
Không giống như dầu, khí tự nhiên khó được vận chuyển ở quy mô lớn dưới dạng khí, và do đó nó được xuất khẩu qua đường ống hoặc bằng cách biến nó thành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), nhưng đó là một lĩnh vực đầu tư cao và tốn kém. Iran hiện không có cơ sở hạ tầng để xuất khẩu lượng lớn khí đốt sang châu Âu.
Bất chấp tất cả những hạn chế này, Iran đã liên tục lên tiếng sẵn sàng giúp châu Âu giảm bớt ít nhất một phần nhu cầu năng lượng của mình.
Vào đầu tháng 10, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Ali Baqeri Kani đã nêu bật tác động của các lệnh trừng phạt đối với an ninh năng lượng ở châu Âu trong bối cảnh xung đột Nga -Ukraine và nói rằng Tehran đã sẵn sàng giúp khôi phục an ninh năng lượng cho châu lục này.
Ông Baqeri Kani nói: "Trong nhiều năm, phương Tây nghĩ rằng các quốc gia như Iran phải trả giá bằng việc bị trừng phạt [nhưng] giờ đây, châu Âu đã nhận ra rằng việc áp đặt các biện pháp trừng phạt cũng phải trả giá".
Tờ Thời báo Tehran cho rằng, trên cơ sở xem xét những kinh nghiệm hiện tại và nhìn về tương lai, các chính phủ ở châu Âu nên thấy rõ những tác động tiêu cực mà các lệnh trừng phạt đã và sẽ gây ra đối với an ninh năng lượng toàn cầu và do đó cần nỗ lực nhiều hơn nữa để giúp các cuộc đàm phán hạt nhân đạt được "cái kết" mà trong đó kịch bản là "đôi bên cùng có lợi".
Vấn đề quyết định đến an ninh năng lượng của châu Âu trong mùa Đông Châu Âu có thể phải đối mặt với giá rét vào tháng 12 năm nay và thời tiết lạnh giá có thể ảnh hưởng đến an ninh năng lượng của lục địa này. Mùa Đông khắc nghiệt có thể khiến an ninh năng lượng của châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ảnh: DW Theo hãng tin Reuters, các nước châu Âu đang...