“Cú sốc” siết tín dụng: Kìm hãm hay giữ an toàn thị trường bất động sản?
Trong bối cảnh thị trường vẫn đang phát triển ổn định, chưa có dấu hiệu tăng trưởng nóng, những động thái siết tín dụng mãnh mẽ có thể kìm hãm sự phát triển của thị trường. Việc cần làm là xây dựng hệ thống thông tin bất động sản để có thể đưa ra các dự báo, chính sách chính xác.
Chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu sốt nóng,và bong bóng.
Ngân hàng Nhà nước mới đây đang lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Thông tư 36/2014 điều chỉnh lộ trình giảm dần tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung, dài hạn từ 40% xuống 30%. Về phía bên mua, các khách vay ngân hàng mua nhà cũng phải chịu chi phí cao hơn khi Ngân hàng Nhà nước dự thảo tăng hệ số rủi ro với các khoản vay bất động sản có dư nợ gốc từ 1,5 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng và trên 3 tỷ đồng lên lần lượt 100% và 150%, so với mức 50% hiện nay.
Thực tế, tại Việt Nam, để phát triển các dự án bất động sản, cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp bất động sản thường huy động từ 15-20% vốn chủ sở hữu, phần còn lại 80-85% là nguồn vốn từ ngân hàng, khách hàng và nguồn vốn hợp pháp khác. Như vậy, việc tìm nguồn vốn ở đâu khi vốn ngân hàng bị siết là 1 câu hỏi khó cho doanh nghiệp bất động sản.
PV Dân trí có cuộc trao đổi với GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, một chuyên gia có nhiều tâm huyết với ngành bất động sản.
Thưa ông, nguồn tín dụng vào bất động sản đang có xu hướng bị siết lại. Vậy theo ông, siết vào thời điểm này có hợp lý hay không? Thực tế thị trường đã cho thấy những dấu hiệu rủi ro nào?
Tôi cho rằng việc siết tín dụng bất động sản lúc này là không hợp lý bởi hiện nay sự thật là chúng ta rất cần đưa kinh tế du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Điều này phụ thuộc vào phát triển hạ tầng, cơ sở lưu trú, chúng ta rất cần các công trình bất động sản lớn phục vụ vui chơi, giải trí và đồng thời gắn với phát triển đô thị lớn. Trong quá trình đô thị hoá, chúng ta đang thua xa Trung Quốc dù điều kiện kinh tế – xã hội khá tương đồng, Trung Quốc hiện đã đạt 50%
Chúng ta cứ hay lo lắng thị trường bất động sản phát triển nóng,và bong bóng trong khi không đủ dữ liệu để chứng minh đang ở trạng thái nào. Dựa trên quá trình phát triển vừa rồi, tôi cho rằng, không có dấu hiệu gì về phát triển nóng mà mới chỉ xuất hiện các dấu hiệu mang tính cục bộ, thời điểm tại một số địa phương vào thời điểm nhất định. Ví dụ, giá đất nền tăng nóng khi bàn lập đặc khu hay tại một số địa bàn lớn huyện thành quận. Đây rõ ràng chưa phải xu thế thị trường nên chưa có dấu hiệu gì để nói bong bóng hay phát triển nóng với bất động sản.
Siết tín dụng lúc này là làm hại cho đầu tư, quá trình đô thị hoá nói chung, chứ không phải giữ an toàn cho thị trường bất động sản. Trong khi đó việc cần làm là thực hiện nghị định Chính phủ xây dựng hệ thống thông tin bất động sản. Có hệ thống này mới có thể đưa ra dự báo, thậm chí đưa ra dự báo chi tiết là thị trường đã nóng, tích tụ bong bóng hay chưa.
Video đang HOT
Có ý kiến chuyên gia cho rằng, sớm hay muộn cũng phải siết lại những thị trường rủi ro như bất động sản hay chứng khoán. Nhưng vấn đề đặt ra là, lộ trình như thế nào thì hợp lý?
Câu sớm hay muộn cũng phải siết là không sai nhưng vấn đề là phải siết vào thời điểm nào. Trong khi đang cần nguồn lực để phát triển mà siết thì gây hại, còn khi nó bắt đầu có xu hướng phát triển nóng trên toàn thị trường lúc bấy giờ muốn hay không thì cũng phải siết.
Một trong những quy định gây tranh cãi trong Thông tư 36 là áp dụng hệ số rủi ro với khoản vay trên 1,5 tỷ đồng? Theo ông, nếu đưa vào áp dụng thì mức giá trị đó có hợp lý không? Và dựa trên căn cứ nào để đưa ra các mức giá trị như vậy?
Tôi cho căn cứ đó cũng là do một tư duy định tính và chả có căn cứ gì cả, sẽ tác động tới nhiều vấn đề.
Ví dụ, trong khi luật nhà ở hiện đưa ra cơ chế mở để khuyến khích người nước ngoài, cá nhân nước ngoài có thể tham gia thị trường bất động sản Việt Nam. Điều này không phải vì thị trường mà là điều kiện để thực hiện các hiệp định FTA gắn với thị trường lao động, đó là chính sách lớn. Không thể dùng một cái chúng ta đang quan niệm gây hại thị trường, vì sợ phát triển nóng để ngăn lại những chính sách rất lớn về hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, cần xem lại.
Vậy dưới góc độ một chuyên gia am hiểu về thị trường bất động sản, ông có đề xuất gì không, thưa ông?
Tôi cho rằng chuyện đặt ra hệ số rủi ro là quyền của người quản lý về tiền tệ, chỉ có điều cần phải cân nhắc kỹ lưỡng vì hiện Việt Nam đang có thị trường tín dụng khá chật hẹp, nhà đầu tư bất động sản không được tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng nước ngoài.
Trong khi nhiều nước có tín dụng đầu tư với lãi suất khá thấp, họ dễ dàng giải quyết vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp, đầu tư dự án lớn. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào vốn tín dụng khi đầu tư hạ tầng với lãi suất khá cao. Chỉ khi hoàn thành hạ tầng thì có thể dùng vốn khác, từ nhà đầu tư thứ cấp thông qua cơ chế cho vay nhà ở hình thành trong tương lai.
Như vậy có thể thấy, vốn tín dụng có ý nghĩa lớn trong giai đoạn xây dựng hạ tầng của dự án bất động sản lớn. Các chủ đầu tư đang có ý kiến cho rằng siết tín dụng hiện rất khó khăn cho đầu tư dự án mới. Cho nên đây là chính sách mà chúng ta phải nghiên cứu rất cẩn thận trước khi đưa vào áp dụng.
Theo Dân trí
Gò Vấp có gì để được xem là nơi đáng sống
Theo báo cáo nghiên cứu thị trường BĐS quý 1/2019 mới nhất từ DKRA, với lợi thế chiếm đến 84% nguồn cung sơ cấp trong tổng số 934 căn nhà phố, biệt thự từ 16 dự án, nhưng khu Đông lại chỉ đạt được 12% tỉ lệ hấp thụ trong 132 căn tiêu thụ toàn TP.HCM.
Trong khi đó, dù chỉ chiếm có 8% trong tổng số nguồn cung sơ cấp, khu Bắc lại dẫn đầu với 49% tỉ lệ hấp thụ nhà phố, biệt thự toàn thị trường. Vậy điều gì làm cho khu Bắc vượt mặt khu Đông về tỉ lệ hấp thụ dù chỉ có 1 dự án với 71 căn nhà phố?
Từ bản giao hòa giữa thiên thời và địa lợi
Với diện tích gần 2,000 ha Gò Vấp được xem là vành đai nối dài về phía Tây của TP.HCM. Địa hình Gò Vấp từ lâu luôn được xem là nơi rất thuận lợi cho công việc xây dựng các công trình lớn nhờ nền đất cứng, cũng như ít chịu nhiều ảnh hưởng do mưa lớn và triều cường so với các quận khác tại TP.HCM.
Từ sau năm 2015, Gò Vấp được xem là quận có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng. Đại lộ Phạm Văn Đồng đã trở thành một trong những tuyến đường rộng và đẹp nhất thành phố hiện nay kết nối với khu vực Bắc Sài Gòn, các quận nội đô và sân bay Tân Sơn Nhất. Bên cạnh đó, tuyến Quốc lộ 1A cũng đang được nâng cấp xây dựng kết nối với 2 tuyến Metro lớn của thành phố là tuyến Metro số 1 từ Bến Thành - Suối Tiên và tuyến Metro 3B từ Ngã sáu Cộng hòa - Hiệp Bình Phước hay như tuyến Monorail số 3 từ Ngã sáu Gò Vấp - Công viên Phần mềm Quang Trung, Ga Tân Thới Hiệp.
Đặc biệt, việc mở rộng tuyến Quốc lộ 13 - Xô Viết Nghệ Tĩnh lên 60m đã được phê duyệt chủ trương sẽ giúp việc di chuyển vào trung tâm thành phố một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Thay đổi toàn bộ cục diện BĐS Gò Vấp
Chính những điều này đã làm cho bất động sản nhà ở tại Quận Gò Vấp tăng cao không ngừng và nhanh chóng vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển đô thị với tính thanh khoản các dự án luôn ở mức cao. Theo báo cáo nghiên cứu thị trường năm 2018 từ DKRA, phân khúc nhà phố, biệt thự cao cấp tại Quận Gò Vấp tiếp tục là điểm nóng của thị trường về nguồn cung mới và nguồn cung sơ cấp tung ra đều được giao dịch với tỉ lệ tiêu thụ đạt 100%.
...đến xu hướng mua nhà gần trường, tiện đủ đường
Ngày nay, việc chọn nhà theo nhu cầu học tập cho con cái đang trở thành xu hướng mới trên thị trường bất động sản. Vì vậy, ngôi nhà được chọn mua sẽ không chỉ an toàn, văn minh, thuận tiện theo tiêu chí của các phụ huynh mà còn phải đầy đủ tiện ích cuộc sống, gần trường học và các trung tâm văn hóa - giải trí theo nhu cầu của các bạn trẻ năng động.
Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Thành phố (CityLand) - đơn vị được Dot Property Vietnam Awards vinh danh là Chủ đầu tư BĐS cao cấp tốt nhất Việt Nam 2018, đã tối đa hóa được sự giao hòa giữa không gian ở và công năng sinh hoạt cho cư dân tại dự án một cách tốt nhất. Các tiện ích liền kề tại dự án phải kể đến các trường chất lượng cao như: trường Quốc tế Việt Úc, hệ thống trường công lập Trường tiểu học Nguyễn Thượng Hiền; THCS Nguyễn Du, Phan Văn Trị; THPT Nguyễn Công Trứ và các trường Đại học, Cao đẳng: ĐH Văn Lang, Công nghiệp, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Tất Thành, ĐH Mở TP.HCM, Cao đẳng Bách Việt, Văn hóa nghệ thuật & Du lịch Sài Gòn...
Kết hợp cùng nhiều dịch vụ tiện ích tiêu chuẩn quốc tế như: bệnh viện 175, bệnh viện Vũ Anh; Emart siêu thị bán lẻ số 1 Hàn Quốc; Lotte Mart - nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, chợ Hạnh Thông Tây, chợ Gò Vấp... nằm liền kề xung quanh, đã và đang khiến Gò Vấp trở thành địa điểm an cư lạc nghiệp.
Phối cảnh vị trí đắc địa 43 căn nhà phố thương mại sở hữu 2 mặt tiền đường Nguyễn Văn Lượng và 28 căn biệt thự có công viên nội khu cuối cùng tại khu B dự án CityLand Park Hills.
Hiện tại CityLand đang triển khai chương trình "Mua nhà mới, trúng xe sang, rộn ràng hạnh phúc" với tổng giá trị giải thưởng và quà tặng lên đến 16 tỷ đồng. Chương trình áp dụng cho khách hàng đặt mua thành công biệt thự, nhà phố, nhà phố thương mại tại khu B dự án CityLand Park Hills từ nay đến hết 8/6/2019. Theo đó, người mua có cơ hội sở hữu một xe ôtô Mercedes E250 trị giá khoảng 2,6 tỷ đồng, 5 xe SH 150i 2019 cùng hàng trăm giải thưởng giá trị như Colombini - nội thất nhập khẩu từ Italy, máy lạnh Daikin. Thông tin chi tiết www.cityland.com.vn hoặc hotline 0968228811.
Hình thực tế nhà phố liên kế xây sẵn với thiết kế cao 4 tầng 1 hầm, gồm 4 phòng ngủ có vị trí nằm ngay các góc đường chính nội khu dự án, thông ra đường Nguyễn Văn Lượng và Phan Văn Trị.
Ngoài ra, khách hàng đặt mua thành công sản phẩm nhà phố thương mại, nhà phố liên kế xây sẵn, có vị trí căn góc tại các đường nội khu lớn của dự án, không chỉ được nhận nhà ngay giúp khách hàng sớm đi vào kinh doanh, chủ đầu tư còn tặng thêm cho khách hàng trọn bộ 5 máy lạnh Daikin. Đặc biệt, khách hàng đặt mua thành công căn hộ 3 phòng ngủ vị trí đẹp căn góc cuối cùng của dự án sẽ được nhận ngay phiếu mua hàng tại hệ thống Lotte Mart trị giá 50 triệu đồng từ chủ đầu tư.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế
Lo bong bóng khi FDI đổ vốn vào BĐS Việt Nam Chuyên gia lo ngại FDI đổ vốn nhiều vào bất động sản Việt Nam có thể tạo bong bóng, gây rủi ro tín dụng.. Theo dự báo của nhiều đơn vị nghiên cứu, khảo sát bất động sản, năm 2019, nguồn vốn FDI đầu tư vào thị trường tiếp tục gia tăng. Trước đó, báo cáo của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM...