Cú sốc cuối cùng của thị trường chứng khoán vẫn chưa xảy ra
Những gì đã xảy ra từ đầu năm 2020 đến hiện tại nhiều khả năng chưa phải là “cú sốc” cuối cùng tới thị trường chứng khoán trong năm nay.
Cú sốc cuối cùng chưa xảy ra
Dịch COVID-19 tác động đáng kể đến kinh tế vĩ mô về tăng trưởng kinh tế, lạm phát và dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Theo dự báo của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Vietcombank (VCBS), tăng trưởng GDP Việt Nam cho năm 2020 ở mức 3,5-3,9%; lạm phát cả năm 2020 ở mức 3-3,5%. Dòng tiền đầu tư trực tiếp (FDI) sẽ bị gián đoạn trong những tháng đầu năm 2020, và dòng vốn đầu tư gián tiếp (FPI) sẽ có xu hướng rút khỏi thị trường (bán ròng) ít nhất là trong nửa đầu năm 2020.
VCBS tin tưởng rằng dịch COVID-19 sẽ tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ và khống chế thành công trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam giai đoạn nửa cuối năm 2020, theo đó hạn chế tác động tiêu cực đến kinh tế – xã hội.
Mặc dù vậy, VCBS cũng nhấn mạnh rằng những gì đã xảy ra từ đầu năm 2020 đến hiện tại nhiều khả năng chưa phải là “cú sốc” cuối cùng tới thị trường chứng khoán trong năm nay.
Hệ quả là, mức độ biến động trên thị trường chứng khoán năm 2020 sẽ mạnh hơn nhiều so với năm 2019.
Theo dự báo của VCBS, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19 trong nửa đầu năm và dần phục hồi trở lại trong nửa cuối năm 2020. Theo đó, 3 kịch bản của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2020 đã được đưa ra.
Video đang HOT
Cụ thể, kịch bản I (cơ sở) – dịch bệnh cơ bản khống chế trên toàn cầu trong quý II/2020. Mức cao nhất trong năm của các chỉ số chính dự báo giảm từ 10-15% so với đỉnh năm 2019. Kịch bản II (tiêu cực) – dịch bệnh diễn biến phức tạp và chỉ được khống chế về cuối năm 2020. Mức cao nhất trong năm của các chỉ số chính dự báo giảm từ 20-25% so với đỉnh năm 2019. Và kịch bản III (xấu nhất) – dịch lan rộng bất ngờ và chưa thể khống chế trong năm 2020. Mức cao nhất trong năm của các chỉ số chính dự báo giảm từ 25-30% so với đỉnh năm 2019.
Trong đó, kịch bản cơ sở là mức cao nhất trong năm của các chỉ số chính được dự báo giảm từ 10-15% so với đỉnh của năm 2019. Tuy nhiên, khối lượng và giá trị giao dịch trung bình phiên được dự báo tiếp tục tích cực trong phần còn lại của năm 2020, với mức tăng chung cả năm khoảng 30% so với năm 2019. Đặc biệt, khoảng dao động của VN-Index được kỳ vọng lớn hơn nhiều so với năm 2019, trong khoảng 250-300 điểm.
Các nhóm ngành tiếp tục phân hóa
VCBS cho rằng các nhóm ngành là cơ hội cũng như tiềm ẩn rủi ro đầu tư trên thị trường sẽ tiếp tục duy trì xu hướng phân hóa rõ nét hơn trong phần còn lại của năm 2020.
Cụ thể, các nhóm ngành chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất là những ngành cần “traffic” – tức yêu cầu tập trung khách hàng với mật độ cao, như hàng không, dịch vụ lưu trú, chuỗi cửa hàng phân phối hàng hóa không thiết yếu,…
Tiến độ các dự án bất động sản có thể chịu ảnh hưởng nhưng không nhiều. Hoạt động tiêu thụ dù có chậm trong nửa đầu năm nhưng sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm do quý I thường là mùa thấp điểm cả về xây lắp và bán hàng.
Tình hình xuất khẩu một số nhóm hàng chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 5 tháng đầu 2020 cũng không chịu nhiều tác động của dịch bệnh. Nguồn: VCBS.
Một số ngân hàng có thể gián tiếp chịu tác động tiêu cực nhưng có độ trễ và nhiều khả năng sẽ chỉ bắt đầu bộc lộ rõ nét kể từ năm 2021, đồng thời nghiêng nhiều hơn về nhóm ngân hàng có tỉ trọng doanh thu bán buôn lớn.
Các doanh nghiệp phụ thuộc nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc có thể gặp nhiều khó khăn nếu tình trạng gián đoạn nguyên liệu đầu vào kéo dài.
Tình trạng tiêu dùng suy yếu toàn cầu do chính sách giãn cách xã hội ở nhiều quốc gia sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Các ngành nhiều khả năng sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực về sụt giảm đơn hàng xuất khẩu trong nửa cuối năm 2020 là may mặc, điện thoại và linh kiện điện tử.
Mối quan hệ xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2019. Nguồn: VCBS.
Tác động của dịch bệnh lần này đến thị trường chứng khoán cũng như nền kinh tế Việt Nam là một thách thức lớn, đặc biệt là khi sức ảnh hưởng của vùng tâm dịch Hồ Bắc, trung tâm sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải lớn của Trung Quốc là chưa thể tính toán được, nhất là nếu xét thêm cả mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc với vai trò “công xưởng của thế giới” đến nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, đối với Việt Nam điểm sáng là mức độ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp không có sự lan tỏa. Do đó, cơ hội và rủi ro vẫn đan xen trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Giá vàng hôm nay 1/3: Tuần tồi tệ nhất trong 4 năm qua
Giá vàng hôm nay 1/3 có mức giảm mạnh, đây cũng là phiên chốt tháng 2, mức giảm đến từ sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, và khi nhiều nhà đầu tư đồng loạt bán chốt lời.
Tuần qua, thị trường vàng trong nước tăng giảm thất thường theo quốc tế. Chốt phiên giao dịch cuối tuần, ngày 29/2, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 46,6 triệu đồng/lượng (mua vào) và 45,30 triệu đồng/lượng (bán ra).
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 45,850triệu đồng/lượng (mua vào) và 46,52 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Giá vàng miếng SJC tại TP.HCM niêm yết ở mức 46,5 triệu đồng/lượng.
Giá vàng tuần này có mức giảm kỷ lục.
Giá vàng liên tiếp các phiên trước đó đều giảm sau khi đạt đỉnh lên mức hơn 49 triệu đồng/lượng. Nếu tính cả chênh lệch giá mua - bán vàng, người dân mua vàng tại SJC từ đầu tuần đến nay đã chịu khoản lỗ 4,2 triệu đồng/lượng.
Trên thị trường thế giới, giá vàng hôm nay 1/3 cho hợp đồng giao ngay đang ở mức 1.585 USD/ounce, giảm 53,5 USD so với phiên liền trước. Giá vàng kỳ hạn tháng 4/2020 được giao dịch lần cuối ở mức 1.587,95 USD/ounce, giảm 55,75 USD/ounce so với phiên liền trước.
Trong tuần tới, 15 chuyên gia thị trường đã tham gia vào cuộc khảo sát Wall Street. 7 người, chiếm 47%, kêu gọi vàng tăng. 5 người, hoặc 33%, nhận định vàng suy yếu thêm. 3 chuyên gia, tương đương 20%, là trung lập và dự đoán giá đi ngang.
Trong khi đó, 1619 phiếu bầu đã được bỏ trong một cuộc thăm dò trực tuyến trên Main Street, nhiều nhất trong 2,5 năm qua. Tổng cộng có 1.079 người, tương đương 67%, nhận định vàng sẽ tăng trong tuần tới. 303 người khác, tương đương với tỷ lệ 19% dành quan điểm bi quan về quý kim. Trong khi 237 phiếu còn lại, hoặc 15%, là trung lập.
Dự báo giá vàng tuần tới của Kitco News.
Những lo lắng về diễn biến dịch đã khiến các thị trường chứng khoán trên thế giới rơi vào tình trạng tụt dốc tồi tệ nhất kể từ năm 2008, khi gần 6.000 tỷ USD đã bị "thổi bay" khỏi giá trị thị trường chứng khoán cho đến thời điểm hiện tại của tuần này.
Kevin Grady, chủ tịch của Phoenix Futures and Options cho biết: "Tôi vẫn lạc quan về giá trong tuần tới. Tin tức về coronavirus tiếp tục xấu đi, vì vậy tôi nghĩ rằng vàng sẽ vẫn biến động nhưng vẫn ổn định. Điều thú vị cần lưu ý là dòng vốn chảy vào tài sản chất lượng vẫn ổn định trong trái phiếu nhưng không liên tục đối với vàng."
Richard Baker là biên tập viên của Eureka Miner's Report. Cây viết giải thích rằng việc chốt lời, buộc phải thanh lý các vị thế mua và nhu cầu tiêu dùng thấp ở Trung Quốc có thể đã góp phần vào sự thoái trào của hợp đồng vàng trên sàn Comex trong tuần qua. Tuy nhiên, ông ấy tìm kiếm một sự trở lại trong thời gian tới. Biên tập viên giải thích:
"Với sự không chắc chắn liên quan đến tác động của căn bệnh này [Covid-19] sẽ gây ra cho nền kinh tế Mỹ và thế giới, tôi tin rằng có khả năng vàng sẽ phục hồi lại những gì đã mất vào tuần tới, chinh phục ngưỡng 1.650 USD... và thậm chí tiến ngưỡng 1.800 USD sẽ xuất hiện trong tuần sau."
"Vàng và Trái phiếu kho bạc Mỹ sẽ vẫn là nơi trú ẩn an toàn toàn cầu trong thế giới lãi suất ngày càng âm (Trái phiếu Đức ghi nhận mức lãi suất thấp kỷ lục mới trong sáng 28/2). Ở Mỹ, lãi suất thực 10 năm điều chỉnh theo lạm phát là vững chắc trong vùng âm, duy trì một môi trường rất lạc quan cho một tài sản kiếm phi lãi suất như vàng.
Adrian Day, là chủ tịch và giám đốc điều hành của quản lý tài sản của Adrian Day. CEO cũng kì vọng giá vàng lên cao hơn vì 'vàng nên hoạt động tốt trong sự bất ổn của thị trường'.
Charlie Nedoss, chiến lược gia thị trường cao cấp của Tập đoàn LaSalle Futures, nhận xét: "Giá vàng sẽ đi xuống"
Ông chỉ ra rằng kim loại hiện đã giảm xuống dưới ngưỡng 1.621 USD, đó là mức thoái lui 50% của diễn biến tăng trước đó từ mức thấp ngày 5/2 là 1.551,10 USD/ounce lên tới đỉnh cao hôm 26/2 là 1.691,70 USD/ounce.
Hoàng Phúc
Theo Vietnamdaily.net.vn
Tài sản 10 tỷ phú giàu nhất biến động chóng mặt Chỉ trong tháng 2/2020, tài sản của một loạt các tỷ phú trên sàn chứng khoán sụt giảm chóng mặt, trong đó tài sản của người giàu nhất Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng giảm 18 nghìn tỷ đồng. Diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên phạm vi toàn cầu đã khiến các chỉ số chứng khoán trên thế giới sụt...