Cú sốc Covid-19 tại Việt Nam: Hơn 2,2 triệu lao động bỏ phố về quê
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hàng triệu người đang trong độ tuổi lao động đã rời các thành phố lớn để về quê vì thất nghiệp hoặc không có việc làm.
Cặm cụi nhổ từng khóm sắn để mang bán với giá 5.000 đồng/kg, anh Kiên (trú tại Phú Thọ) cho biết, mình đã có khoảng hơn 10 năm gắn bó với công việc đầu bếp quán bia hơi. Thế nhưng, đợt Covid-19 lần thứ 4 kéo dài suốt năm 2021 đã khiến quán bia đóng cửa nhiều tháng liền. Mất việc làm, anh đành cùng vợ con về quê.
Anh Kiên cho biết, lương đầu bếp trong khoảng 10 năm chỉ đủ chi trả tiền học cho 2 đứa con, trả tiền phòng trọ và tích cóp một khoản nhỏ để xây một ngôi nhà cấp 4 ở quê.
Làm đến đâu tiêu hết đến đó, vì vậy, thất nghiệp nhiều tháng liền khiến anh không thể bám trụ ở thành phố, phải về quê “tránh dịch”.
Hàng triệu người từ các thành phố lớn di chuyển về quê trong năm 2021.
“Tôi trả phòng trọ, đưa vợ và 2 con về quê. Dự định là sẽ xin làm đầu bếp ở các công ty trong khu công nghiệp gần nhà, còn vợ sẽ đi làm công nhân may. Vậy mà, vợ tôi xin được đi làm công nhân với mức lương 5 triệu đồng/tháng, còn tôi vẫn chưa tìm được việc. Đành ở nhà, vừa đưa đón con đi học vừa trồng thêm ngô, sắn, nuôi thêm con lợn, con gà lấy tiền trang trải cuộc sống, đợi ra Tết sẽ tìm việc sau”, anh Kiên nói.
Làm nhân viên bán hàng thời trang trong siêu thị suốt 3 năm, sau khi lấy vợ và tích cóp được số tiền 200 triệu đồng, anh Công cũng mở cửa hàng trà sữa tại Bắc Từ Liêm (Hà Nội). Tuy nhiên, vừa mở được khoảng 6 tháng thì dịch Covid-19 ập tới, các cửa hàng không thiết yếu buộc phải tạm đóng cửa, sinh viên về quê hết khiến thu không đủ chi trong thời gian dài.
Video đang HOT
“Tiền thuê mặt bằng là 7 triệu/tháng, đóng cửa mấy tháng liền mà chủ nhà cũng không giảm tiền thuê. Ngoài ra, họ còn bắt đóng tiền 6 tháng, cọc 1 tháng và không được ăn, ngủ, sinh hoạt tại cửa hàng. Không có tiền nên vợ chồng tôi thanh lý quán được 70 triệu rồi về quê mở cửa hàng ở quê”, anh Công nói.
Về quê, tận dụng mặt bằng của gia đình, không mất tiền thuê lại gần gũi bố mẹ già, lúc rảnh lại chăn nuôi thêm nên anh Công cho rằng, quyết định về quê sớm của mình rất đúng đắn.
“Tôi chuyển về quê từ tháng 4/2021, sau đó vài tháng, Hà Nội tiến hành giãn cách xã hội suốt hơn 2 tháng. Hết giãn cách, yên ổn vài tháng thì lại bùng đợt dịch mới đến tận bây giờ. Nếu không về quê thì khéo tôi phải vay nợ để đóng tiền thuê nhà và bù lỗ”, anh Công thở dài.
Dịch Covid-19 là nguyên nhân chính khiến hàng triệu người gặp khó khăn, mất việc làm và phải bỏ phố về quê tránh dịch.
Anh Công hay anh Kiên chỉ là 2 trong số hàng triệu người bỏ phố về quê trong năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 15/12/2021, cả nước có khoảng 2,2 triệu người trở về địa phương do ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19 lần thứ tư. Trong số này, đa số là lao động tự do, việc làm bấp bênh và không có nhà cửa tại các thành phố, tâm dịch.
Trong tổng số người di cư, nữ là 839,5 nghìn người, chiếm 37,5% tổng số; người từ 15 tuổi trở lên là gần 1,6 triệu người, chiếm 70,9%. Số người về các tỉnh, thành phố từ Hà Nội là 447,1 nghìn người; từ Thành phố Hồ Chí Minh là 524 nghìn người; từ các tỉnh phía Nam là 594 nghìn người và từ các tỉnh, thành phố khác là 676 nghìn người.
Số lao động thiếu việc làm trong độ tuổi lao động năm 2021 được Tổng cục Thống kê ghi nhận là hơn 1,4 triệu người, tăng 370.800 người so với năm trước. Diễn biến phức tạp của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 đã đẩy tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn.
Thí điểm tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam
Bộ Công an vừa công bố dự thảo Nghị quyết thí điểm mô hình tổ chức lao động, hướng nghiệp dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam để lấy ý kiến góp ý rộng rãi trong thời gian 2 tháng.
Dự thảo nêu rõ, phạm nhân đưa ra các khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam phải bảo đảm các điều kiện: Có nơi cư trú rõ ràng; từ ngày đến trại giam có tư tưởng ổn định, yên tâm chấp hành án; có mức án trên 15 năm, chung thân phải thuộc trường hợp phạm tội lần đầu, đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù còn dưới 5 năm.
Phạm nhân mức án từ 15 năm trở xuống phạm tội lần đầu hoặc đã có một tiền án do phạm tội vô ý và phải bảo đảm các điều kiện: Phạm nhân có mức án từ trên 7 năm đến 15 năm phải chấp hành được 1/3 mức án, hạ loại giam giữ xuống B2; phạm nhân có mức án từ trên 3-7 năm đã có kết quả xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù đạt loại "Khá" hoặc "Tốt" 6 tháng trở lên.
Đối với số phạm nhân có tiền sử nghiện ma túy phải xem xét thận trọng, kỹ lưỡng, chỉ lựa chọn số phạm nhân không còn biểu hiện lệ thuộc về ma túy.
Cán bộ công an hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân (Ảnh minh họa: Bộ Công an).
Theo dự thảo, cán bộ trinh sát trại giam lựa chọn, lập danh sách đề xuất Trưởng phân trại duyệt, gửi Đội trưởng Đội Trinh sát lấy ý kiến của Đội Giáo dục - hồ sơ, Đội Quản giáo, Đội Cảnh sát bảo vệ - cơ động, Đội Y tế sau đó tổng hợp và thẩm định trước khi báo cáo, đề xuất Ban Giám thị trại giam duyệt.
Mỗi khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam lựa chọn một cán bộ sĩ quan nghiệp vụ có kinh nghiệm trong công tác để phụ trách và chịu trách nhiệm chính điều hành các hoạt động của cán bộ, chiến sĩ và phạm nhân.
Dự thảo quy định, phạm nhân lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam được đảm bảo quyền lợi, thực hiện nghĩa vụ và hưởng chế độ, chính sách như phạm nhân trong trại giam theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành.
Trường hợp phạm nhân vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật với hình thức phạt giam tại buồng kỷ luật thì đưa phạm nhân đó về trại giam để xử lý kỷ luật theo quy định.
Dự thảo nghị quyết cho biết sẽ ưu tiên lựa chọn ngành nghề có dây chuyền sản xuất, phương thức tổ chức vận hành ổn định, có hàm lượng kỹ thuật, công nghệ cao, tạo điều kiện để phạm nhân có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi chấp hành xong án phạt tù.
Ngành nghề tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề không thuộc danh mục các ngành nghề có mức độ điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm từ mức độ V trở lên theo quy định Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc Ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Một số ngành nghề thuộc danh mục các ngành nghề còn lại trong điều kiện cho phép, doanh nghiệp phải cam kết tổ chức dạy nghề, vận hành an toàn cho phạm nhân và được cấp phép vận hành.
Trường hợp không đưa ra ngoài trại giam
Dự thảo nghị quyết đề xuất, không đưa phạm nhân ra khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam thuộc một trong những trường hợp sau: Phạm nhân có từ 2 tiền án trở lên; tái phạm nguy hiểm; phạm nhân có kết quả xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù loại "Trung bình" hoặc "Kém"; phạm nhân đã có hành vi trốn khỏi nơi giam hoặc bỏ trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc; là đối tượng chủ mưu, cầm đầu trong các vụ án, tổ chức tội phạm và trong các vụ án kinh tế lớn dư luận xã hội quan tâm.
Ngoài ra, phạm nhân phạm một trong các tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Hiếp dâm; Hiếp dâm người dưới 16 tuổi; Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng; Giết người; Trộm cắp tài sản có tính chất chuyên nghiệp; Cướp tài sản hoặc Cướp giật tài sản có tính chất chuyên nghiệp hoặc sử dụng vũ khí (các loại súng quân dụng, kiếm, mã tấu) hoặc hành hung để tẩu thoát; Các tội xâm phạm an ninh quốc gia; Phạm nhân là người chưa thành niên; Phạm nhân là người nước ngoài; Phạm nhân liên quan đến an ninh quốc gia cũng thuộc diện không đưa ra khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề...
Người lao động là F0 được hỗ trợ những gì? Người lao động là F0 được hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng/người và cần có giấy xác nhận hoàn thành cách ly y tế. Thời gian qua, Pháp Luật TP.HCM nhận được một số thắc mắc của bạn đọc liên quan đến chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) là F0 từ quỹ công đoàn. Nhiều bạn đọc đặt vấn đề...