“Cú sốc bầu Kiên” và tổn thất vô hình với nền kinh tế Việt
Vụ việc ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt ngày 20/8/2012 không những đã thổi bay hàng nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán mà còn làm sụt giảm nghiêm trọng niềm tin đầu tư của các doanh nghiệp ngoại vào Việt Nam.
Bầu Kiên bị bắt đã tạo nên một bước ngoặt đối với niềm tin giới kinh doanh tại Việt Nam.
Tại Lễ công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2012 sáng nay (14/3), TS Edmund Malesky, Giáo sư Đại học Duke, trưởng nhóm nghiên cứu PCI đã đề cập cụ thể hơn về tác động “cú sốc bầu Kiên” hôm 20/8/2012 đối với tâm lý doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam năm vừa qua.
Theo đó, việc nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) Nguyễn Đức Kiên bị bắt giữ vì tội “kinh doanh trái phép” được đánh giá là sự kiện lớn và nổi bật xảy ra ở Việt Nam trong năm vừa qua.
Tầm quan trọng của vụ việc
Video đang HOT
Nguyên nhân “gây sốc” của vụ việc do mức độ nổi tiếng của ACB – trưởng nhóm nghiên cứu PCI cho biết, trong nhiều năm ACB luôn là con cưng của các nhà đầu tư nước ngoài:
Các ngân hàng như Standard & Chartered (15%), Jardine & Matheson (7%) và Dragon Capital (6,7%) là những cổ đông chính và tỷ lệ cổ phần nắm giữ của các cổ đông nước ngoài luôn ở ngưỡng cao nhất mà nhà nước cho phép trong nhiều năm liên tiếp.
Tại thời điểm xảy ra vụ bắt giữ, trên thị trường chứng khóa, đây là ngân hàng ngoài quốc doanh lớn nhất Việt Nam, với tài sản ước tính ở mức 256.000 tỷ đồng và giá trị vốn hóa thị trường là 22.600 tỷ đồng. Tính toán của Pincus et al. (2012), đây cũng là đơn vị cho vay ròng trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam, cho thấy sự thành công của ngân hàng này có liên quan chặt chẽ với tài sản của các nhà đầu tư khác trên thị trường.
Và do vậy, ngay khi tin tức bung ra vào ngày 21/8, giới kinh doanh Việt Nam đã hết sức ngạc nhiên. Thị trường chứng khoán lập tức sụt giảm mạnh trong những phiên sau đó. Chỉ số VN-Index lao đốc thảm hại, mất 4,7% xuống 416,84 điểm chỉ trong 1 ngày và 10% trong hai ngày tiếp theo, trái ngược với xu hướng tăng điểm thiết lập được trong tuần trước đó.
Báo cáo của TS Edmund có nói rằng, điều này “báo hiệu cho nhà đầu tư biết Việt Nam đang phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng trong ngành ngân hàng và cả nền kinh tế”.
Các phân tích cho thấy, ngày 20/8 đánh dấu một bước ngoặt lớn, tác động sâu sắc tới khối tài sản trên thị trường.
Làm “xói mòn” niềm tin nhà đầu tư ngoại
Tại thời điểm xảy ra sự kiện này, khảo sát PCI mới nhận lại được khoảng 50% số phiếu trả lời. Đây cũng là thời điểm chính giữa của cuộc điều tra các doanh nghiệp FDI trong PCI, phản ứng của nhà đầu tư đối với những rủi ro mới xảy ra trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam có những thay đổi lớn. Doanh nghiệp trở nên thận trọng hơn với các câu hỏi mang tính “nhạy cảm” mà phía khảo sát đưa ra.
Khảo sát hàng năm của PCI thường đưa ra câu hỏi: “Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp bạn trong 2 năm tới là gì?”. Câu hỏi này luôn là một thước đo cảm nhận các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, chính xác đến mức được coi là “nhiệt kế doanh nghiệp PCI”.
Kết quả cho thấy, kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài có xu hướng giảm trong giai đoạn 30 ngày trước và sau mốc 20/8. Điểm đáng quan tâm nhất là niềm tin nhà đầu tư giảm thiểu vào đầu hè, tăng nhẹ rồi lao dốc sau ngày 20/8 trước khi quay trở lại với xu hướng giảm dần.
So sánh giai đoạn trước và sau mốc 20/8, cơ quan khảo sát thấy rằng, chỉ số niềm tin doanh nghiệp FDI giảm 22% trong thời gian 30 ngày sau sự kiện này. Ngày 20/8 không chỉ đơn giảm đánh dấu sự sụt giảm của thị trường chứng khoán mà thực sự tác động đến cảm nhận của từng doanh nghiệp về triển vọng kinh doanh tại Việt Nam.
Ngoài ra, sự kiện này còn cho thấy cảm nhận của doanh nghiệp đối với rủi ro về kinh tế vĩ mô. “Nếu nhóm nghiên cứu phải chọn lại mẫu điều tra PCI hàng nghìn lần nữa thì 99% các doanh nghiệp được điều tra sau ngày 20/8 sẽ vẫn cho rằng rủi ro kinh tế vĩ mô nhiều hơn trước” – TS Edmund khẳng định. Và một điều thú vị đó là, nhà đầu tư tỏ ra ít quan ngại hơn trước về tham nhũng kể từ sau sự kiện này.
Với một báo cáo dài 11 trang nằm trong khuôn khổ báo PCI phần nào cũng cho thấy, “cú sốc bầu Kiên” có một sức tác động không hề nhỏ đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, cũng như đối với chính ấn tượng của các nhà khảo sát.
Theo Dantri
Tỷ phú Buffett 83 tuổi vẫn thích "săn voi"
Sắp 83 tuổi nhưng tỷ phú Warren Buffett vẫn muốn thực hiện những vụ thâu tóm doanh nghiệp khổng lồ.
Trong thư gửi cổ đông năm nay, nhà đầu tư huyền thoại nói rằng, năm 2012 là một năm "dưới trung bình" của Berkshire Hathaway, dù giá trị sổ sách tăng 24 tỷ USD.
Báo Wall Street Journal cho biết, giá trị sổ sách của Berkshire - công ty do Buffett sáng lập và hiện đảm nhận vai trò Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) có trụ sở ở thành phố Omaha, Nebraska, Mỹ - đạt mức tăng trưởng 14% trong năm 2012. Trong khi đó, tính cả năm, chỉ số Standard & Poor's 500 của thị trường chứng khoán Mỹ đem về cho các nhà đầu tư mức tổng lợi nhuận 16%.
Theo các nhà phân tích, quy mô ngày càng lớn của Berkshire đồng nghĩa rằng, việc công ty này đuổi kịp sự đi lên của thị trường nói chung sẽ ngày càng khó. Thực tế này đúng như những gì mà Buffett đã cảnh báo bấy lâu nay.
"Khi bắt đầu lãnh đạo Berkshire vào năm 1965, tôi không dám mơ đến lúc mà chúng ta tăng giá trị công ty được 24,1 tỷ USD trong một năm lại là dưới trung bình. Nhưng năm 2012 là một năm dưới trung bình", thư gửi cổ đông công bố ngày 1/3 của Buffett có đoạn viết.
Theo Wall Street Journal, trong suốt 48 năm mà Buffett lãnh đạo Berkshire, thì năm 2012 là một trong số chỉ 8 năm mà giá trị sổ sách của Berkshire đạt tốc độ tăng trưởng thua mức lợi nhuận của chỉ số S&P 500. Nếu thị trường chứng khoán tiếp tục tăng điểm trong năm nay, thì rất có thể Berkshire sẽ có thêm một năm "dưới trung bình" nữa, vì Buffett nói rằng, kết quả kinh doanh của Berkshire tốt hơn mỗi khi thị trường giảm hoặc đi ngang.
Không có được vụ thâu tóm lớn nào trong năm 2012 là một điểm gây thất vọng nữa đối với nhà đầu tư huyền thoại trong năm 2012, trong khi dự trữ tiền mặt của công ty mỗi ngày một lớn. "Tôi theo đuổi một vài &'con voi', nhưng cuối cùng trở về tay trắng", Buffett viết.
Cách đây 2 năm Buffett nói ông đang tìm kiếm những mục tiêu thâu tóm lớn như một cách để tăng cường lợi nhuận đối với số tiền mặt nhiều tỷ USD của Berkshire. Khi đó, ông nói: "Khẩu súng bắn voi của chúng tôi đã lên đạn, và ngón tay bóp cò của tôi đang rất ngứa ngáy"
Thông điệp này của Buffett đã khiến các nhà môi giới sôi sục tìm kiếm những "con voi" tiềm năng - những công ty phù hợp với tiêu chuẩn mua lại của Berkshire về khả năng sinh lợi và năng lực quản lý, đồng thời đủ lớn để tăng giá trị sổ sách nói chung của Berkshire.
Buffett cho biết, ông đã nghiên cứu một số cơ hội thâu tóm, nhưng không nêu cụ thể. Mặc dù vậy, trong kế hoạch cùng với công ty 3G Capital chi 23,4 tỷ USD để mua lại hãng thực phẩm Heinz công bố vào tháng trước, Berkshire sẽ đóng góp 12 tỷ USD. Đây là thỏa thuận lớn nhất của Buffett kể từ khi ông mua công ty vận hành đường ray Burlington Northern Santa Fe với giá 26 tỷ USD vào năm 2010.
Theo Buffett, trong năm 2012, các chi nhánh của Berkshire đã thực hiện một số vụ thâu tóm nhỏ lẻ khác với tổng trị giá 2,3 tỷ USD. Tuy nhiên, những thỏa thuận như thế này không thấm vào đâu so với số tiền mặt 47 tỷ USD mà Berkshire có trong tay tính đến cuối năm ngoái.
4 trong số những công ty con lớn nhất không thuộc mảng bảo hiểm của Berkshire là Burlington Northern, Lubrizol, Iscar and Marmon Group - đều là những công ty được Berkshire thâu tóm trong những năm gần đây - đã đạt tổng mức lợi nhuận trước thuế 10,1 tỷ USD trong năm 2012, tăng 600 triệu USD so với năm 2011.
Buffett nói, ông và Phó chủ tịch Charlie Munger vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những mục tiêu mua lại lớn. "Charlie và tôi đã lại mặc quần áo đi săn và tiếp tục cuộc săn voi", ông viết.
Thời gian qua, Berkshire đã thâu tóm nhiều tờ báo. Trong vòng 15 tháng trở lại đây, công ty này đã mua lại 28 tờ nhật báo với tổng trị giá 344 triệu USD. Những vụ mua lại như thế này không đáp ứng được nhu cầu về quy mô đôi với Berkshire, nhưng Buffett nói rằng, ông và Phó chủ tịch Munger yêu thích các tờ báo và sẽ còn tiếp tục mua "nếu thấy phù hợp về mặt kinh tế".
Thư gửi cổ đông của Buffett cũng cho biết, năm qua, Berkshire đã tăng cổ phần nắm giữ trong các công ty dẫn đầu danh mục đầu tư gồm American Express, Coca-Cola, IBM, và Wells Fargo. Ông cũng nói rằng, mức cổ phần của Berkshire tại các công ty này sẽ còn tăng trong tương lai.
Buffett không đề cập đến vấn đề người sẽ kế nhiệm ông lãnh đạo Berkshire, nhưng tuyên dương hai nhà quản lý đầu tư đã đầu quân cho công ty trong mấy năm gần đây là Todd Combs và Ted Weschler.
Lợi nhuận ròng của Berkshire Hathaway đạt mức 14,8 tỷ USD trong năm 2012, tăng 45% so với năm 2011. Kết quả này có được chủ yếu nhờ vào các mảng bảo lãnh phát hành, bảo hiểm, và sản phẩm phái sinh.
Trong thư, Buffett đã tỏ ý "chế nhạo" các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ không muốn đầu tư vào lúc này vì lý do bất ổn kinh tế. Ông thúc giục những người này nên xem xét bán lại công ty hoặc dự án cho Berkshire. "Nếu bạn là một vị CEO có một dự án lớn đang xếp xó vì những lo ngại ngắn hạn, hãy gọi Berkshire. Hãy để cho chúng tôi giúp bạn xả gánh nặng", ông viết.
Theo Dantri
Những MMO miễn phí hay nhất tháng 02/2013 Firefall Firefall lấy sự kiện diễn ra ở thế kỷ 23 trong tương lai, vẽ nên một khung cảnh về thế giới trong tương lai hoàn toàn mới lạ, đẹp mắt cho người chơi chiêm ngưỡng. Tuy nhiên, đối với thể loại game bắn súng, hòa bình là một điều vô cùng xa xỉ. Một cơn bão do rối loạn năng lượng mang...