‘Cụ’ rùa sẽ được chữa ngay tại tháp Rùa
Tại cuộc họp sáng 25/2 bàn về phương án cứu chữa cụ Rùa Hồ Gươm, UBND TP Hà Nội, Sở KH&CN Hà Nội và các nhà khoa học đã thống nhất phương án sẽ đưa cụ Rùa lên bờ để chữa trị vết thương.
Tiến sỹ Lê Xuân Rao, Giám đốc sở KH&CN Hà Nội cho biết cụ Rùa sẽ được đưa lên chân tháp Rùa để chữa trị chứ không đưa đi xa như các phương án trước đây. Việc chữa trị vết thương cho cụ sẽ phải làm ngay và có sự tham gia của các Bác sỹ thú ý, chuyên gia thủy sản, chuyên gia về sinh vật…
Rùa Hồ Gươm sẽ được đưa lên bờ để chữa trị vết thương
Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về việc sử dụng phương pháp nào để đưa cụ lên bờ.
PGS.TS Hà Đình Đức, một chuyên gia nghiên cứu lâu năm về cụ rùa Hồ Gươm cho rằng, cần phải hiểu rõ về Hồ Gươm và tập tính của cụ Rùa thì mới có thể đưa ra phương án đưa cụ lên bờ thuận tiện nhất.
Theo PGS.TS Đức thời gian gần đây, cụ Rùa thường xuyên nổi lên ở các khu vực như gần nhà hàng Thủy Tạ hay cống Hàng Khay. Các chuyên gia có thể dùng lưới chìm, quây từ xa rồi dùng thuyền nhẹ nhàng đưa cụ lên chân tháp Rùa. Không nên dùng cần cẩu hay máy bay trực thăng vì như vậy sẽ rất khó thực hiện và sẽ làm ảnh hưởng hơn đến sức khỏe của cụ.
Các nhà khoa học cũng thống nhất rằng cần phải có một hồ nhỏ được thiết kế đặc biệt tại chân tháp Rùa để chăm sóc cho cụ trong khi chữa trị.
Video đang HOT
Được biết, chiều nay, 25/2, Hà Nội sẽ tiến hành xả bớt nước tại Hồ Gươm.
Theo Đất Việt
Bẫy rùa tai đỏ - có thể bạn chưa biết
Chữa bệnh cho cụ rùa và tiêu diệt rùa tai đỏ là 2 việc TP Hà Nội đang gấp rút thực hiện để bảo vệ cụ rùa Hồ Gươm. Hiện phương án cứu chữa cho cụ rùa vẫn đang... tranh luận, còn phương pháp bắt rùa tai đỏ đã được Sở KH&CN thử nghiệm...
Ba chiếc bẫy đầu tiên đã xuất hiện trên mặt hồ Văn Quán (khu đô thị Văn Quán - Hà Đông) để kiểm tra thực tế. Hãy cùng Dân trí tìm hiểu ba chiếc bẫy này, những chiếc bẫy rùa, có lẽ lần đầu tiên chính thức được "điểm mặt, chỉ tên"
Bẫy số 1: nằm trên một tấm phên bằng tre, với các đường lên bằng cót ép...
... với một chiếc lồng úp lên trên và được để kênh miệng
... bên trong để thức ăn, miếng mồi được mắc vào một sợi dây thép gắn vào một cái lẫy, khi rùa ăn động vào sợi dây, cái lẫy tuột ra, cái lồng ụp xuống...
... con rùa hết đường thoát, người đặt bẫy ra bắt rùa và cài lại lẫy.
Chiếc bẫy thứ hai: có dấu ấn của khoa hoc kỹ thuật nhiều nhất
Bẫy là một chiếc lồng thả nổi bằng ống nhựa có đường vào cho rùa được mở bằng một tấm phên sắt, khi kéo tấm phên này lên, rùa chui vào trong lồng để kiếm thức ăn.
Người đặt bẫy dùng điều khiển từ xa kéo lẫy để tấm phên sập xuống (điều khiển từ xa là loại dành cho đóng/mở cửa ôtô) nên rùa không thể ra được.
Lúc đó người đặt bẫy chỉ cần ra tay bắt rùa. Tuy nhiên muốn bẫy hoạt động trở lại, không thể dùng điều khiển từ xa kéo tấm phên lên mà vẫn phải dùng tay.
Chiếc bẫy thứ ba: hoàn toàn làm bằng tre và nứa với hình chiếc nón lộn ngược.
Mồi sẽ được để phía trong lồng, dẫn dụ những con rùa tai đỏ vượt qua rào, những hàng rào này cao hơn mặt nước khoảng 10 - 20cm,
Khi lao qua hàng rào đó, rùa không thể quay lại môi trường tự do. Người đặt bẫy chỉ cần kéo bẫy vào bắt rùa. Hiện tại chiếc bẫy được tác giả thử treo đèn để bẫy rùa trong tối qua.
Những chiếc bẫy thử nghiệm bắt rùa tai đỏ (loài vốn tinh khôn và nhanh) được thử tại hồ Văn quán, nơi có nhiều người qua lại quá gần, cũng như chơi... đạp vịt, do đó, hiệu quả của những chiếc bẫy này sẽ khó chính xác.
Theo Dân Trí
Ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ cụ Rùa bàn phương án "cấp cứu" Chiều 21/2, tại UBND TP Hà Nội, Ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ cụ Rùa đã tổ chức họp bàn gấp nhằm triển khai đồng loạt các phương án bảo vệ cụ Rùa Hồ Gươm. Trước những thông tin, tư liệu về hàng loạt dấu hiệu bất thường liên quan đến mức độ bệnh và sức khoẻ của cụ Rùa Hồ Gươm,...