Cụ rùa khổng lồ 100 tuổi đẻ 800 con tràn ngập đảo
Cách đây 50 năm, cả đảo Espanola chỉ có 14 cá thể và khi cụ rùa “cứu tinh” tới, số lượng này tăng gấp 142 lần.
Cụ rùa Diego vẫn rất khỏe mạnh ở tuổi “xưa nay hiếm”.
Trong nhiều năm qua, cụ rùa Diego đã giúp sinh ra 800 chú rùa con, giúp số lượng loài rùa khổng lồ ở đảo Espanola, quần đảo Galapagos tăng lên chóng mặt. Trước đây, loài rùa này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do săn bắn và số lượng bầy suy giảm.
“Rùa Diego hoạt động rất năng nổ. Nó góp phần lớn cho sự tái sinh giống rùa ở đảo Espanola”, Washingtin Tapia, một chuyên gia bảo vệ rùa ở vườn quốc gia Galapagos, nói.
Diego được mang tới đảo Galapagos từ vườn thú San Diego, Mỹ năm 1960. Rùa Diego thuộc giống Chelonoidis hoodensis, một phân nhánh rùa Galapagos khổng lồ chỉ có mặt trên đảo Espanola.
Quần đảo Galapagos nổi tiếng ở khu vực Thái Bình Dương do nhà bác học Charles Darwin từng tới đây nghiên cứu đa dạng sinh học. Cơ sở sinh thái đa dạng của đảo giúp ông viết ra cuốn “Nguồn gốc muôn loài” nổi tiếng.
Cách đây 50 năm, cả đảo Espanola chỉ có 12 con cái và 2 con đực. Sau khi Diego tới, số lượng rùa tăng đột biến. Hiện Diego sống ở trung tâm chăm sóc rùa gần đảo Santa Cruz. Dù đã gần 100 tuổi nhưng cụ rùa Diego vẫn ghép đôi và sinh sản với 6 rùa cái khác.
Diego là bố của 800 rùa con.
Video đang HOT
Rùa Diego nặng 82 kg và dài 90 cm. Ngoài Diego còn 2 cá thể rùa đực khác lãnh trách nhiệm tái sinh bầy rùa ở đảo Espanola. Tuy nhiên, Diego được xem là rùa cụ có công lớn nhất.
“Chúng tôi không biết chính xác Diego tới Mỹ khi nào. Có lẽ nó được đưa từ đảo Espanola tới Mỹ khoảng năm 1900 tới 1959″, Tapia nói. Sau khi ở vườn thú San Diego một thời gian, cụ rùa này được mang trở lại đảo Galapagos và trở thành “nhân vật chính” của chương trình sinh sản rùa.
Cách đây 6 năm, các nhà khoa học mới biết được cụ rùa Diego “mắn đẻ” tới vậy. “Chúng tôi thử nghiệm gene và phát hiện ra rằng 40% con cháu của rùa đảo Espanola là do “một tay” rùa Diego sinh sản”, Tapia trả lời hãng tin AFP.
Tổng cộng, đảo Espanola đã có khoảng 2.000 con rùa và không còn lo đối mặt nguy cơ tuyệt chủng.
“Tôi không thể nói rằng quần thể này là đủ lớn vì lịch sử từng ghi nhận số lượng rùa lên tới 5.000 cá thể. Tuy nhiên đây là một con số không nhỏ và đang phát triển”.
Trong số 15 loài rùa khổng lồ ở quần đảo Galapagos, 3 loài đã tuyệt chủng. Nguyên do là bởi nạn cướp biển thế kỷ 18 đã phá vỡ hệ sinh thái mong manh trên đảo.
Theo Quang Minh – Daily Mail (Dân Việt)
Trào lưu nuôi thú 'lạ' của người Hà Nội
Nhiều người dân ở Hà Nội có sở thích nuôi thú "độc và lạ". Trong khi các chuyên gia cảnh báo loài hoang dã có thể ủ bệnh và lây sang người nuôi chúng bất cứ lúc nào.
Thú nuôi được bán trên vỉa hè phố Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) với nhiều loài "độc và lạ".
Một chợ thú nuôi tự phát chuyên bán các loại chim cảnh và vẹt ở Hà Nội.
Theo tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF), tại Việt Nam, nuôi thú cưng từ các loài hoang dã quý hiếm diễn ra phổ biến từ lâu. Chỉ từ vài trăm nghìn đồng người chơi có thể dễ dàng mua được đại bàng, cu li, rùa hộp,... quý hiếm ở một số khu chợ tại Hà Nội hoặc trên website.
Trên thị trường có 3 dòng rắn thú cưng là corn snake (rắn ngô), milk snaske (rắn sữa) và king snake (rắn chúa). Đây đều là những dòng rắn không có nọc độc nhập ngoại, chủ yếu từ Thái Lan, có hình dáng nhỏ nhắn, màu sắc đẹp nên được ưa chuộng.
Nhiều người thích nuôi rùa chơi cảnh và phong thủy.
Trào lưu nuôi bò sát phát triển trong những năm gần đây, mỗi con có giá lên đến hàng triệu đồng.
"Hầu hết thú nuôi bị mắc bệnh ngoài da hoặc bệnh do ăn uống, có thể điều trị bằng thuốc chữa cho người, bên cạnh đó việc giữ vệ sinh chuồng cũng là yếu tốt quan trọng để giữ sức khoẻ cho chính bản thân người nuôi", Hiếu (một người nuôi bò sát nhiều năm) cho biết.
Các loại thú nuôi chó, mèo lấy giống từ nước ngoài.
Nhiều người ở Hà Nội có thói quen dắt vật nuôi dạo phố.
Theo các nhà bảo tồn, nhiều loài hoang dã có thể ủ bệnh và lây sang người nuôi chúng bất cứ lúc nào. Ví dụ, hầu hết các loài khỉ mang vi rút herpes B - gây chết người; rùa và một số loài bò sát mang vi khuẩn salmonella- gây bệnh truyền nhiễm đặc biệt cho trẻ em; vẹt và các loài chim khác cũng lây truyền một số bệnh cho người như cúm gia cầm.
Ngọc Thành
Theo VNE
Gấu chó được cứu hộ sau 10 năm bị nhốt trong lồng sắt Tổ chức Động vật châu Á vừa cứu hộ thành công con gấu chó 60 kg cùng 2 con khỉ đang được nuôi nhốt tại TP Buôn Ma Thuột. Con gấu chó bị nuôi nhốt trong lồng sắt gần 10 năm. Ảnh: Animals Asia Ba cá thể được một đơn vị tại TP Buôn Ma Thuột nuôi với mục đích làm cảnh, nay...