Cụ Rùa Hồ Gươm “quê” ở Thanh Hóa?
Thời Lý, sử sách đã nhiều lần nhắc tới sự xuất hiện của rùa khổng lồ ở Thăng Long. Riêng cuốn Việt sử lược đã hơn 20 lần nhắc tới rùa. Sớm nhất là chuyện người dân vùng Gia Lâm dâng con rùa lớn có 6 mắt 3 chân lên vua Lý.
Sau đó, các triều vua Lý đều được dâng rùa khổng lồ, có cả rùa mang hình Hà đồ lạc thư trên lưng, có chữ Thiên Đế trên ngực. Những con rùa khổng lồ, kỳ quái, có những thứ chữ “nịnh” vua được dâng lên rất nhiều, mang hơi hướng truyền thuyết hơn là thực tế. Nhưng dù là truyền thuyết, thì nó cũng phản ánh rằng, từng có rùa vào thời Lý ở Thăng Long.
Con rua băt đươc ơ hô Quynh Lâm (TP. Hoa Binh) hiên trưng bay ơ bao tang tinh. Theo chu thich cua bao tang thi đây la con ba ba 300 tuôi!
Ngoai viêc tranh cai cu rua la rua, giai, hay ba ba không lô, thi viêc tranh cai cu rua Hô Gươm đên tư đâu cung chưa nga ngu va các giả thuyết mà các nhà nghiên cứu đưa ra cũng chưa thưc sư thoa đang. Trong thơi điêm nay, viêc tim cach cưu chưa cu rua la quan trong nhât, song viêc tim hiêu thâu đao vê lai lịch cu rua cung la viêc quan trong, đê co phương hương tim kiêm, nhân giông, bao tôn cho sau nay.
Trong tâm thưc ngươi Viêt, cu rua la linh vât, la thanh thân, song xet vê goc đô khoa hoc, thi cu rua cung la sinh vât, không thê đưng ngoai quy luât sinh tư. PGS. Ha Đinh Đưc tin răng, cu rua Hô Gươm đa co tuôi nhiêu trăm năm, song cung co y kiên bac bo điêu đo, răng tuôi tho cua rua mai mêm nươc ngot chi 150 năm. Du cu đã 700 tuôi, hay mơi hơn 100 tuôi, thi co ve như cu rua Hô Gươm đang ơ đoan cuôi cua cuôc đơi rôi. Chung ta se phai châp nhân quy luât thưc tê, răng môt ngay nao đo, cu rua thân yêu cua chung ta se tư Hô Gươm lên… lông kinh.
Theo PGS. Ha Đinh Đưc thi rua Hô Gươm co xuât xư tư Thanh Hoa
Điêu quan trong không kem gi viêc cưu chưa cu rua, đo la nhanh chong tim ra đông hương cua cu. Đê tim đươc hâu thê, nhằm bảo tồn loài rùa đặc biệt ở Hô Gươm, nhât thiêt chung ta phai xac đinh đươc nơi tưng co nhiêu giông rua nay. Xac xuât tim đươc rât it, nhưng không phai không co hy vong. Trong khi các nhà khoa học trong nước chỉ giỏi tranh cãi loanh quanh trên diễn đàn, trong các cuộc hội họp, thì các nhà khoa học phương Tây rất tích cực đi thực địa.
Rua Hô Gươm trong đên Ngoc Sơn
Những ngày lang thang ở các đầm, hồ ven sông Hồng, tôi nghe người dân kể nhiều về mấy ông Tây tóc vàng, mũi lõ hàng ngày ngồi ven hồ nhai bánh mì, dán ống nhòm vào mắt tìm tăm hơi rùa. Như anh chàng Nguyễn Xuân Thuận, cán bộ của một tổ chức nghiên cứu rùa quốc tế, đã từng bỏ 3 năm trời ăn nằm bên đầm Minh Quân để tìm rùa. Sư kiên tri cua cac nha khoa hoc phương Tây suôt mây năm qua, đa mang lai hiêu qua vô cung lơn lao, đo la tim kiêm, bao tôn đươc môt cu rua năng ngot ta ơ hô Đông Mô, hiện là cá thể rùa nước ngọt khổng lồ thứ 4 của thế giới.
PGS. Ha Đinh Đưc, nha rua hoc hang đâu Viêt Nam cho răng, rua Hô Gươm cung loai vơi rua không lô co ơ vung Tho Xuân (Thanh Hoa). Theo suy đoan cua ông, co thê Lê Lơi đa đem rua tư Thanh Hoa ra tha ơ hô Luc Thuy. Lý do PGS. Đức tin như thế là vì, vào thời Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long, không thấy ai nói ở Lục Thủy, tức Hoàn Kiếm có rùa to. Rùa Hồ Gươm chỉ xuất hiện khi Lê Lợi lên ngôi.
Măt trong mai giai không lô ơ xa Minh Quân (Yên Bai)
Trong một số sách cổ cũng có nói về loài rùa khổng lồ ở vùng Lam Kinh (Thanh Hóa), lưng to bằng chiếc chiếu đôi, quần nhau đục cả đoạn sông. Rồi có chuyện mai con rùa người dân bắt được ở Lam Kinh to đến nỗi 3 người chui vào trú mưa không ướt, rồi con rùa khổng lồ kéo cùng lúc cả 2 con trâu mộng xuống sông. Truyền thuyết Lê Lợi chạy giặc ở Lam Kinh có một con ba ba khổng lồ đi sau xóa dấu vết, rồi được Lê Lợi phong thần, cũng thêm khẳng định sự tồn tại của loài này ở Thanh Hóa…
Video đang HOT
Những con rùa đá cõng bia trong đền chùa đình miếu ở Thanh Hóa cũng rất giống với rùa Hồ Gươm. Điều này khẳng định rằng, nghệ nhân xưa đã rất quen thuộc với loài rùa này, nên mới tạo tác giống như thế. PGS. Hà Đình Đức cũng đã mang mẫu sọ rùa Hồ Gươm vào Thanh Hóa so sánh rồi, mới dám đưa ra nhận định như vậy.
Đâu giai ơ đâm Minh Quân
Ngoài ra, PGS. Hà Đình Đức cũng cho rằng, nếu rùa Hồ Gươm có gốc gác ở Hà Nội, thì những hồ khác, đặc biệt là Hồ Tây cũng phải có rùa chứ? Tại sao chỉ Hồ Gươm, không phải hồ lớn lắm mới có? Bản chất của các Hồ ở Hà Nội là do sông Hồng tạo thành, do quá trình bồi lấp, con người tác động, mới tạo thành những hồ nước khác nhau.
Phải công nhận, những phân tích, những cơ sở khoa học gồm cả thực tế lẫn truyền thuyết của PGS. Hà Đình Đức về nguồn gốc của rùa Hồ Gươm từ Thanh Hóa khá thuyết phục. Quan điểm của ông, rùa Hồ Gươm là loài mới, không liên quan đến loài rùa mà nơi khác gọi là con giải hoặc ba ba khổng lồ (ví như con rùa ở Đồng Mô).
Bô côt rua lưu giư 40 năm trong chua Hưng Ky
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với ý kiến của ông Đức. Nhà nghiên cứu Bùi Thiết cho rằng, từ thời Lý, sử sách đã nhiều lần nhắc tới sự xuất hiện của rùa khổng lồ ở Thăng Long. Riêng cuốn Việt sử lược đã hơn 20 lần nhắc tới rùa. Sớm nhất là chuyện người dân vùng Gia Lâm dâng con rùa lớn có 6 mắt 3 chân lên vua Lý. Sau đó, các triều vua Lý đều được dâng rùa khổng lồ, có cả rùa mang hình Hà đồ lạc thư trên lưng, có chữ Thiên Đế trên ngực. Những con rùa khổng lồ, kỳ quái, có những thứ chữ “nịnh” vua được dâng lên rất nhiều, mang hơi hướng truyền thuyết hơn là thực tế. Nhưng dù là truyền thuyết, thì nó cũng phản ánh rằng, từng có rùa vào thời Lý ở Thăng Long.
Thậm chí, nhiều cổ sử còn nói rõ thời Lý vùng Thăng Long có nhiều ao đầm, các cụ rùa khổng lồ bò lổm ngổm. Rồi chuyện năm 1080, vua Lý cho đúc chuông Giác Thế, nhưng không treo được lên chùa Diên Hựu (Một Cột) vì nặng quá, tơi 7,3 tấn, đành phải để ở ruộng trũng sau chùa. Vùng ruộng có nhiều rùa khổng lồ sống, nên người dân gọi là Quy Điền Chung (chuông ruộng rùa).
Nhiều người cũng đặt giả thiết rằng, rùa khổng lồ cõng bia đá đã xuất hiện ở Thăng Long từ rất sớm, do đó, loài linh vật này cũng phải có mặt ở Thăng Long từ rất lâu rồi. Vậy rùa Hồ Gươm đến từ Thanh Hóa, hay rùa Thanh Hóa có nguồn gốc từ Thăng Long, hay rùa ở khắp nơi được đưa về Thăng Long, cũng như con người ở tứ xứ tụ về thủ đô từ hàng ngàn năm nay? Ta không thể trở về 500 năm, hay 1.000 năm trước để giải đáp chính xác được câu hỏi này. Chỉ có thể đưa ra bàn luận để thêm phần hiểu biết, thêm phần yêu quý cụ rùa Hồ Gươm mà thôi.
Còn nữa…
VGT(Theo VTC)
Cụ rùa Hồ Gươm là ba ba khổng lồ?
Sau khi tìm hiểu về rùa khổng lồ từng tồn tại rất nhiều ở các hồ nước dọc sông Hồng, tôi có thêm phát hiện thú vị: rùa Hồ Gươm là... ba ba!
Trong khi PGS.TS. Hà Đình Đức và một số nhà khoa học kiên quyết khẳng định rùa Hồ Gươm là một loài mới, không phải giải Thượng Hải, thì một số nhà khoa học không phản đối, song nhất quyết không nghe.
Số nhà khoa học khẳng định rùa Hồ Gươm cùng loài với giải Thượng Hải chiếm số đông. Các nhà khoa học nước ngoài, thuộc các chương trình bảo tồn rùa của quốc tế hoạt động ở Việt Nam, sau quá trình nghiên cứu, cũng khẳng định rùa Hồ Gươm là giải, cùng loài với cá thể giải Thượng Hải, hiện chỉ còn 2 con ở Trung Quốc.
Bô xương rua Hô Gươm giư ơ chua Hưng Ky mây chuc năm qua hiên đươc trưng bay ơ Bao tang Ha Nôi
Giám đốc Chương trình rùa châu Á, ông Douglas Hendrie, đã có nhiều năm bỏ công sức lặn lội, tìm kiếm rùa nước ngọt khổng lồ ở Việt Nam. Chính ông đã tức tốc cứu chú rùa nặng 90kg bị người dân Sơn Tây tóm được thả về hồ Đồng Mô. Nhà khoa học nghiên cứu về rùa có tầm vóc quốc tế này đã làm các loại xét nghiệm cần thiết (kể cả làm xét nghiệm ADN tại một cơ quan trong nước là Viện Sinh thái Tài nguyên sinh vật cho khach quan) và khẳng định rùa Đồng Mô cùng loài với rùa Hồ Gươm, cùng loài với cả hai con giải hiện đang được nuôi dưỡng trong vườn thú ở Trung Quốc.
Ông Peter Richard, chuyên gia bảo tồn quốc tế, nhà khoa học hàng đầu thế giới về loài Rafetus Swinhoei, cũng khẳng định như ông Douglas Hendrie, rằng rùa Hồ Gươm chính là giải, cùng loài với rùa Đồng Mô, tiêu bản ở Hòa Bình và giải Thượng Hải.
Ông Nguyên Văn Ao (Phu Tho) va chiêc so giai
Ông Peter Richard đã từng mang 2 bộ xương rùa tư Viêt Nam sang Trung Quốc để so sánh và xác định chúng cùng một loài. Như vậy, cả so sánh hình thái, xương sọ, xét nghiệm ADN, các nhà khoa học hàng đầu thế giới đã khẳng định "cụ" rùa Hô Gươm là loài giải nước ngọt khổng lồ.
Tất nhiên, PGS. Hà Đình Đức, người coi "cụ" rùa Hồ Gươm là thánh thân, không bao giờ chấp nhận khẳng định này của các nhà khoa học thế giới. Dù rùa Đồng Mô có là giải Thượng Hải đi chăng nữa, thì cũng chẳng liên quan gì đến rùa Hồ Gươm, vì rùa Hồ Gươm là loài mới, là "rùa Lê Lợi" - cai tên do ông đăt.
Trong khi đó, một số nhà khoa học trong nước, theo quan điểm phản bác rùa Hồ Gươm là giải Thượng Hải, thì lại coi rùa Hồ Gươm cùng loài với rùa Đồng Mô, cùng loài với tiêu bản rùa Hòa Bình và ở dọc sông Hồng. Các nhà khoa học thống nhất gọi rùa hồ Gươm, rùa Đồng Mô là rùa nước ngọt mai mềm khổng lồ và đây là loài mới của Việt Nam.
So rua thu đươc ơ Thanh Hoa. Anh PGS. Ha Đinh Đưc cung câp
Như vậy, rõ ràng, đã xảy ra 3 quan điểm khác nhau về 4 cá thể rùa duy nhất còn tồn tại trên trái đất (2 ở Thượng Hải, 1 ở Hồ Gươm và 1 ở Đồng Mô). Các nhà khoa học quốc tế khẳng định cả 4 con rùa đều là Rafetus Swinhoei. Một nhóm nhà khoa học trong nước khẳng định 2 cá thể rùa ở Việt Nam là loài mới, không liên quan gi đên Rafetus Swinhoei, goi la rùa nước ngọt mai mềm khổng lồ. Quan điểm thứ 3 thuộc về PGS. Hà Đình Đức: Rùa hồ Gươm là loài mới, không liên quan gì đến rùa Đồng Mô và giải Thượng Hải.
Các nhà khoa học thế giới đã xét nghiệp ADN rùa Đồng Mô nên "nói đã có sách, mách đã có chứng". PGS. Hà Đình Đức so sánh qua ảnh, và khẳng định trên đầu rùa hồ Đồng Mô có chấm trắng, vàng, trong khi đầu rùa hồ Hoàn Kiếm hoàn toàn trơn tru! Theo các nhà khoa học quốc tế, những khác biệt nho nhỏ về hình thái, kích cỡ hộp sọ, màu da... không thể khẳng định chúng khác loài, cũng như không thể nói người Kinh ở Việt Nam là người, còn người da đo ơ châu My là giống loài khác.
Ông Nguyên Văn Thương, ngươi ơ canh đâm Ao Châu khăng đinh răng cu rua Hô Gươm la... ba ba!
Vậy tóm lại, rùa Hồ Gươm là giống loài gì? Viêc xac đinh ro giông loai không phai la tranh cai cho vui, ma điều này cũng rất quan trọng, bởi muốn bảo tồn gene, trước tiên phải xác định được giống loài đã. Chỉ có việc này, mà các nhà khoa học tranh cãi mãi, dân chúng không biết tin theo ai nữa.
Không tìm được câu trả lời ở các nhà khoa học, tôi đành tự đi tìm câu trả lời cho mình bằng cách đi thực địa. Sau quá trình nhiều ngày tìm hiểu về rùa khổng lồ từng tồn tại rất nhiều ở các hồ nước dọc sông Hồng, tôi có thêm một số phát hiện thú vị: rùa Hồ Gươm là... ba ba!
Tôi đa mang hình ảnh rùa Hồ Gươm, rùa Đồng Mô chụp đủ các góc: đầu, đuôi, mai, riềm... cho người dân sống quanh đầm Ao Châu (Hạ Hòa, Phú Thọ) và đầm Minh Quân (Yên Bái) xem. Tất cả người dân ở vùng này đêu goi la giai hoăc ba ba. Tôi hỏi đi hỏi lại rằng đây có phải rùa không, song họ đều lắc đầu.
Ông Trân Trong Dân, ơ canh đâm Minh Quân, chi tay vao cu rua Hô Gươm va bao đo la con giai
Người dân sống ở quanh hai cái đầm rộng cả ngàn ha này đều đã quá quen thuộc với những con giải, hay còn gọi là ba ba này. Chúng to như cái nong, đêm bò lên bãi lau sậy thở pho pho nghe phát khiếp. Cách đây chừng 30 năm, loài giải này có rất nhiều ở một số hồ đầm ở Phú Thọ và Yên Bái, và người dân thường xuyên tìm cách săn bắt để giết thịt như giết ba ba.
Vơi ngươi dân Yên Bai va Phu Tho, rua la loai mai cưng như thê nay
Người dân ở vùng Phu Tho, Yên Bai phân biệt rạch ròi hình thái giữa rùa và ba ba (hoặc giải) qua chiếc mai. Theo họ, loài mai mềm, có riềm quanh mai thì là họ nhà ba ba. Ba ba to bằng cái nong, sống cả trăm năm ở các đầm, hồ lớn thì gọi là giải. Còn loài mai cứng, không có riềm, ít thịt, thì là rùa.
Nếu xét tiêu chí này (theo cách dân gian song cũng rất khoa học), và theo quan điểm của người dân vùng Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình... thì cụ rùa Hồ Gươm đích thực là con giải hoặc ba ba.
Quan điểm của người dân vùng này cũng được nhiều nhà khoa học Việt Nam và thế giới ủng hộ, thậm chí Sách đỏ Việt Nam, từ điển cũng ghi nhận.
Rua Hô Gươm la loai mai mêm, co riêm xung quanh rât rông, bi goi la con giai hoăc ba ba
Người nghiên cứu làm sáng tỏ cuộc tranh cãi này là Thạc sĩ Nguyễn Quảng Trường (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam). Theo anh, rùa Hồ Gươm từng được tìm thấy ở Thanh Hóa, Hoà Bình, Phú Thọ, Hà Tây (cũ). Nó cũng không phải là loài mới mà được phát hiện từ khá lâu với tên gọi là giải Thượng Hải, có tên khoa học là Refetus Swinhoei.
Trong luận án thạc sĩ mà anh bảo vệ thành công, có sự nghiên cứu rất kỹ lưỡng về loài giải. Luận án có tên "Nghiên cứu đặc điểm hình thái và bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài họ ba ba Trionychidae ở Việt Nam".
Bô xương rua ông Hoang Văn Bôn (Minh Quân, Yên Bai) giư
Trong luận án, anh đã căn cứ vào mẫu xương mai và sọ của loài rùa ký hiệu HN01 lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội, thu tại Hồ Gươm vào năm 1968; mẫu xương mai ký hiệu T91 lưu giữ tại Bảo tàng động vật (Đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội thu tại sông Mã, Thanh Hóa); Mẫu sọ ký hiệu NQT85, lưu giữ tại Viện sinh thái thu tại xã Cẩm Lĩnh, Ba Vì, vào tháng 6-2001, và thấy tất cả những con rùa "chủ nhân của các mẫu này" đều thuộc một loài có tên là giải Thượng Hải. Loài này cũng được tìm thấy ở Nam Trung Quốc. Các mẫu của loài này hiện vẫn được lưu giữ tại Bảo tàng tự nhiên Thượng Hải và vườn thú Thượng Hải.
Cuộc "cãi vã" rùa Hồ Gươm là rùa hay giải còn là vấn đề dài dài. Nhưng có một thực tế là loài rùa khổng lồ này đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng toàn thế giới. Với hai "cụ" rùa còn lại ở Việt Nam, một "cụ" có nguy cơ già nua bệnh tật, lại sống trong môi trường tù túng, ô nhiễm, một "cụ" có nguy cơ bị săn bắt rất cao, không thể dám chắc, các "cụ" còn tồn tại được trên đời bao nhiêu năm nữa.
(Theo VTC)
'Cụ' rùa sẽ được chữa ngay tại tháp Rùa Tại cuộc họp sáng 25/2 bàn về phương án cứu chữa cụ Rùa Hồ Gươm, UBND TP Hà Nội, Sở KH&CN Hà Nội và các nhà khoa học đã thống nhất phương án sẽ đưa cụ Rùa lên bờ để chữa trị vết thương. Tiến sỹ Lê Xuân Rao, Giám đốc sở KH&CN Hà Nội cho biết cụ Rùa sẽ được đưa lên...