“Cú rơi” của Huawei: Người dùng được và mất gì?
Năm 2020, Huawei từng có thời điểm trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới. Hiện nay, họ không lọt nổi top 5.
Tháng 5/2019, chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đưa Huawei vào “danh sách đen” trở thành mối nguy về an ninh quốc gia, yêu cầu các công ty của Mỹ không được làm ăn với Huawei nếu không có “giấy phép đặc biệt”.
Cho đến trước khi động thái này phát huy hoàn toàn hiệu lực, Huawei từng có giai đoạn trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới vào năm 2020. Đến nay, chỉ sau hơn một năm, hãng không còn trong top 5 nhà sản xuất lớn nhất.
Trong vòng 2 năm ngắn ngủi, ngành công nghiệp smartphone đã chấp nhận một sự thật là Huawei không còn là một tay chơi toàn cầu. Thị trường đã thay đổi ra sao? Tốt hay tệ hơn? Điều gì sẽ xảy ra với Huawei?
Người dùng mất gì?
Trước khi bị Mỹ tẩy chay, 2 dòng smartphone chủ lực của Huawei là P series và Mate series nằm trong nhóm những smartphone tốt nhất. Không chỉ có cấu hình cao nhất, thiết kế sáng tạo, smartphone của hãng này còn mang đến trải nghiệm chụp ảnh đỉnh cao. Khi đó, điện thoại cao cấp Huawei nằm trong danh sách những smartphone đáng mua nhất thị trường. Đến nay, gần như không ai lựa chọn điện thoại Huawei bên ngoài biên giới Trung Quốc.
Video đang HOT
Sự xoay vần này mang lại hiệu ứng cho thị trường. Không có Huawei thúc đẩy các công ty khác – đặc biệt là Samsung – sáng tạo, có vẻ như các nhà sản xuất lớn đang chững lại. Tất nhiên, Samsung sẽ còn cạnh tranh với Apple và các nhà sản xuất Trung Quốc nên không thể “nghỉ ngơi trên đỉnh vinh quang”. Tuy nhiên, trong vòng 5 năm qua Huawei là đối thủ lớn nhất trong thế giới Android. Giờ đây, sự cạnh tranh đó không còn.
Huawei cũng là đối thủ đáng chú ý nhất của Samsung ở lĩnh vực điện thoại gập với những thiết bị như Mate X2. Mặc dù có hàng loạt công ty khác đang tham gia vào phân khúc này, Samsung vẫn được xem là người đi tiên phong và chiếm lợi thế lớn cho sản phẩm được xem là dẫn dắt tương lai ngành di động.
Cũng cần nhớ Huawei không chỉ cạnh tranh với các hãng sản xuất smartphone, họ còn đối đầu với nhà sản xuất chip là Qualcomm. Mặc dù chưa bao giờ so sánh được với Qualcomm về mặt hiệu năng, các con chip Kirin của Huawei lại đặc biệt ở khả năng xử lý liên quan đến trí tuệ nhân tạo.
Một người chơi rời game là cơ hội cho người chơi mới. Trong trường hợp này, là rất nhiều người chơi.
Chúng ta được gì?
Khi doanh số của Huawei suy giảm, các nhà sản xuất khác lại liên tiếp nhận tin vui. Người hưởng lợi lớn nhất, không nghi ngờ gì, là Xiaomi. Hãng này hiện giữ vị trí số 3 về thị phần di động, sau Samsung và Apple. Mặc dù rất khó để đe doạ vị trí dẫn đầu của Samsung, Xiaomi hoàn toàn có khả năng vượt Apple để chiếm vị trí thứ 2.
Một vài nhà sản xuất như Oppo, Vivo, Realme cũng “lên hương”. Realme hiện là là sản xuất lớn thứ 6 thế giới, mặc dù với ra đời được 3 năm. Cuộc đua của các hãng sản xuất nhằm chiếm thêm miếng bánh thị phần mà Huawei để lại mang đến cho người dùng những chiếc di động giá rẻ nhưng cấu hình đặc biệt tốt.
Huawei sẽ ra sao?
Chưa rõ dòng chảy thị trường sẽ ra sao nhưng ở giai đoạn trước mắt, rõ ràng người dùng đang “mất nhiều hơn được”. Có cảm giác thị trường “cần một Huawei” để thúc đẩy mọi thứ.
Lúc này, Samsung và Apple không cần lo lắng về một hãng thứ 3 có thể “ngồi chung mâm” với họ ở phân khúc cao cấp. Các smartphone của Huawei sẽ khó có cơ hội xuất hiện ở các thị trường quốc tế, trừ khi chính quyền Mỹ thay đổi chính sách. Tuy nhiên, trong vài năm tới, có thể chính ta sẽ thấy Huawei đẩy các tài năng sẵn có của họ sang một vài lĩnh vực khác. Máy tính, thiết bị đeo, thiết bị âm thanh là các lựa chọn. Họ cũng có thể gây chú ý ở mảng VR, giao thông, thậm chí là sức khoẻ.
Huawei là thương hiệu được yêu thích ở Trung Quốc và sẽ tiếp tục có hàng tỷ khách hàng. Việc hãng phát hành hệ điều hành Harmony OS cách đây ít ngày cho thấy hãng vẫn quyết tâm với mảng di động – dù có hay không có sự đồng hành của các hãng công nghệ Mỹ.
Ngấm đòn trừng phạt của Mỹ, Huawei tụt từ vị trí số 1 xuống số 6 trong danh sách những nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới
Các lô hàng điện thoại thông minh của Huawei tiếp tục lao dốc do các lệnh trừng phạt của Mỹ, khiến 41% sản lượng sụt giảm so với năm ngoái..
Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã xuất xưởng 33 triệu điện thoại thông minh trên toàn thế giới trong quý 4/2020, giảm 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, thị phần của Huawei hiện chỉ là 8%, đứng thứ 6 trong số các nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới.
Đánh mất vị thế số 1, Huawei đã bị một loạt các tên tuổi như Samsung, Apple, Oppo hay Vivo bỏ lại phía sau. Đây là lần đầu tiên Huawei rớt khỏi nhóm 5 nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới trong vòng 6 năm qua.
Amber Liu, nhà phân tích của Canalys Research, cho biết: "Huawei suy thoái đáng kể ở hầu hết các thị trường do lệnh trừng phạt của Mỹ".
Tai ương của Huawei xảy ra khi Apple xuất xưởng 90,1 triệu điện thoại trong quý 4, con số lớn nhất từng được bán bởi bất cứ nhà sản xuất điện thoại nào trong suốt lịch sử. Apple cũng đã công bố một quý với doanh thu kỷ lục tại Trung Quốc. Trong khi đó, thị phần Trung Quốc, vốn được coi là cứu cánh của Huawei, cũng đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi các thương hiệu trong nước và quốc tế.
Huawei bị đá khỏi top 5 nhà sản xuất smartphone lớn nhất toàn cầu Strategy Analytics báo cáo rằng sản lượng xuất xưởng smartphone toàn cầu đạt 340 triệu thiết bị trong Q1/2021, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Q1 năm 2020 đánh dấu sự sụt giảm đáng kể của ngành công nghiệp smartphone, do đại dịch Covid-19 gây ra ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất và bán hàng. Đến nửa cuối năm ngoái,...