Củ riềng
Có rất nhiều món kho hay om đòi hỏi phải có riềng thì mới đạt được hương vị đặc trưng. Đây cũng là gia vị giúp loại bỏ mùi tanh của tôm cá rất tốt.
Riềng là loại cây có nguồn gốc châu Á và nhiều đảo thuộc châu Đại Dương, được du nhập sang các nước khác như một loại cây kiểng do hoa có màu sặc sỡ. Riềng được xem là có khả năng kích thích ham muốn và phục hồi sức khỏe tình dục. Theo các nghiên cứu khoa học thì riềng có khả năng ngăn chặn và loại bỏ các bệnh về nấm, hoặc ức chế trào ngược, giảm bớt cơn đau dạ dày. Riềng trong y học cổ truyền và y học hiện đại được sử dụng nhờ tính năng kháng khuẩn, đau bụng do khó tiêu, buồn nôn, các bệnh về đường hô hấp và hơi thở nặng mùi.
Theo medicherb.com, riềng cùng với gừng được sử dụng trong ẩm thực vì tính năng hỗ trợ tiêu hóa và khử mùi tanh của hải sản, gia cầm; kết hợp rất tốt với các gia vị khác như húng quế, ớt, sả, đinh hương, hẹ, bột cà ri… và cả trong các món bánh ngọt. Củ riềng thường được dùng tươi, khô hoặc dạng bột. Bạn có thể chọn củ riềng non và bảo quản trong tủ lạnh được rất lâu để dùng dần.
Minh Quân
Theo thanh niên
Cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe
Những cách dưới đây sẽ giúp làm giảm lượng hóa chất trong không gian sống của bạn một cách đơn giản và dễ dàng, giúp bạn khỏe mạnh hơn rất nhiều.
Video đang HOT
1. Thay thế rèm cửa bằng nhựa vinyl
Đây là một trong những điều đầu tiên bạn nên làm vì rèm bằng chất liệu vinyl có chứa chất phthalates, có ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản và phát triển, kể cả ung thư. Chất phthalates dễ dàng bay hơi vào không khí và trong điều kiện nóng ẩm chúng càng dễ dàng phát tán. Nếu nhà tắm nhà bạn dùng cửa bằng nhựa thì cũng cần chú ý điều này nhé, nên thay bằng cửa gỗ sẽ tốt hơn.
2. Hạn chế sử dụng đồ bằng nhựa
Thay vì sử dụng các đồ nhựa, bạn hãy lựa chọn sản phẩm thủy tinh thì sẽ tốt hơn cho cơ thể. Vì cũng như cửa và rèm nhựa, các đồ, hộp bằng nhựa cũng có thể chứa chất phthalates, nếu dùng thường xuyên sẽ rất hại sức khỏe. Đồ nhựa kém chất lượng càng tiềm ẩn nguy cơ cao hơn.
3. Hạn chế ăn các loại thực phẩm đóng hộp
Bạn nên giảm dần các loại thực phẩm đóng hộp trong thực đơn gia đình bởi vì cũng giống như đồ nhựa, hộp chứa thực phẩm có khả năng chứa các hóa chất độc hại, hơn nữa, thực phẩm đóng trong đó cũng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nếu có thể nên đi chợ mỗi ngày để lựa chọn được đồ tươi ngon. Nếu phải mua đồ đóng hộp, cố gắng tránh các thực phẩm có tính axit như cà chua.
Nếu phải mua đồ đóng hộp, cố gắng tránh các thực phẩm có tính axit như cà chua.
4. Lưu ý khi dùng nước hoa
Bạn không thể biết các sản phẩm tạo hương thơm mà mình đang sử dụng liệu có an toàn hay không. Vì thế bạn nên hết sức chú ý khi sử dụng nước hoa hay các sản phẩm có mùi thơm khác như tinh dầu, làm mát không khí xịt khử mùi... Các sản phẩm này thường có hàm lượng hóa chất và cồn cao nên nếu dùng nhiều sẽ không có lợi cho da của bạn.
5. Ngừng sử dụng các sản phẩm kháng khuẩn
Các sản phẩm kháng khuẩn (xà phồng kháng khuẩn, chất tẩy rửa...) chứa các hóa chất mạnh như triclosan, có thể gây nhiễm độc gan. Rửa tay bằng xà phòng thường hiệu quả và rẻ hơn rất nhiều. Bạn có thể sử dụng xà phòng để làm sạch nhiều thức từ tắm cho đến giặt giũ hay rửa tay.
6. Không mua kem đánh răng với chất ngọt nhân tạo
Bạn không nên mua kem đánh răng với chất ngọt nhân tạo vì chúng có chứa phẩm màu và sodium lauryl/laureth sulfat có khả năng làm mòn da, gây khó thở. Thông thường, kem dành cho trẻ em là sản phẩm hay được "làm đẹp" bằng màu sắc bắt mắt và hương vị hấp dẫn như là kẹo để thu hút trẻ. Vì vậy bạn nên xem xét kỹ sản phẩm trước khi quyết định mua cho bé.
7. Chọn đồ gia dụng bằng gang và thép không gỉ
Bạn nên lựa chọn đồ gia dụng bằng gang hoặc thép không gỉ thay vì bằng chất liệu chống dính. Bởi nếu không biết sử dụng đúng cách sẽ khiến bạn "rước họa vào thân". Nhiệt độ cao có thể khiến các loại chảo chông dính sinh ra hợp chất PFCs (perfluorocarbons) dưới dạng khói không tốt cho gan và phát triển trí tuệ. Nếu bạn không đủ khả năng để thay thế toàn bộ thì ít nhất cũng loại bỏ những đồ có dấu hiệu xuống cấp.
8. Mở cửa sổ hàng ngày
Bạn nên mở cửa sổ ngôi nhà hàng ngày, đặc biệt là trong khi bạn nấu ăn hay khi tắm vòi sen. Nếu bạn cứ đóng cửa im ỉm suốt ngày thì chất lượng không khí trong nhà có thể tồi tệ hơn ngoài trời. Do đó, hãy để cho nhà của bạn được "thở". Mở màn cửa của bạn và để cho ánh nắng mắt trời tự do chiếu vào như một tác nhân kháng khuẩn tự nhiên. Nhờ đó, không khí sẽ trong lành và dễ chịu hơn.
9. Để giày ngoài cửa
Hãy để đôi giày của bạn ngoài cửa để không lan truyền các chất ô nhiễm và bụi độc hại ngoài trời vào trong ngôi nhà. Đây là điều dễ nhất bạn có thể làm và tất nhiên, không mất chi phí gì.
Theo Thúy Phạm (Tri thức trẻ)
Ăn chậm, nhai kỹ - Đơn giản nhưng hay bị lãng quên Từ nhỏ chúng ta đã thường được nghe lời khuyên "ăn chậm, nhai kỹ" nhưng không phải ai cũng biết tại sao phải làm như vậy. Thực ra, việc làm tưởng chừng rất đơn giản này mang lại lợi ích rất lớn cho sức khỏe. Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ miệng Khi nhai, các tuyến nước bọt bắt đầu hoạt động,...