Cụ ông ung thư hiến giác mạc nhờ hiệu ứng lan tỏa từ bé Hải An
Những ngày cuối đời, ông Lê Đức Quynh 70 tuổi ( Quảng Ninh) ung thư dạ dày chỉ có một nguyện vọng là hiến tạng của mình để cứu người.
Ông Quynh bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối, những ngày tháng cuối đời nằm điều trị tại khoa Hóa trị can thiệp và Chăm sóc giảm nhẹ, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí. Vợ ông, bà Phan Thị Sáng hỏi chồng “Ông có nguyện vọng gì không?”. Ông Quynh chậm rãi nói từng câu chữ “Sớm hay muộn tôi cũng sẽ đi xa, phần hồn thì còn ở đấy, phần xác nguyện hiến cho y học, để cứu người”.
Nguyện vọng này của ông xuất phát từ khi ông biết đến câu chuyện về Hải An – cô bé 7 tuổi ung thư não đã hiến giác mạc của mình. Câu chuyện của Hải An đã truyền lửa, thôi thúc người đàn ông gầy gò, nước da nâu rắn rỏi ấy quyết định hiến tạng sau khi chết.
Cảm động trước nghĩa cử cao đẹp của ông Quynh, nhân viên y tế tại khoa đã hướng dẫn các thủ tục cần thiết để gia đình đăng ký hiến tạng cho ông. Không lâu sau, ông Quynh ra đi. Vợ và con cái ông thực hiện đúng theo di nguyện của cha. Ông đã hiến tặng giác mạc của mình sau khi trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng. “Ông ấy ra đi nhẹ nhàng lắm. Tôi đã thực hiện được nguyện vọng của ông ấy rồi. Ông ấy được toại nguyện, có thể mỉm cười nơi cửu tuyền”, bà Sáng chia sẻ.
Ông Quynh khi còn sống đã quyết định lúc chết hiến giác mạc cứu người. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Ngân hàng Mắt Trung ương, kết quả xét nghiệm giác mạc của ông Quynh hoàn toàn đủ điều kiện ghép được cho người bệnh khác. Giác mạc của ông sau đó đã được ghép cho 2 bệnh nhân, một người 26 tuổi ở Hà Nội và một người 55 tuổi ở Bắc Ninh. Mỗi bệnh nhân được ghép một bên mắt. Hiện, sức khỏe của hai người nhận giác mạc đều tiến triển tốt.
Ông Quynh không còn nữa, nhưng một phần cơ thể ông vẫn ở lại trên thân thể 2 người khác, giúp họ thấy lại ánh sáng cuộc đời. Đây là người thứ hai tại Uông Bí và thứ 6 ở tỉnh Quảng Ninh tự nguyện hiến giác mạc cho y học, tính từ năm 2009 đến nay.
Hải An là một cô bé Hà Nội 7 tuổi, mắc bệnh u não, qua đời hồi tháng 2. Khi còn sống, bé thủ thỉ với mẹ nguyện vọng được hiến tạng cứu người. Khi con sắp ra đi, mẹ bé đã gọi điện đến trung tâm điều phối ghép tạng ngỏ ý hiến tạng Hải An. Các bác sĩ đến tận nhà, chứng kiến giây phút người mẹ đặt cái hôn lên gương mặt con gái nhỏ trước khi từ biệt nhau mãi. Hai giác mạc của bé Hải An đã được ghép mang lại ánh sáng cho hai người khác. Câu chuyện nghĩa cử của bé Hải An lan tỏa rất nhanh trong cộng đồng, nhiều người hưởng ứng đăng ký hiến tạng sau khi chết, chết não, trở thành một phong trào nhân đạo.
Lê Nga
Theo vnexpress.net
4 người chết não hiến tạng cứu 16 bệnh nhân nguy kịch
16 bệnh nhân bị suy tạng mãn giai đoạn cuối có thể tử vong bất cứ khi nào đã được cứu sống diệu kỳ, nhờ nguồn tạng hiến của 4 người không may chết não.
GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc BV Việt Đức chia sẻ, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng (từ ngày 16/5 đến 13/6), tại Bệnh viện Hữu nghi Việt Đức (Hà Nội) đã tiếp nhận mô tạng của 4 bệnh nhân chết não để ghép cho 16 bệnh nhân tại Hà Nội và Thừa Thiên Huế. Đây là một kỳ tích về số người hiến tạng, người được ghép tạng lần đầu tiên được ghi nhận tại nước ta.
Với nguồn tạng hiến của 4 người chết não, các bác sĩ đã ghép tim cứu sống 4 người bệnh, ghép thận cho 8 trường hợp và ghép gan cứu sống 4 bệnh nhân ở cả Hà Nội và Huế.
Theo GS Giang, các kỹ thuật ghép tạng bác sĩ Việt làm chủ hoàn toàn. Vấn đề duy nhất chính là nguồn tạng hiến. Trước đây, nguồn tạng khan hiếm, trước khi được ghép tạng, bệnh nhân phải nằm viện lâu, phải thở máy kéo dài, phải truyền máu và truyền dịch nhiều... nhưng không phải ai cũng chờ đợi được đến khi có nguồn tạng hiến, rất nhiều người đã tử vong trước khi tìm được nguồn tạng hiến phù hợp để ghép.
GS Giang chia sẻ thêm, kỹ thuật ghép tạng của các bác sĩ Việt Nam ngày càng hoàn thiện. "Hầu như những trường hợp ghép thận, chúng tôi không cần phải truyền máu như trước nữa. Ghép gan thì số lượng truyền máu cũng rút xuống còn 1-2 đơn vị, ghép tim cũng vậy, thậm chí có ca ghép gan không cần truyền máu. Trước đây, thời gian bệnh nhân phải nằm thở máy sau mổ từ 24-48 giờ, bây giờ chỉ còn 3-4 tiếng", GS Giang nói.
PGS.TS Nguyễn Quang Nghĩa, Giám đốc Trung tâm ghép tạng chia sẻ thêm, sự thành công của các ca ghép tạng thể hiện ở ,ỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân sau ghép tạng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiệm cận được với tỷ lệ của thế giới.
Như với bệnh nhân ghép thận tỷ lệ sống sau 1 năm là gần 95%, sau 5 năm là 90%. Đối với bệnh nhân ghép gan thì tỷ lệ thấp hơn vì đa số bệnh nhân ghép gan là do ung thư gan; với bệnh nhân xơ gan thì sau khi được ghép gần như khỏi hoàn toàn; còn đối với ung thư gan thì có một tỷ lệ bị tái phát ung thư.
Trung bình tỷ lệ sống sau 5 năm ghép gan là 75% và sau 10 năm là 70%. Trong số 19 bệnh nhân ghép tim chỉ có 2 trường hợp đã tử vong còn lại 17 bệnh nhân vẫn sống sau 8 năm.
Được biết, đến nay bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã ghép được hơn 600 ca ghép thận, gần 60 ca ghép gan và 19 trường hợp ghép tim.
GS Giang chia sẻ thêm, nhân lực cho kỹ thuật ghép các tạng khác như ghép phổi cũng đã được BV Việt Đức cử đi học hỏi, hứa hẹn sẽ tiến hành ghép phổi sớm nhất. Khi đó, sẽ có thêm cơ hội ghép tạng cứu sống thêm nhiều người bệnh khác khi có nguồn tạng hiến.
GS Giang cũng bày tỏ sự tri ân đến những gia đình bệnh nhân chết não đã hiến tạng để nối dài sự sống cho những bệnh nhân khác đang nguy kịch mỗi ngày vì căn bệnh suy tạng mãn.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Mổ cắt ruột thừa cho bà bầu 36 tuần thai Thai phụ Nguyễn Thị Thủy ở Hải Dương bị viêm ruột thừa, được các bác sĩ phẫu thuật cắt thành công. Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí trong tình trạng đau bụng dữ dội. Bác sĩ chẩn đoán chị Thủy bị viêm ruột thừa, chỉ định phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa. Bác sĩ...