Cụ ông suýt mất chân vì tắc động mạch chi
Theo các bác sĩ, bệnh tắc động mạch chi dưới có triệu chứng không rõ ràng nên thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý về cơ xương khớp, bệnh do tuổi già.
Ông Đ.V.T, 76 tuổi (ở Kim Mã, Hà Nội) có tiền sử bị giãn tĩnh mạch cách đây 2 năm, đã từng điều trị suy giảm tĩnh mạch. Gần đây ông thấy cơn đau tăng lên nên đã lấy bàn tay bóp chân thật chặt để đỡ đau và có cảm giác ổn hơn nên ông cố chịu.
Tuy nhiên mỗi ngày chân ông càng đau hơn, sưng to dần lên. Ông Đ.T.V đến một phòng khám tư thăm khám và được cho uống thuốc nhưng không đỡ đau, chân phải ngày một nặng nề.
Ngày (4/12), ông T. vào Bệnh viện Hữu Nghị thăm khám và được Bác sĩ chỉ định nhập viện. Ban đầu, ông được điều trị bảo tồn bằng thuốc chống đông và giảm đau, tuy nhiên kết quả không khả quan, cục huyết khối kéo dài từ động mạch đùi nông đến động mạch chày trước.
Theo TS.BS Bùi Long – Trưởng khoa Tim mạch can thiệp, BV Hữu Nghị, sau khi thăm khám cho bệnh nhân chúng tôi phát hiện bệnh nhân bị đau và cứng bắp chân sau khi đi lại, do đó chúng tôi nghĩ đến bệnh lý động mạch ngoại biên vì thấy chân phải của bệnh nhân lạnh hơn chân trái, bắt mạch ở khoeo và mu bàn chân thì thấy mạch đập không rõ đo đó đã chỉ định làm siêu âm.
Kết quả chụp DSA cho thấy, bệnh nhân đã tắc hoàn toàn động mạch đùi, từ 1/3 giữa tới bắp chân, huyết khối rất dài. Các bác sĩ quyết định dùng phương pháp tái thông các động mạch bị tắc.
Cục máu đông gây tắc mạch máu của bệnh nhân.
Video đang HOT
Tuy nhiên sau khi xem xét và hội chẩn với Khoa chấn thương chỉnh hình các bác sĩ đã quyết định dùng phương pháp phẫu thuật lấy cục máu đông chứ không dùng dụng cụ cơ học hút cục máu đông ra khỏi động mạch. Bởi lẽ nếu dùng dụng cụ cơ học hút cục máu đông sẽ làm cho huyết khối bong tróc, gây tắc mạch máu khác.
Ca phẫu thuật được BS. Trần Cửu Long Giang – Phụ trách Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình thực hiện. Sau 45 phút phẫu thuật đã lấy ra cục huyết khối dài tới hơn 20cm.
Theo BS. Giang, ngay sau khi lấy ra cục huyết khối thì mạch khoeo và mạch chày trước của bệnh nhân đã bắt được, tiên lượng sẽ phục hồi lưu lượng máu tới cẳng chân.
“Can thiệp xong, tôi thấy chân nóng lên, cơ khớp gối xuống bắt đầu giảm đau rất nhiều trong khi trước đó cơ đau kinh khủng”, cụ ông Đ.V.T xúc động chia sẻ.
Hiện, chân bệnh nhân đã hết đau, có thể đi lại bình thường và ông được các bác sĩ tiếp tục điều trị bằng một số thuốc ngăn ngừa huyết khối tái phát.
Bệnh nhân hiện đã ổn định sức khoẻ.
Theo TS.BS Bùi Long, bệnh tắc động mạch chi dưới có triệu chứng không rõ ràng nên thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý về cơ xương khớp, bệnh do tuổi già. Bệnh lý này thường được phát hiện và chẩn đoán chính xác qua phương pháp can thiệp nội mạch. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi và những người có các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ, ít vận động, béo phì…
Trường hợp của bệnh nhân Đ.V.T rất may mắn được điều trị đúng, kịp thời, bệnh nhân có thể tiến triển đến những biến chứng nặng như hoại tử chi dưới, có trường hợp nặng phải cắt đoạn chi bị tổn thương.
Cách phòng bệnh giãn tĩnh mạch cho phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai dễ bị giãn tĩnh mạch do tử cung chèn ép vào các mạch máu lớn ở ổ bụng. Bệnh có thể gây các cục máu đông, nhiều trường hợp có thể nguy hiểm. Do đó, bà bầu cần biết cách phòng tránh.
Biểu hiện giãn tĩnh mach. Ảnh: BV
Theo Bệnh viện Trung ương quân đội 108, nhiều phụ nữ bị giãn tĩnh mạch khi đang mang bầu do khi tử cung lớn dần lên, chèn ép vào các mạch máu lớn của ổ bụng dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch ở chân. Bên cạnh đó, khi mang thai, thể tích máu trong cơ thể nhiều hơn làm tăng gánh nặng lên hệ tuần hoàn; đồng thời, hàm lượng hormone Progesterone cũng tăng dần về cuối thai kỳ gây giãn thành mạch. Thường các triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần sau khi sinh.
Bệnh giãn tĩnh mạch có thể gây ngứa, đau, thậm chí ra máu; một số ít người có thể xuất hiện cục máu đông gần bề mặt da. Người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt nếu một trong hai chân sưng to bất thường, có vết loét hoặc vùng da gần tĩnh mạch đổi màu; hoặc nghiêm trọng hơn là các biểu hiện như: Đột ngột thấy sưng đau ở chân, đùi, đau tăng khi đứng, kèm theo sốt nhẹ...
Bệnh giãn tĩnh mạch có thể dự phòng và điều trị chủ yếu là thay đổi thói quen sinh hoạt, kết hợp với các phương pháp y học.
Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng bệnh giãn tĩnh mạch trong khi mang thai, các bà mẹ cần chú ý các biện pháp như:
- Tập thể dục hoặc đi bộ thường xuyên mỗi ngày giúp hỗ trợ, cải thiện hệ tuần hoàn.
- Kê cao chân khi ngồi và cả trong lúc ngủ.
- Hạn chế đứng hoặc ngồi một tư thế trong thời gian dài.
- Không đi giày cao gót.
- Khi ngủ nên nằm nghiêng sang trái. Có thể sử dụng gối tựa để giữ tư thế ngủ và nâng cao chân. Tư thế này giúp làm giảm áp lực của tử cung lên các tĩnh mạch lớn ở bên phải ổ bụng.
- Duy trì mức cân nặng phù hợp trong các tháng của thai kỳ.
- Bổ sung vitamin hàng ngày bằng chế độ ăn uống cân bằng trong thời kỳ mang thai sẽ giữ cho hệ tĩnh mạch khỏe mạnh. Ăn nhiều thực phẩm có vitamin C, đây là nguyên liệu mà cơ thể sử dụng để sản xuất collagen và elastin (mô liên kết) giúp sửa chữa và duy trì sức bền của thành mạch máu.
Người đàn ông 31 tuổi suýt chết vì nhồi máu cơ tim Các bác sĩ ở Bệnh viện Hữu Nghị vừa cứu sống người đàn ông 31 tuổi suýt phải đối mặt với tử thần vì nhồi máu cơ tim. Bác sĩ chăm sóc cho bệnh nhân (Ảnh: BVCC) Khi ở nhà, anh N.A.Đ., 31 tuổi, sống ở Phú Thọ bất ngờ cảm thấy mệt, cơ thể lạnh, vùng tim đau thắt, vã mồ hôi...