Cụ ông mang án oan giết người gần 40 năm mòn mỏi chờ tiền bồi thường
Dù đã được ngành tư pháp xin lỗi công khai vì mang án oan giết người gần 40 năm trời nhưng hành trình nhận tiền bồi thường oan sai của 2 gia đình cụ ông ở Vĩnh Phúc vẫn chưa đi đến hồi kết.
Nửa năm vừa qua, nỗi muộn phiền cứ đeo đẳng trong tâm can ông Trần Ngọc Chinh (81 tuổi; ở xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) – người mang án oan giết người vào năm 1980, đã được ngành tư pháp địa phương xin lỗi công khai hồi tháng 10/2019.
Dù sức khỏe có dấu hiệu giảm sút nhưng hành trình đi đòi tiền bồi thường oan sai của ông Trần Ngọc Chinh vẫn chưa biết khi nào sẽ đi đến hồi kết (Ảnh: Nguyễn Trường).
Bởi lẽ, ông Chinh cảm thấy sức khỏe của bản thân đang giảm sút rõ rệt, nhưng hành trình đi đòi tiền bồi thường oan sai của gia đình chưa biết khi nào sẽ đi đến hồi kết. Ông chỉ lo một lúc nào đó ông nằm xuống, nỗi oan cả đời ông vẫn chưa được bồi thường thỏa đáng.
“TAND tỉnh Vĩnh Phúc cứ chậm trễ giải quyết việc bồi thường oan sai khiến gia đình tôi cảm thấy rất ấm ức. Lúc nào tôi cũng thấy bứt rứt trong lòng, thắc mắc không hiểu vì sao Nhà nước đã giải oan, xin lỗi công khai rồi, giờ chỉ còn mỗi việc bồi thường oan sai theo luật mà việc này lại cứ dai dẳng, kéo dài như thế?” – ông Chinh trải lòng.
Ông Chinh trăn trở, nếu chẳng may trong thời gian tới, ông qua đời vì sức khỏe yếu thì không rõ còn tiếp tục được bồi thường oan sai nữa không? Nếu tiếp tục được giải quyết thì chia cho các con như thế nào?
“Tôi cứ áy náy mãi như thế trong lòng. Nếu tôi còn sống và được Nhà nước bồi thường, tôi chia cho các con rồi mới yên lòng” – ông Chinh nói.
Việc đòi tiền bồi thường oan sai cho người bố đã khuất bị kéo dài khiến anh Trần Văn Mạnh và gia đình cảm thấy rất mệt mỏi (Ảnh: Nguyễn Trường).
Cùng chung nỗi niềm, anh Trần Văn Mạnh (47 tuổi, ở xã Đồng Thịnh) cũng cảm thấy sốt ruột vì đợi chờ mãi nhưng chưa thấy TAND tỉnh Vĩnh Phúc đưa vụ việc tranh chấp bồi thường oan sai cho bố anh (ông Trần Trung Thám, 77 tuổi; đã mất năm 1982) ra xét xử.
Video đang HOT
Việc tiến hành tố tụng bị kéo dài khiến anh Mạnh và gia đình cảm thấy rất mệt mỏi. Anh mong muốn tòa án sớm đưa ra xét xử để xem gia đình bồi thường như thế nào.
“Mẹ tôi cũng già yếu rồi. Tôi chỉ mong vụ việc được giải quyết nhanh chóng để lấy tiền bồi thường bù đắp phần nào cho những năm tháng cơ cực, tủi nhục mà mẹ tôi phải gánh chịu. Bố tôi bị hàm oan thật sự rồi, được công khai xin lỗi rồi. Giờ chỉ việc tiến hành bồi thường thôi mà cứ kéo dài mãi” – anh Mạnh bức xúc nói.
Liên quan đến vụ việc trên, dự kiến sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, TAND tỉnh Vĩnh Phúc sẽ đưa vụ việc của gia đình ông Trần Ngọc Chinh và anh Trần Văn Mạnh ra xét xử. Như vậy, kể từ ngày thụ lý hồ sơ vụ việc (29/10/2020), đã hơn một năm trôi qua nhưng TAND tỉnh Vĩnh Phúc vẫn chưa thể đưa vụ án dân sự của 2 gia đình này ra xét xử.
Như Dân trí đã đưa tin, hồi tháng 9/2019, tại trụ sở UBND xã Đồng Thịnh đã diễn ra buổi xin lỗi, cải chính công khai giữa các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Vĩnh Phúc đối với ông Trần Ngọc Chinh (81 tuổi); ông Trần Trung Thám (77 tuổi, em ruột ông Chinh, đã mất năm 1982) và ông Khổng Văn Đệ (89 tuổi, cùng trú tại thôn Vạn Thắng, xã Đồng Thịnh) bị truy tố oan tội giết người vào năm 1980.
Vợ ông Trần Trung Thám ôm di ảnh của chồng ngồi cạnh ông Trần Ngọc Chinh (giữa) và ông Khổng Văn Đệ tại buổi cải chính công khai hồi tháng 10/2019 (Ảnh: Nguyễn Trường).
Đến tháng 9/2020, trải qua nhiều lần thương lượng, gia đình ông Đệ đã chấp nhận khoản tiền bồi thường oan sai hơn 1,1 tỷ đồng từ VKSND tỉnh Vĩnh Phúc. Trước đó, ông Đệ có đơn yêu cầu bồi thường số tiền là hơn 5 tỷ 285 triệu đồng.
Riêng gia đình 2 cụ ông còn lại thì có đơn xin rút yêu cầu bồi thường gửi VKSND tỉnh Vĩnh Phúc để khởi kiện ra TAND cùng cấp.
Trong đơn khởi kiện, ông Chinh đề nghị TAND tỉnh Vĩnh Phúc buộc VKSND tỉnh bồi thường số tiền gần 12 tỷ 870 triệu đồng vì những tổn thất về thể xác, tinh thần mà ông phải gánh chịu vì bị hàm oan tội “Giết người”.
Riêng gia đình ông Thám thì đề nghị được bồi thường tổng số tiền là 25 tỷ đồng.
Các khoản tiền nêu trên đều đã được gia đình ông Chinh và ông Thám đề nghị VKSND tỉnh Vĩnh Phúc bồi thường. Tuy nhiên, sau nhiều buổi thương lượng, giữa các bên không đạt được thỏa thuận.
Họp liên ngành vụ 3 mẹ con cụ bà đòi bồi thường oan sai 15 tỷ đồng
Phó cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước Lê Thái Phương cho biết sẽ tổ chức họp liên ngành về vụ việc 3 mẹ cụ Nguyễn Thị May (83 tuổi) yêu cầu VKS Quân sự Quân khu I bồi thường oan sai 15 tỷ đồng.
Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Tư pháp chiều 22/10, ông Lê Thái Phương - Phó cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước cho biết, cơ quan này đã nhận đươc đơn của 3 mẹ con cụ bà Nguyễn Thị May (83 tuổi, trú tại phường Tân Giang, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng) đề nghị hỗ trợ thực hiện yêu cầu đòi Viện kiểm sát Quân sự Quân khu I bồi thường oan sai.
Ông Lê Thái Phương - Phó cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp (Ảnh: T.K).
Cụ May cùng 2 con là bà Trần Thị Nga (56 tuổi) và ông Trần Ngọc Hùng (51 tuổi) là những người liên quan tới kỳ án giết người xảy ra vào rạng sáng 8/2/1988 tại thành phố Cao Bằng.
Hồ sơ vụ án thể hiện, tối 7/2/1988, quân nhân Lê Danh Tân tới nhà cụ May ở thị xã Cao Bằng (nay là thành phố Cao Bằng) để ngủ qua đêm. Anh Tân là bạn chiến đấu với cháu cụ May nên được xem như người thân trong gia đình.
Tuy nhiên, rạng sáng hôm sau, gia đình cụ May bị đánh thức bởi nhiều tiếng động lạ phía ngoài, sau đó phát hiện anh Tân kêu cứu. Quân nhân này được gia đình cụ May cùng hàng xóm đưa đi cấp cứu song không qua khỏi do vết thương nặng.
Gia đình cụ May đã trình báo sự việc với cơ quan chức năng nhưng chính cụ cùng con trai là Trần Ngọc Hùng bị bắt tạm giam với cáo buộc giết người; 2 tháng sau, tới lượt bà Trần Thị Nga cũng vướng lao lý.
Sau khi không có đủ căn cứ kết tội, cơ quan điều tra lần lượt trả tự do cho 3 mẹ con cụ May. Thời gian những người này bị tạm giam lần lượt là 2 tháng, 9 tháng và 2 năm. Gia đình cụ May đã kêu oan suốt 30 năm qua.
Cụ Nguyễn Thị May (83 tuổi) kiên trì yêu cầu Viện kiểm sát Quân sự Quân khu I bồi thường oan sai suốt những năm qua (Ảnh: T.Phan).
Ông Lê Thái Phương cho biết, Cục Bồi thường Nhà nước đã có văn bản trao đổi với Viện kiểm sát Quân sự Trung ương để yêu cầu Viện kiểm sát Quân sự Quân khu I rà soát, bổ sung tài liệu về vụ việc.
"Sắp tới chúng tôi sẽ họp liên ngành để thống nhất quan điểm giải quyết bồi thường nhà nước với vụ việc này"- ông Phương thông tin.
Được biết, TAND tỉnh Cao Bằng đã có thông báo thụ lý vụ yêu cầu bồi thường trách nhiệm Nhà nước trong tố tụng hình sự liên quan tới việc cụ Nguyễn Thị May cùng 2 con khởi kiện, yêu cầu Viện kiểm sát Quân sự Quân khu I phải bồi thường oan sai số tiền 15 tỷ đồng.
Đang xử lý vi phạm thi hành án ở Hà Nội
Tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Thắng Lợi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) cho biết những vi phạm, thiếu sót của Chi cục Thi hành án dân sự quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) trong việc tổ chức thi hành án gây ồn ào dư luận thời gian qua đã được Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội kiểm tra và kết luận. Hiện nay, cơ quan chức năng cũng đã có biện pháp xử lý trách nhiệm với chấp hành viên và những người liên quan.
Riêng về trách nhiệm của Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự quận Bắc Từ Liêm thì Cục Thi hành dân sự thành phố Hà Nội đã thụ lý và đã ban hành kết luận giải quyết tố cáo và gửi văn bản thông báo kết quả giải quyết tố cáo theo đúng quy định pháp luật.
Đáng chú ý, ông Lợi cho biết lãnh đạo Bộ Tư pháp đã chỉ đạo rà soát lại toàn bộ nội dung vụ việc tổ chức thi hành án để chỉ đạo, giải quyết theo đúng quy định pháp luật.
Ông Nguyễn Thắng Lợi - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự trả lời tại cuộc họp báo.
Như Dân trí phản ánh trước đó, Kết luận số 37/KL-CTHADS của Cục Thi hành án dân sự Hà Nội đã yêu cầu Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự quận Bắc Từ Liêm thu hồi Quyết định thi hành án số 528 ngày 28/12/2020; sửa đổi, bổ sung các Quyết định thi hành án số 510/2020, Quyết định thi hành án số 511/2020 và Quyết định tiếp tục thi hành án số 08/2021 đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Đặc biệt, Cục Thi hành án dân sự Hà Nội đã giao Trưởng phòng Tổ chức cán bộ tham mưu tổ chức kiểm điểm và xử lý trách nhiệm đối với ông Nguyễn Quốc Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự quận Bắc Từ Liêm.
Án mạng nghiêm trọng ngày giáp Tết làm 1 người chết 2 người bị thương Vụ án nghiêm trọng xảy ra tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Với nguyên nhân ban đầu xác định là có liên quan đến tình cảm. Ông Lý Văn Minh, Chủ tịch UBND xã Đại Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng khiến 1 người chết, 2 người bị...