Cụ ông mắc COVID-19 tổn thương phổi trầm trọng thoát chết ngoạn mục
Theo BS. Đặng Văn Dương, BV Bệnh Nhiệt đới TW: “Đây là ca bệnh rất nặng, tình trạng bệnh rất phức tạp.
Bệnh nhân không chỉ tổn thương phổi trầm trọng và sốc nhiễm trùng; mà còn có rối loạn đông máu hết sức nặng nề, kèm huyết khối tĩnh mạch sâu nên các đánh giá, can thiệp luôn hết sức thận trọng và sát sao.
“Việc những bệnh nhân nặng như thế này hồi phục khỏe mạnh hoàn toàn một điều kỳ diệu đối với chúng tôi. Đây là ca bệnh nặng thứ 30 (ca bệnh nền thứ 6) hồi phục tốt trong đợt dịch thứ tư này ” – BS. Dương nói.
Cụ thể: Bệnh nhân Nguyễn Văn Đ., 61 tuổi (ở Việt Yên – Bắc Giang) vào viện ngày 26/6/2021 với bệnh lý nền tăng huyết áp. Bệnh nhân có yếu tố dịch tễ được cách ly tại Bệnh viện Dã chiến. Trước đó, ngày 10/6, bệnh nhân có biểu hiện ho, sốt, không khó thở. Hai ngày sau bệnh nhân được làm xét nghiệm PCR SARS-CoV-2 dương tính.
Ngày 13/6/21 bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện tuyến cơ sở điều trị. Tại đây bệnh nhân có khó thở nhiều, thở oxy lưu lượng cao không đáp ứng,và được can thiệp đặt ống nội khí quản, thở máy, và chuyển cấp cứu đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng thở máy qua nội khí quản, chức năng phổi suy giảm nghiêm trọng (chỉ số P/F 72); xuất huyết tiêu hóa, dịch dạ dày nâu đen, mạch quay yếu, tĩnh mạch cổ xẹp, huyết áp tụt, duy trì thuốc vận mạch nâng huyết áp.
Qua thăm khám đánh giá bệnh nhân, bác sĩ có tiên lượng rất xấu, với chẩn đoán viêm phổi ARDS, nhiễm khuẩn huyết, tắc mạch chi phải, xuất huyết tiêu hóa, mắc COVID-19 nặng; bệnh nhân được chuyển vào khoa Hồi sức tích cực ngày 26/6.
Video đang HOT
Ngày 26/7, bệnh nhân được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực sau 12 ngày thở oxy lưu lượng cao HFNC và 02 ngày thở máy xâm nhập, với tình trạng suy giảm trầm trọng chức năng phổi, kèm theo tắc mạch và rối loạn đông máu, sốc nhiễm trùng. Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực nhận định đây là ca bệnh khó, nhiều vấn đề nan giải, cần xem xét chỉ định ECMO và chỉ định phẫu thuật chi để lấy huyết khối.
Ngày 26/7, sau khi các Bác sĩ tiến hành hội chẩn, bệnh nhân được chỉ định can thiệp ECMO kết hợp thở máy thông số kĩ thuật cao trong ARDS để đảm bảo chức năng hô hấp, duy trì thuốc vận mạch để đảm bảo chức năng tuần hoàn, điều trị nội khoa huyết khối tĩnh mạch sâu; kết hợp chăm sóc toàn diện, chăm sóc chuyên sâu. Mục đích đảm bảo chức năng sống cho bệnh nhân và kiểm soát nhiễm trùng.
Tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân được theo dõi sát sao các diễn biến trên lâm sàng, kết hợp theo dõi đánh giá xét nghiệm đông máu cơ bản, đo các chất khí trong máu, tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, điện giải đồ máu, marker viêm cơ tim hàng ngày. Từ đó bác sĩ kịp thời điều chỉnh thuốc, truyền máu và chế phẩm máu; kết hợp ECMO – thở máy với lọc máu hấp thu độc tố Cytokinse.
Ngày 28/6, bác sĩ tiên lượng bệnh nhân cần thở máy kéo dài. Một kíp bác sĩ, điều dưỡng đã tiến hành mổ khí quản cấp cứu tại giường cho người bệnh, và chăm sóc hô hấp tích cực.
Sau 09 ngày ECMO và chăm sóc tích cực, bệnh nhân đã có tiến triển tốt, chức năng phổi cải thiện tốt (chỉ số P/F tăng từ 77 lên 155), giảm được thông số máy thở và máy ECMO. Các bác sĩ tiến hành cai ECMO và kết thúc hệ thống ECMO thành công vào ngày 6/7. Tình trạng huyết khối tĩnh mạch cũng được điều trị ổn định. Bệnh nhân chính thức qua cơn nguy kịch, tiếp tục được chăm sóc tập phục hồi chức năng hô hấp, vận động tại giường, kết hợp nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày và nuôi dưỡng tĩnh mạch nâng cao thể trạng.
Ngày 12/7, bệnh nhân tiến triển tốt, cơ lực tốt, ho khạc được, chức năng phổi cải thiện rõ rệt (Chỉ số P/F đạt gần 300), chỉ số đông máu cơ bản cũng ổn định hơn. Các bác sĩ tập cho bệnh nhân tự thở và rút ống mở khí quản thành công, chuyển thở oxy kính.
Ngày 20/7, sau 08 ngày thở oxy kính, bệnh nhân khỏe mạnh, da niêm mạc hồng, thể trạng tốt, tiếp xúc tốt, tự vận động tốt.
Ngày hôm nay 22/7, sau 27 ngày chăm sóc tích cực bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất và tinh thần, các xét nghiệm đông máu ổn định, PCR SARS-CoV-2 âm tính 3 lần liên tiếp. Bệnh nhân được ra viện và xe của bệnh viện đưa bệnh nhân về với gia đình.
Hiện tại Khoa Hồi sức tích cực còn 21 bệnh nhân nặng, trong đó có 17 ca thở máy, 06 ca ECMO.
Ngành điện lực bảo cung cấp điện đầy đủ tại các bệnh viện dã chiến, khu cách ly
Ngành điện lực TP.HCM đã và đang nỗ lực đảm bảo cấp phát điện cho toàn thành phố, đặc biệt là tại các bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị COVID-19, các khu cách ly.
Ông Luân Quốc Hưng - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM cho biết, ngay khi thành phố triển khai giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty Điện lực TP.HCM đã đưa ra các phương án để đảm bảo cung cấp điện.
Thứ nhất, tạm dừng tất cả công tác không thiết yếu để tập trung đảm bảo công tác cấp điện phòng, chống dịch COVID-19. Hiện nay, đơn vị đã đảm bảo cấp điện tại 12 chốt phòng chống dịch của thành phố, 15 bệnh viện dã chiến, và hơn 300 cơ sở bao gồm cả bệnh viện điều trị COVID-19 và các khu cách ly.
Bệnh nhân COVID-19 nặng được can thiệp điều trị bằng hệ thống máy móc cần đảm bảo nguồn điện
Đối với đợt tiêm vắc xin COVID-19 sắp tới, Tổng công ty cũng đã có phương án cụ thể cho từng thời điểm. "Quan điểm của chúng tôi là cấp điện cho phòng chống dịch là quan trọng nhất. Tất cả bệnh viện chữa trị COVID-19 đều có 2 nguồn điện lưới cộng thêm một máy phát, đảm bảo 24/7" - Ông Luân Quốc Hưng nhấn mạnh.
Theo chỉ đạo mới của UBND TP.HCM, ngày 21/7 thành phố phải xây dựng những địa điểm cách ly F0 không triệu chứng. Ngay sau đó, Tổng công ty Điện lực cũng đã chỉ đạo 15 công ty trực thuộc liên hệ ngay với chính quyền địa phương để thực thi yêu cầu, đảm bảo cung cấp điện trong vòng 24 tiếng.
Với cấp điện cho thành phố nói chung Tổng công ty vẫn đang duy trì, ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành lưới điện làm sao không phải ra hiện trường, như: Khoảng 80% khách hàng được ghi chỉ số điện bằng phương tiện từ xa; gần 20% khách hàng còn lại sẽ được nhân viên gọi điện, khách hàng tự cung cấp chỉ số hoặc chụp hình gửi; hoặc tạm tính bằng bình quân của lần trước, sẽ bù trừ sau.
Các phương thức thanh toán tiền điện cũng được áp dụng thanh toán qua thẻ, ví điện tử... Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt như người già neo đơn hoặc có những khách hàng khó khăn thực sự về kinh tế. Do đó, Tổng công ty cam kết không ngừng cung cấp điện ngay cả trong trường hợp khách hàng chưa đóng tiền điện trong thời điểm hiện nay.
Ảnh: Shipper tất bật vận chuyển hàng hóa vào các bệnh viện dã chiến ở TP.HCM Tại bệnh viện dã chiến số 3, 6, 7, 8, 9 đặt ở khu tái định cư Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) mỗi ngày có hàng ngàn shipper vận chuyển hàng hóa, đồ đạc cho các bệnh nhân. Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, TP.HCM đã sử dụng nhiều lô chung cư tái định cư Bình Khánh tại Khu đô...