Cụ ông đục lỗ quả trứng vùi xuống đất, tưởng kì lạ nhưng ai cũng háo hức học theo
Khoét một lỗ hơi sâu một chút ở thân chậu, cho quả trứng gà bị nứt vỏ vào, dùng đất bịt kín lại kết quả sẽ khiến bạn ngạc nhiên đấy.
Bón phân bằng vỏ trứng đập vụn
Vỏ trứng sau khi rửa sạch thì đập vụn ra thành từng mảnh nhỏ. Vỏ trứng trung hòa độ pH, giúp đất luôn tơi xốp và cây trồng sinh trưởng, phát triển nhanh hơn. Ngoài ra, chúng chứa rất nhiều canxi, tạo nguồn khoáng chất bổ sung cho đất.
Ngoài ra, việc rắc vỏ trứng quanh gốc cây sẽ tạo thành hàng rào hiệu quả giúp chống lại các loại thân mềm hại cây như giun, sâu, ốc sên đến tấn công cây trồng.
Bón phân bằng trứng gà sống nứt vỏ
Chuẩn bị một quả trứng gà sống, trứng bị ung cũng có thể sử dụng. Chị em đập một vết nứt nhỏ trên vỏ nhưng không để bị vỡ ra. Khoét một lỗ hơi sâu một chút ở thân chậu, cho quả trứng gà bị nứt vỏ vào, dùng đất bịt kín lại. Trong quá trình sinh trưởng của cây, trứng gà sẽ từ từ biến chất rồi thối rữa, trở thành phân bón ở phần gốc của cây, được cây hấp thụ dần dần. Cây sẽ phát triển rất tốt, lá xanh mơn mởn, cành lá cứng cáp, hoa nở những đóa rất to.
Để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, bạn có thể cắt nhỏ vỏ chuối khô rồi trộn vào đất rồi tưới nước để vỏ chuối nhanh chóng phân hủy trong đất hơn. Nếu bạn trồng cây bằng chậu, bạn có thể lót vỏ chuối xuống đáy chậu. Hoặc bạn cũng có thể cắt nhỏ vỏ chuối khô và phủ lên trên bề mặt đất như một lớp mùn mỏng, cung cấp dưỡng chất cho đất.
Trộn bột vỏ chuối xuống đất khi trồng cây
Những cây non vẫn thường đòi hỏi nhiều dinh dưỡng hơn bình thường. Vì thế, bạn có thể sấy vỏ chuối trong lò với nhiệt độ khoảng 170 – 200 độ F, tương đương 77 đến 93 độ C, nướng cho đến khi vỏ chuối đen, giòn thì nhấc ra khỏi lò và xay mịn thành bột để trộn vào đất khi trồng cây. Khi xay mịn thành bột, vỏ chuối khô sẽ dễ dàng phân hủy trong đất hơn. Bạn cũng có thể tích trữ bột vỏ chuối khô và túi zip và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh để sử dụng về sau.
Bón phân bằng trứng và chuối
Bước 1: Chuẩn bị trứng và chuối. Nhiều người nghĩ rằng phần vỏ đã nhiều chất, phần thịt quả ắt hẳn sẽ càng nhiều hơn nên nếu cứ chôn cả sẽ càng tốt. Tuy nhiên, có lẽ bạn không cần như vậy, chỉ cần dùng vỏ trứng và vỏ chuối theo đúng cách thức thì vườn cây nhà bạn cũng sẽ tươi tốt nhé.
Bước 2: Lột lấy vỏ và cắt nhỏ vỏ chuối.
Bước 3: Gõ nhẹ quả trứng gà cho hơi nứt ra nhưng không đến mức chảy trứng ra ngoài.
Bước 4: Bạn chỉ việc đào 1 cái lỗ, cho vỏ chuối và 1 cái trứng vào và phủ đất lên.
Bước 5: Cuối cùng trồng cây hoa cảnh hoặc rau quả xuống như bình thường. Chỉ sau 2 tháng, bạn sẽ thấy vườn cây nhà mình tươi tốt bất ngờ đấy.
Theo Lê Lê (T/H) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Lạc lối khi bước vào vườn hồng trên sân thượng của bà mẹ hai con ở TP. HCM
Bận rộn với cuộc sống thường ngày nhưng chị Bích Phượng vẫn tạo cho mình một không gian thật đẹp, thật rực rỡ với hàng trăm bông hồng đua nhau khoe sắc.
Dù cuộc sống có xô bồ đến đâu, tất bật đến đâu, có áp lực như thế nào, chỉ cần bước chân về nhà và lên sân thượng, mọi vất vả và lo âu dường như ở lại sau cánh cổng.
Vợ chồng chị Bích Phượng hiện đang sở hữu một công ty riêng chuyên về thiết kế và xây dựng. Cả khu vườn hoa hồng thơm ngát, rực rỡ sắc màu trên sân thượng của gia đình chị Bích Phượng chính là "niềm an ủi" tuyệt vời để vợ chồng chị cân bằng cuộc sống, cảm nhận được những gì trong trẻo, đáng yêu nhất của cuộc đời.
Video đang HOT
Chị Bích Phượng dành nhiều thời gian chăm sóc cho vườn hồng trên sân thượng.
Chị trồng chủ yếu là hồng ngoại.
Không gian đẹp ngọt ngào với đủ sắc màu.
Một góc sân thượng rực rỡ với hoa hồng.
Hoa hồng rực rỡ.
Trong khu vườn trên cao ấy, chị Phượng đã trồng hồng, chăm hồng từ những ngày đầu tiên còn bỡ ngỡ. Đến thời điểm hiện tại, dù chỉ gần 3 năm bén duyên với loài hoa quyến rũ bậc nhất thế giới này, ai cũng phải trầm trồ trước sự khéo léo, đảm đang trong việc trồng hoa, chăm hoa của chị. Chị cũng rất vui khi tình yêu hoa còn lan tỏa sang 2 con trai khi các bé cũng rất thích lên vườn chăm hồng, ngắm hồng cùng mẹ những lúc rảnh rỗi.
Đối với chị Phượng, đến với việc trồng hồng giống như một cơ duyên. Tình cờ chị thấy bạn của mình hay chia sẻ nhiều hình ảnh về hoa hồng. Lúc đó chị còn nghi ngờ, Sài Gòn có thể trồng được những bông hồng đẹp như thế này sao. Chị đem thắc mắc ấy hỏi bạn, mua ở đâu, chăm sóc ra sao. Tuy biết hồng đỏng đảnh, khó chiều, khó chăm sóc nhưng chị vẫn quyết tâm thử sức. Cây hồng đầu tiên chị mang về trồng là Juliet và Red Eden.
Cành hồng sai bông khoe sắc trong nắng.
Ngắm hoa hồng, chăm từng gốc hoa là sở thích của chị Phượng.
Chị Phượng tâm sự: "Ban đầu trồng tôi thấy khá bỡ ngỡ, từ việc bón phân gì, bón ra sao, nhìn sao để biết cây bệnh, mua thuốc gì trị bệnh... Tôi mày mò tham gia các hội nhóm để học hỏi, gõ google để tìm hiểu thêm, hỏi các nhà vườn để biét về bệnh hay bị của hồng như trĩ, nhện, nấm lá, đen thân... Tôi nghe ai nói thuốc gì tốt cũng mua, phân gì tốt cũng lựa chọn từ Bắc - Trung - Nam đều có hết".
Khi hiểu được thêm kiến thức trồng hồng, chị bắt đầu để ý giá thể và các thành phần trồng cây. Chị nhận ra rằng, phân thuốc không phải gốc rễ để cho cây phát triển khỏe, cho hoa bền đẹp lâu dài. Tính chị Phượng thích thử nghiệm, vì thế bước thay đổi mọi thứ là trồng cây không dùng đất, trồng bằng giá thể.
Chị Phượng cho biết, ban đầu cây có vẻ tốt hơn nhưng mỗi lần chị vét đất trong chậu, chị hay để ý đến độ xốp, độ ẩm của giá thể, cây có thể ổn nhưng cảm giác vẫn chưa đủ dinh dưỡng. Từ cảm nhận ấy, chị nghiên cứu để ý đến các loại giá thể để trộn vào sao cho vừa tơi xốp mà dinh dưỡng lâu dài đủ mọi điều kiện vừa trồng được trên sân thượng mà cây vẫn cho hoa đẹp.
Con trai cũng rất yêu thích khu vườn của mẹ.
Càng gắn bó lâu với hoa hồng, chị càng suy nghĩ trồng sao cho hoa ra chuẩn form, và chỉ tập trung vào những loại phân bón chủ yếu, hạn chế mua nhiều như trước đây.
Đến thời điểm hiện tại, tuy không rành về các kỹ thuật trồng cây, không hiểu về các hóa chất nhưng đam mê và tình yêu chị dành cho hồng đã được đền bù xứng đáng. Càng gắn bó lâu với hoa hồng, chị càng suy nghĩ trồng sao cho hoa ra chuẩn form, và chỉ tập trung vào những loại phân bón chủ yếu, hạn chế mua nhiều như trước đây.
Theo kinh nghiệm của chị, nếu cây khỏe từ gốc rễ thì bệnh tật cũng được hạn chế rất nhiều. Nếu như trước đây, hầu hết tuần nào chị cũng phải phun đủ loại thuốc mà bệnh quay lại rất nhanh. Hiện tại, mỗi sáng chị phun mạnh dưới mặt lá và trên sạch sẽ, cắt tỉa gọn gàng, vặt lá nấm bệnh, quét dọn nơi trồng sạch thoáng. Nhờ cách đơn giản này, bệnh tật dần ít đi. Đối với mùa nắng nóng chị thường phun phòng bệnh nhiều hơn mùa mưa. Có những thời điểm trời mát như gần Tết, 3 tháng không phun lần nào.
Để hoa hồng có đủ chất dinh dưỡng phát triển, chị Phượng chọn bón gốc 1 tháng 2 lần. Chị thường dùng phân dơi và phân gà tan chậm luân phiên. Cứ 5 - 6 ngày chị lại pha phân luân phiên nhau để tưới như phân cá, phân bánh dầu dê, phân rong biển, vi lượng...
Chị luôn mong muốn về với khu vườn để luôn thấy thật an nhiên khi ngắm nhìn những đứa con tinh thần thật xinh đẹp.
Khu vườn sân thượng rộng khoảng 20m2 của chị Bích Phượng hiện tại có khoảng 42 giống hồng. Vì diện tích hạn chế nên chị luôn cân nhắc chọn giống thật kỹ trước khi mua. Đối với chị, trồng hồng giống như món quà tinh thần tốt nhất, mỗi lúc buồn bực việc gì, chị lại lên sân thượng ngắm hoa. Mỗi sáng thức dậy được lên vườn chăm sóc hoa hồng cũng giúp chị vui hơn, nghĩ mọi thứ thoáng hơn, làm cho chị quên hết mọi sự ồn ào ngoài kia, về với khu vườn để luôn thấy thật an nhiên khi ngắm nhìn những đứa con tinh thần thật xinh đẹp.
Nói về loài hồng mà mình thích nhất, chủ nhân khu vườn sân thượng cho biết: " Nếu ai hỏi tôi thích loại hồng nào nhất thì thứ 1, do tôi ở Sài Gòn nên cần tìm những giống thích nghi với khí hậu ở đây. Thứ 2, tôi thích giống hồng bụi hơn dòng leo, những giống hoa to mà thơm nức nở như Promesse Eternelle, Pope John Paul II, Double Delight, Autumn Rouge, Claude Brasseur, Bienvenue, Soeur Emmanuelle, Bishop's Castle, Abraham Darby...Còn những loại không thơm nhưng tôi cũng rất thích vì form rất đẹp như Lady heirloom, Catalina, La rose des 4 vents, Kate, Corail gelee, Red intuition, red eden...."
Vườn hồng chính là nơi để vợ chồng chị cân bằng cuộc sống.
Chăm hồng là công việc khiến chị Phượng luôn cảm thấy tràn đầy niềm vui và sức sống. Đa số chị dành thời gian phun tưới, cắt tỉa vào buổi sáng. Sáng là thời điểm chị tưới rất đẫm. Ngày mát chị tưới 1 lần, hè nóng chị tưới 2 lần sáng và chiều.
Trồng hồng chắc chắn có những lúc vất vả, cực nhọc nhưng đổi lại, món quà tinh thần vô giá, ý nghĩa mà những cành hoa thật đẹp dành tặng chị và mọi người trong gia đình là động lực để chị nỗ lực hơn nữa trong cuộc sống hàng ngày.
Theo afamily
Sân thượng 35m không thiếu rau sạch nhờ trồng theo mô hình thủy canh của ông bố trẻ ở Nha Trang Nhờ áp dụng phương pháp trồng thủy canh, rau trồng trên sân thượng của gia đình anh Quốc Bảo luôn tươi tốt, năng suất cao, ít sâu bệnh. Đã từ lâu, gia đình anh Quốc Bảo (Nha Trang) đã không còn phải mua rau ngoài chợ. Hàng ngày, mọi người trong nhà lại có thêm niềm vui đó là chăm sóc vườn rau...