Cụ ông chụp ảnh dạo ở Bưu điện TP mòn mỏi đợi khách và câu chuyện ấm áp tình người giữa đại dịch Covid-19
Bất ngờ nổi tiếng sau khi phải rao bán chiếc xe Dream để trả nợ, cầm cự trong mùa dịch Covid-19, cuộc sống của cụ ông chụp ảnh dạo trước Bưu điện TP đã có sự thay đổi khi được nhiều người tìm đến giúp đỡ, hỗ trợ.
Có ông cụ chụp ảnh mòn mỏi đợi khách mỗi ngày…
Một ông thợ chụp ảnh, dù bất kể trời mưa hay nắng, vẫn không quản ngại khó khăn, miệt mài chạy xe từ quận 8 sang Bưu điện TP với hi vọng chụp được vài bức ảnh có tiền lo cơm ngày 3 bữa. Nhưng rồi đại dịch Covid-19 bùng phát, cái nghề chụp ảnh dạo đã ế nay lại ế hơn khiến ông Diên phải buộc lòng rao bán chiếc xe Dream cũ để trả nợ, thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng trong những ngày đầu tháng 7/2021.
Ông Diên – người thợ chụp ảnh dạo còn sót lại trước cổng Bưu điện TP.HCM
Lần theo địa chỉ được chia sẻ trên mạng, chúng tôi tìm đến hẻm đường Tạ Quang Bửu (quận 8), nơi ông Nguyễn Văn Diên (79 tuổi, quê Bình Định) sinh sống.
Gần 5 tháng gặp lại ông thợ chụp ảnh dạo, dáng người nhỏ thó, ông Diên nở một nụ cười hiền hậu khi đã “vượt Covid-19″ an toàn sau chuỗi ngày giãn cách xã hội.
Gắn bó với nghề gần 30 năm, chưa bao giờ cuộc sống của ông Diên lại bấp bênh đến vậy…
Ngồi một góc trong căn trọ chưa đầy 10m2, ông Diên cặm cụi sắp xếp lại “đồ nghề”, lấy chiếc máy ảnh cũ bỏ vào túi, hồ hởi nói: “Mấy ngày nay chú đi chụp ảnh lại rồi, con có ai quen muốn chụp ảnh lưu niệm, giới thiệu cho chú nghen”.
Dù đã 79 tuổi nhưng mỗi ngày, ông Diên vẫn đeo máy ảnh, trên chiếc xe Dream cũ để đến khu vực Bưu điện TP, Nhà thờ Đức Bà để chụp hình dạo cho khách du lịch.
Hớp ngụm trà, ông Diên tặc lưỡi, trầm trư: ” Coi bộ nghề này hết thời rồi cháu nhỉ, cái máy ảnh này cũ rồi, giờ người ta đâu cần thợ chụp nữa”.
Những tấm ảnh thiếu người nhận còn lại trong túi máy ảnh của ông thợ già
Nói đoạn, ông Diên lấy từ cặp xách cũ ra khoảng 20 tấm ảnh khách đã chụp nhưng không tới lấy. Có người đã trả tiền, có người vẫn chưa, tất cả đều được ông Diên cất gọn một góc trong cặp, biết đâu đó một ngày, chủ nhân của những tấm ảnh sẽ quay lại…
Theo ông Diên, gắn bó với nghề ảnh dạo gần 30 năm, ông chưa bao giờ cảm thấy cái nghề mình chọn lại “khổ” như thời điểm hiện tại. Lúc trước khi điện thoại smartphone chưa phổ biến, những người chụp ảnh dạo như ông đắt khách khi ai cũng cần đến, từ đám cưới hỏi, tiệc tùng đến chụp ảnh lưu niệm tại các khu vui chơi, du lịch. Nhưng rồi thời vàng son cũng qua mau cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ hiện đại dần dần khiến những “phó máy dạo” như ông rơi vào cảnh ế ẩm, thu nhập bấp bênh.
Video đang HOT
Chiếc xe máy cũ là phương tiện giúp ông Diên di chuyển từ quận 8 sang quận 1. Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, ông phải rao bán để trang trải chi phí
“Lúc trước một ngày chú chụp cả 50-70 tấm hình, giờ thì chỉ 1-2 tấm, có ngày chả có tấm nào. Ai rồi cũng bỏ nghề vì không sống được, mỗi năm lại thấy bớt đi vài người chụp, riết rồi chỉ còn chú ở Bưu điện TP nhưng cũng không có khách”, ông Diên tâm sự.
Đầu tháng 6, dịch Covid-19 bùng phát mạnh, Sài Gòn bắt đầu giãn cách, ông Diên rơi vào cảnh khốn cùng. Thời điểm đó, vì đau ốm bệnh tật, lại không có tiền trang trải thuốc men, sinh hoạt phí, ông Diên rao bán chiếc xe Dream cũ để cầm cự qua ngày. Thương cho hoàn cảnh của ông thợ chụp ảnh “hết thời”, nhiều người đã tìm đến giúp đỡ.
Chiếc máy ảnh cũ và máy in ảnh được ông đặt trên xe máy trước cổng Bưu điện TP
Sài Gòn tốt lắm!
Chỉ vào chiếc xe Dream được dựng sát vách tường, ông Diên hồ hởi khoe “con ngựa chiến” của mình vẫn còn đó nhờ vào sự yêu thương, hỗ trợ của rất nhiều mạnh thường quân, nhà hảo tâm.
Ông Diên cho biết nếu không nhờ có mọi người hỗ trợ, chủ trọ miễn tiền thuê nhà nhiều tháng liền, có lẽ ông đã không cầm cự nổi qua mùa giãn cách xã hội.
Công việc chụp ảnh dạo đã đi qua thời vàng son…
“Mọi người tốt lắm, có mấy đứa nhỏ cũng đến chụp hình, chụp 3 tấm đưa luôn 100 ngàn không lấy tiền thối. Nếu không nhờ mọi người giúp đỡ, chú không biết tính sao”, ông Diên xúc động.
13h chiều, sau khi ăn vội hộp cơm bình dân, ông Diên dắt chiếc xe máy cũ rời phòng trọ để vào Bưu điện TP. Vượt qua chặng đường gần 10km, ông để xe nép gọn vào sát tường cổng bưu điện, bắt đầu lấy máy ảnh ra để đợi khách.
25.000 đồng/tấm, ông Diên vẫn mòn mỏi đợi khách mỗi ngày
Với mỗi bức ảnh chụp và rửa liền với giá 25.000 đồng, ông Diên cho biết nếu ngày nào may mắn chụp được 5-6 tấm, ông cũng đủ tiền mua cơm mắm qua ngày sau khi trừ chi phí giấy, mực in.
“Cả ngày hôm qua chú chụp được có 3 tấm à, sáng nay thì được 4 tấm rồi, chỉ mong chiều nay thêm vài tấm nữa, có tiền để trang trải thêm chi phí. Giờ là đỡ lắm rồi, từ khi chú được lên mạng gì đó, chứ trước kia cả ngày được 1-2 tấm thôi. Con thấy đó, ai cũng có điện thoại, máy ảnh, mấy ai chịu chụp hình chỗ chú đâu. Nói ra thì mọi người thương, nên ủng hộ ông già này”, ông Diên trầm ngâm.
Hình ảnh ông Diên lạc lõng, cô đơn giữa một góc Sài Gòn
Một vài vị khách đã ghé đến ủng hộ ông thợ già
Nói đoạn, ông Diễn cầm máy ảnh đi về phía Nhà thờ Đức Bà, mời những người khách vãng lai. May mắn, một gia đình đã đồng ý chụp 2 bức ảnh để làm kỷ niệm, ông thợ chụp mừng ra mặt, hí hoáy chọn góc máy để tác nghiệp.
Có lẽ, ở độ tuổi gần đất xa trời, ông Diễn chẳng còn trông mong gì hơn khi mỗi ngày được cầm máy chụp vài ba tấm hình cho du khách, kiếm vài chục ngàn để đắp đổi qua ngày. Ẩn sâu trong đôi mắt của ông thợ U80, những nét đẹp xưa cũ, hoài niệm về một thời vàng son của nghề chụp ảnh dạo vẫn còn đó.
Việc công nghệ phát triển, lớp trẻ đã quen với việc sử dụng máy ảnh, điện thoại hiện đại khiến những người thợ chụp như ông Diên “thất nghiệp”
Thời gian có thể làm thay đổi giá trị của một số ngành nghề trong cuộc sống, nhưng dù ở thời điểm nào đi chăng nữa, dẫu cho có gặp bao nhiêu khó khăn, thử thách thì mảnh đất Sài Gòn vẫn ôm lấy, yêu thương tất cả mọi người.
Ông Diên – người chụp ảnh duy nhất ở Bưu điện TP sẽ không bám trụ nổi bằng chính cái nghề mình đã chọn nếu như không có sự giúp đỡ, cưu mang của người Sài Gòn. Cảm ơn những con người xa lạ, không hề quen biết đã vẽ thêm những điều tuyệt vời, ý nghĩa dành cho ông thợ chụp ở những năm tháng cuối đời!
Nếu có dịp ghé ngang trung tâm thành phố, đừng ngần ngại gửi chút yêu thương đến ông thợ chụp bằng 1-2 bức ảnh kỷ niệm, bạn nhé. Bởi biết đâu chừng, một vài năm nữa, Sài Gòn lại lạc mất ông!
Đăng tải một bức ảnh đi cách ly, cô gái bất ngờ tìm được "hoàng tử" của đời mình ngay ở tầng dưới
Cách ly có lẽ là điều khiến nhiều người sợ hãi nhưng đối với cặp đôi này đây lại là khoảng thời gian may mắn vì nó đưa họ đến gần nhau hơn.
Đại dịch Covid-19 thật sự đã mang đến rất nhiều khó khăn cho mọi người từ kinh tế đến đời sống xã hội. Bên cạnh những tin tức về sự lây lan của đại dịch khiến mọi người lo lắng thì đâu đó vẫn có những câu chuyện ấm lòng, thắp lên ngọn lửa hy vọng cho mọi người giữa lúc khó khăn.
Cách ly y tế đối với những người trở về từ vùng dịch là một việc làm vô cùng cần thiết góp phần hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Bên trong mỗi khu cách ly lại có rất nhiều những câu chuyện đẹp từ tinh thần kiên cường chống dịch của đội ngũ y tế cho đến tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc khó khăn của những người cùng tham gia cách ly.
Nhờ vào khoảng thời gian đi cách ly, nhiều người đã có cơ hội kết giao thêm nhiều bạn bè mới hay may mắn là tìm được nửa còn lại của đời mình như câu chuyện của cô gái Vanessa Rocis - 27 tuổi ở Úc dưới đây.
Vanessa và Thomas chụp ảnh trong căn phòng cách ly tại khách sạn Travelodge, Melbourne.
Theo trang The Age đăng tải vào tháng 5/2020, Vanessa đáp chuyến bay từ Bỉ về Úc sau 3 tháng du lịch ở nước ngoài. Khi vừa xuống sân bay, cô được đưa đi cách ly tại phòng 1117 của khách sạn Travelodge ở thành phố Melbourne.
Để giải tỏa nỗi cô đơn trong thời gian cách ly, Vanessa đã tham gia vào một nhóm trò chuyện trên Facebook gồm những người cũng đang cách ly tại khách sạn này. Một ngày nọ, trong lúc buồn chán cô đã dùng điện thoại chụp một bức ảnh phong cảnh ngoài của sổ phòng mình rồi chia sẻ lên nhóm.
Bất ngờ cô nhận được tin nhắn từ một người lạ cũng đang ở trong khu cách ly này. Người đàn ông giới thiệu bản thân tên là Anthony Thomas - 27 tuổi, sống ở phía đông Melbourne và hiện đang cách ly ở tầng 7, ngay bên dưới phòng của Vanessa. Anh nhắn tin cho cô vì muốn biết cô đã làm cách nào để giết thời gian trong căn phòng nhỏ chỉ có 4 bức tường xung quanh.
Một tình bạn cứ thế lớn dần lên thông qua những lần trò chuyện, những trận đấu game online hay những bộ phim cả hai cùng nhau xem mỗi đêm trên Netflix. Thỉnh thoảng Vanessa và Anthony sẽ đặt đồ ăn trong cùng một thời điểm rồi cá cược với nhau xem đồ ăn của ai sẽ được giao đến nơi trước tiên.
Sau khi hết thời hạn cách ly, cả hai đã hẹn gặp mặt trực tiếp để khẳng định mối quan hệ.
Vanessa chia sẻ: " Chúng tôi luôn trò chuyện với nhau về bữa trưa sắp tới, cảnh báo nhau khi các y tá đến làm xét nghiệm Covid-19. Nhưng chúng tôi đều không dám tiến xa thêm nữa cho đến khi gặp mặt trực tiếp. Bởi vì mặc dù biết người còn lại đang ở cùng một nơi với mình nhưng do chưa từng gặp mặt nên chúng tôi đều cảm thấy tình cảm này có phần không thực. "
Về phần Thomas, anh cho biết sau những cuộc trò chuyện hằng ngày trong khu cách ly, cả anh và Vanessa đều nhận ra có một điều gì đó vô cùng đặc biệt đang dần gắn kết họ lại với nhau. Cuối cùng sau thời hạn cách ly, cả hai đã có cơ hội gặp mặt trực tiếp trong một buổi dã ngoại và đây cũng được xem như lần hẹn hò đầu tiên của hai người.
Hôm 15/5 vừa qua, đúng một năm kể từ lúc hết thời hạn cách ly, Vanessa lại một lần nữa quay trở lại căn phòng 1117, nhưng lần này cô không đi một mình mà tay trong tay cùng với Thomas.
Vanessa cho biết: " Khi một lần nữa quay trở lại phòng cách ly, tôi cảm thấy như được quay trở về nhà của cha mẹ nhưng lần này thú vị hơn nhiều vì tôi có bạn trai bên cạnh. Tôi chia sẻ câu chuyện của mình với mong muốn được lan tỏa điều gì đó tích cực đến với mọi người trong thời điểm khó khăn này ."
Nhờ cách ly, Venessa cuối cùng đã tìm thấy chàng hoàng tử của đời cô.
Ông "thợ chụp" hơn 30 năm đứng chờ ở Bưu điện TP lao đao vì Sài Gòn vào dịch, chạnh lòng 20 nghìn một bức ảnh kỳ công cũng không bằng cái nút trên điện thoại Trước cổng Bưu điện thành phố vào thời điểm Sài Gòn trở thành điểm dịch nóng nhất cả nước, có một người chờ khách để mưu sinh! Tìm hiểu thông tin của ông cụ Diên - thợ chụp ảnh gần 80 tuổi ở trước Bưu điện thành phố, chúng tôi biết được nhiều hơn 1 hoàn cảnh, đó không chỉ là 1 câu...