Cụ ông cắt vụn 140.000 tệ để dạy con
Cụ ông 85 tuổi người Liêu Ninh đã cắt vụn 140.000 tệ (hơn 21.000 USD) để dạy con trai và con dâu rằng nỗi ám ảnh của xã hội đối với đồng tiền là vô nghĩa.
Số tiền hơn một trăm nghìn tệ bị ông Trần cắt vụn. Ảnh: Shanghaiist
Theo Shanghaiist, hơn ba tháng trước, ông Trần bán căn nhà ở thành phố An Sơn, miền nam tỉnh Liêu Ninh được khoảng 200.000 tệ (304.000 USD). Con trai thuyết phục ông đem tiền gửi ngân hàng, nhưng vì muốn dạy con giữ nhiều tiền không mang lại điều tốt đẹp, ông Trần đã cắt vụn hơn một trăm nghìn tệ.
“Quên nó đi”, ông nói với vợ chồng con trai.
Mặc dù rất sốc, nhưng con trai và con dâu ông Trần vẫn dành gần 3 tháng để ghép lại toàn bộ số tiền. 60.000 tệ chưa bị cắt vụn, họ đem gửi vào ngân hàng. Tuy nhiên, hai vợ chồng cũng đang vất vả tìm ngân hàng cho đổi số tiền được dán lại.
Video đang HOT
Bán hết gia tài để dạy con làm người không phải chuyện hiếm ở Trung Quốc. Tháng 11 năm ngoái, một ông bố ở Thượng Hải cũng bán hết tài sản trị giá hai triệu tệ để đưa con gái đi du lịch khắp thế giới trong 5 năm.
Số tiền được con trai và con dâu ông Trần dán lại. Ảnh: Shanghaiist
Trần Hạnh
Theo VNE
Nhật Bản hoan hỉ: Tàu sân bay Liêu Ninh thua xa tàu Mỹ
Báo Nhật đưa ra một loạt đánh giá sức mạnh tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc, qua đó khẳng định rằng Liêu Ninh kém xa tàu sân bay Mỹ.
Tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản gần đây đã đưa ra đánh giá so sánh tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc với tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76) của Mỹ từng tham gia cứu trợ động đất tại Nhật Bản. Qua đó rút ra đánh giá về lực lượng tàu sân bay của Trung Quốc.
Theo tờ báo này, tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan của Mỹ được đưa vào sử dụng năm 2003 có chiều dài 333m, rộng 77m, lượng giãn nước hơn 100.000 tấn, thủy thủ đoàn 5700 người, tốc độ hành trình 56km/giờ. Còn tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc được cải tiến từ tàu Varyag của Liên Xô và được biên chế năm 2012, tàu dài 305m, rộng 73m, giãn nước hơn 60.000 tấn, thủy thủ tàu 2000 người, tốc độ hành trình 54km/h.
So với tàu Liêu Ninh, thì tàu Mỹ có ưu thế tuyệt đối, hơn nữa nó là một tàu hạt nhân, cho nên có thể hoạt động dài ngày trên biển, còn tàu của Trung Quốc thì không.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76) của Mỹ.
So về thiết kế phóng máy bay, ngay từ những năm 1960-1970, Mỹ đã đưa vào sử dụng hệ thống phóng thủy lực và tiếp tục phát triển, hoàn thiện tới tận ngày nay. Với hệ thống phóng này, giúp đưa một chiến đấu cơ phản lực nặng khoảng 30 tấn lên trên không chỉ trong vài giây trong khi đường băng không tới nổi 300m.
Trong khi đó, tàu sân bay Liêu Ninh vốn do Liên Xô thiết kế, sử dụng kiểu phóng nhảy cầu với mũi được làm dốc. Cách thiết kế này so với phóng thủy lực tiết kiệm hơn nhiều, nhưng đổi lại máy bay chiến đấu sẽ không thể mang đầy đủ vũ khí, cần một trọng lượng nhẹ (tải trọng vũ khí máy bay 6-7 tấn nhưng chỉ mang được 2 tấn) để đủ sức cất cánh bằng chính động cơ của mình.
Chính vì vậy, điều này khiến cho tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc vốn được thiết kế trên cơ sở mẫu Su-33 Nga không thể phát huy hoàn toàn sức mạnh trước tiêm kích hạm F/A-18E/F hay F-35C của Mỹ.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
Nếu trong thời chiến muốn khắc phục lỗ hổng này, chỉ có cách cắt giảm nhiên liệu, mà muốn bổ sung nhiên liệu chỉ có thông qua tiếp dầu trên không, như vậy dễ bị đối phương tấn công. Cho nên vấn đề này trở thành điểm yếu chí mạng với tàu sân bay Liêu Ninh. Thậm chí tệ hơn là máy bay cảnh báo với thân hình cồng kềnh càng không thể được sử dụng trên tàu này, điều này tàu Liêu Ninh mất đi khả năng kiểm soát đối phương trước.
Mới chỉ xét trên hai điểm này, tàu sân bay Liêu Ninh rõ ràng kém xa tàu sân bay hạt nhân CVN-76 của Hải quân Mỹ.
Bằng Hữu
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc đang xây dựng tàu sân bay thứ hai Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cho biết, nước này đang đóng tàu sân bay thứ hai hoàn toàn bằng công nghệ trong nước. Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc Người phát ngôn Bộ Quốc Phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân trả lời các phóng viên vào hôm nay rằng, chiếc tàu này được thiết kế tại Trung Quốc và đang...