Cụ ông bị hoại tử tay chân vì viêm mạch máu
Do viêm mạch, tứ chi của cụ ông 84 tuổi (Nhật Bản) không được cung cấp đủ máu dẫn đến hoại tử và phải cắt bỏ một số ngón.
Theo New England Journal of Medicine ngày 27/12, các ngón bàn tay trái của cụ ông chuyển màu xanh đen. Bàn tay phải cùng hai bàn chân tình trạng đỡ hơn song xuất hiện nhiều vết bầm tím. Bệnh nhân sốt gần 38 độ và cảm thấy khó chịu khắp cơ thể. Lúc ông cụ đến gặp bác sĩ, các triệu chứng đã kéo dài hai tuần.
Cụ ông bị hoại tử ngón tay và ngón chân. Ảnh: NEJM.
Các bác sĩ tại Đại học Y Kochi nhận định bệnh nhân chắc chắn bị hoại tử ở ngón tay và ngón chân. Tuy nhiên, bệnh nhân âm tính với cả ba nguyên nhân phổ biến dẫn tới hoại tử là nhiễm trùng, thuyên tắc động mạch và rối loạn đông máu. Gan và thận của ông cũng hoạt động tốt.
Để tìm nguyên nhân bệnh nhân bị hoại tử, các bác sĩ xem xét mức protein phản ứng C và thấy chỉ số này cao hơn bình thường, chứng tỏ cơ thể bị viêm. Sinh thiết tổn thương trên tay bệnh nhân, bác sĩ kết luận ông bị viêm nút quanh động mạch, một dạng viêm mạch ảnh hưởng đến các mạch máu cỡ vừa khiến máu khó lưu thông đến tứ chi.
Video đang HOT
Theo Trung tâm Viêm mạch máu Johns Hopkins (Mỹ), viêm nút quanh động mạch đôi khi đi cùng viêm gan B nhưng thường không rõ nguyên nhân. Căn bệnh chủ yếu tấn công đàn ông 45-50 tuổi, vẫn có thể xảy ra ở các lứa tuổi khác và cả phụ nữ.
Nếu không được điều trị, bệnh nhân bị viêm nút quanh động mạch nguy cơ cao tử vong. Trung tâm Viêm mạch máu John Hopkins khuyến cáo bạn đến bác sĩ ngay nếu ngón tay, ngón chân chuyển màu như cụ ông này.
Các triệu chứng khác của viêm nút quanh động mạch là sốt, đổ mồ hôi nhiều, sụt cân, đau khớp, đau bụng, ngứa ran hoặc tê ở bàn tay và bàn chân. Bạn cũng không nên lo lắng bởi căn bệnh này khá hiếm gặp. Tỷ lệ bị viêm nút quanh động mạch ở Mỹ là một trong 22.000-33.000 người.
Sau khi cắt bỏ các phần ngón đã chết và điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch azathioprine, cụ ông đã phục hồi sức khỏe.
Minh Nguyên
Theo VNE
Nhiều bệnh nhân vào viện cầu cứu bác sĩ sau khi tiêm filler
Nhiều ca tai biến sau khi tiêm filler tại spa phải điều trị kéo dài. Những người phụ nữ này không thể lấy lại khuôn mặt như ban đầu.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội), cảnh báo những ngày gần đây rất nhiều ca tai biến sau tiêm filler đến nhờ bác sĩ "sửa chữa" vì biến chứng nặng nề.
Điển hình là Nguyễn Thị Lan (23 tuổi) tiêm filler tại một cơ sở spa ở Hà Nội. Ngày thứ 3 sau tiêm, bệnh nhân có biểu hiện méo cằm, lệch má, mũi bị chèn ép hình thành ổ mủ, vết bầm tím lan rộng, tắc mạch nguy cơ hoại tử cao và phải vào viện "cầu cứu" bác sĩ.
TS.BS Phạm Cao Kiêm, Trưởng khoa Phẫu thuật thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết bệnh nhân cần phải tiêm Hyaluronidase để hóa giải filler giải phóng chèn ép và thông lòng mạch máu, đồng thời sử dụng thuốc giãn mạch, chống huyết khối, và chống phù nề. Tuy nhiên, việc điều trị sẽ rất khó khăn vì chất làm đầy này đã xâm nhập vào mạch máu, phá hủy tế bào.
Phạm Mai Thúy (Hà Nam) cũng phải thăm khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương do xuất hiện các vết bầm tím và ngày càng lan rộng từ mũi sang hai bên má, dưới vùng mắt. Bệnh nhân cho biết cô vừa tiêm filler được quảng cáo là "xách tay" từ Hàn Quốc.
Bệnh nhân gặp biến chứng nặng nề sau tiêm filler làm đẹp. Ảnh: BSCC.
Trước đó, bệnh viện cũng từng tiếp nhận nhiều trường hợp bị biến chứng nặng nề, hoại tử mũi, môi căng phồng sau khi tiêm filler tại các cơ sở không đảm bảo.
TS Kiêm cho biết tiêm filler là một thủ thuật không quá phức tạp, nhưng nếu người thực hiện không phải là bác sĩ sẽ không có mũi tiêm đúng yêu cầu. Thực tế, nhiều nhân viên spa bình thường cũng thực hiện tiêm filler cho khách hàng; hoặc có người chỉ được đào tạo qua các khóa ngắn hạn, thực hiện được vài ca cũng mở dịch vụ làm đẹp này. Họ hoàn toàn không phải bác sĩ, không được đào tạo chính quy do đó xảy ra tai biến là điều dễ hiểu.
"Các ca tai biến đến điều trị tại bệnh viện thường do người tiêm filler chọc mũi tiêm vào mạch máu gây tắc mạch, hoặc tiêm quá liều gây chèn mạch máu, dẫn đến hoại tử mô. Những ca tai biến này điều trị kéo dài, khó khăn, dù cố gắng chữa trị thế nào cũng không thể trả lại khuôn mặt như ban đầu mà sẽ để lại sẹo, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ cho người phụ nữ", TS Kiêm cảnh báo.
Hiện nay, một thực trạng đáng báo động là ngay cả các quán cắt tóc, gội đầu cũng quảng cáo là có thể tiêm filler "xách tay" Hàn Quốc với giá rẻ khiến nhiều người mù quáng tin theo, bất chấp những rủi ro tiềm ẩn cho sức khỏe.
Chính vì thế, người dân cần tìm hiểu kỹ, tránh tin theo quảng cáo và đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện tiêm filler hay bất kỳ phương pháp làm đẹp nào khác.
Theo Trí Thức Trẻ
Hai bé trai phải cắt tinh hoàn do chẩn đoán nhầm bệnh Đau bìu nhưng các bác sĩ tuyến dưới chẩn đoán nhầm bệnh nên hai bé trai mới 13 tuổi bị hoại tử tinh hoàn. Vừa qua, Trung tâm Nam học - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức - đã tiếp nhận 2 trường hợp hai bệnh nhi bị xoắn tinh hoàn trái là N.Th.K và N.V.K (13 tuổi). Đáng chú ý, hai em...