Cụ ông 87 tuổi ở Cần Thơ dự thi thạc sĩ
Vợ mất sớm vì bệnh nan y, sau khi lo cho 4 con khôn lớn trưởng thành, ông Nguyễn Tấn Thành (87 tuổi, ngụ tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) quyết tâm theo học lên bậc thạc sĩ để thực hiện ước mơ dở dang thời trai trẻ, làm gương về tinh thần học tập suốt đời cho con cháu.
Ông Nguyễn Tấn Thành làm thủ tục tham dự Kỳ thi Đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào trình độ Cao học đợt 1 năm 2024 tại Trường Đại học Cần Thơ.
Sáng 25/5, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào trình độ Cao học đợt 1 năm 2024. Trong tổng số gần 600 thí sinh dự thi, ông Thành là thí sinh đặc biệt nhất khi quyết định chinh phục tấm bằng thạc sĩ ngành Văn học Việt Nam ở tuổi 87.
Chia sẻ cảm xúc về “thí sinh đặc biệt” này, Tiến sĩ Bùi Thanh Thảo, Trưởng khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ cho biết: “Lần đầu tiên tôi xét hồ sơ của một thí sinh cao tuổi như vậy. Nếu không biết bác trước đó, tôi đã nghĩ thí sinh ghi nhầm năm sinh”.
Nói về động lực tham dự kỳ thi năm nay, ông Nguyễn Tấn Thành cho biết, chinh phục những đỉnh cao trong con đường học vấn là ước mơ nung nấu từ thời trai trẻ của mình. Đặc biệt, từng là giáo viên đứng lớp từ năm 21 tuổi, ông lại càng ý thức tầm quan trọng của việc nỗ lực học hỏi và tự học tập suốt đời. Bởi sự học như “chèo thuyền ngược nước”, đứng im là đồng nghĩa với thụt lùi. Tuy vậy, do hoàn cảnh khiến ông không suôn sẻ con đường học vấn theo nguyện vọng của bản thân.
Ông Nguyễn Tấn Thành kể, ông đỗ cử nhân năm 1972, sau đó đi học tiếp cao học, tiểu luận tốt nghiệp cũng đã gần hoàn thiện. Tuy nhiên, đến khoảng tháng 4/1975, thầy hướng dẫn ông đột ngột qua đời, nghề nghiệp khó khăn nên ông không thể học nốt chương trình. Một thời gian sau, ông dự định học lại nhưng biến cố gia đình lại ập tới khi người vợ hiền mất sớm, bỏ lại bốn con nhỏ. Ông trở thành “gà trống nuôi con”, con nhỏ nhất lúc đó chỉ mới một tháng rưỡi. Cuộc sống rất khó khăn, cái đói hiện hữu trước mắt, ước mơ của ông đành tạm gác lại…
Video đang HOT
Tuy con đường học lên cao gập ghềnh như vậy, nhưng bản thân ông Nguyễn Tấn Thành luôn nỗ lực tự trau dồi kiến thức. Ông được cấp chứng nhận của các đơn vị đào tạo trong và ngoài nước, đủ tiêu chuẩn dạy nhiều loại ngoại ngữ như: tiếng Anh, Pháp, Đức, Italy, Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha… bên cạnh kiến thức chuyên môn là giáo viên Ngữ văn. Vừa nỗ lực tự học và không ngừng học tập, vừa nuôi bốn con ăn học là bài toán không dễ giải. Cá nhân ông Thành luôn giữ vững quan điểm chỉ có học tập mới là con đường vươn lên bền vững và vinh quang nhất. Các con đã thiệt thòi do mẹ mất sớm, ông càng phải lấy mình làm gương, để các con lấy đó làm động lực chinh phục các đỉnh cao trong học tập và cuộc sống.
Ông Nguyễn Tấn Thành chăm chú nghe các hướng dẫn của cán bộ coi thi.
Đến nay, cả bốn người con của ông Thành đều có việc làm ổn định, ba người nối nghiệp giáo viên. Ông nghĩ đây là thời điểm thích hợp để bản thân tiếp tục theo đuổi đam mê học tập. “Đi học ở tuổi này đúng là có khó khăn, nhưng phải quyết tâm vì ai cũng phải hoàn thiện mình mỗi ngày. Nếu đi trong muộn màng, trong gian khổ mà vẫn tới đích thì vẫn ý nghĩa. Con đường tôi vạch ra rất rõ ràng, không bao giờ dời lập trường”, ông Thanh chia sẻ.
Ở tuổi 87, ông Nguyễn Tấn Thành cho biết, bản thân không chỉ dừng ở mục tiêu chinh phục nấc thang thạc sĩ mà còn có ước mơ, dự định học tiếp lên tiến sĩ. Dẫu biết rằng điều đó sẽ có nhiều vất vả và thách thức, ông mong có sức khỏe và tin tưởng rằng có đam mê và quyết tâm thì sẽ vượt qua được.
Bác sĩ Bệnh viện K bỗng có thêm 'em ruột' bán thuốc ung thư trên mạng
"Hai anh em trai chung niềm đam mê, ai cần gì cứ gọi chúng tôi tư vấn khám và hỗ trợ mua thuốc hiệu quả nhất", một tài khoản tự nhận là em bác sĩ Hà Hải Nam, Bệnh viện K, viết trên mạng.
Tháng 11, thạc sĩ, bác sĩ Hà Hải Nam, Phó Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện K (Hà Nội), bất ngờ phát hiện một Facebook lấy tên và hình ảnh của mình, giới thiệu là Phó Trưởng khoa - Ngoại tiêu hóa 1 tại Bệnh viện Ung bướu Trung ương dù ở Việt Nam, không có bệnh viện nào tên như vậy.
Thạc sĩ, bác sĩ Hà Hải Nam, Phó Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện K (Hà Nội). Ảnh: BSCC
"Để tạo uy tín, kẻ mạo danh công phu sử dụng nội dung, hình ảnh lấy từ Facebook chính chủ. Nhiều bệnh nhân và bạn bè của tôi cho biết đã nhận được lời mời kết bạn từ tài khoản này", bác sĩ Nam bức xúc chia sẻ.
Đây không phải lần đầu tiên anh bị giả danh trên mạng xã hội. Lần trước, bác sĩ bị mạo danh cùng gia đình kêu gọi quyên góp từ thiện cho bệnh nhân ung thư tại cơ sở Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội) để bán thuốc trong các hội nhóm.
Thậm chí, một tài khoản còn giới thiệu là "bác sĩ Hà Văn Thái" là em trai ruột của bác sĩ Hà Hải Nam và là bác sĩ ung bướu giỏi ở TP.HCM chữa lành nhiều ca ung thư cổ tử cung, ung thư gan.
Bác sĩ Hà Hải Nam cảnh báo về một tài khoản mạo danh anh gần đây (trái) và một tài khoản mạo danh hỗ trợ mua thuốc ung thư (phải). Ảnh chụp màn hình
Trên cộng đồng bệnh nhân ung thư đại trực tràng, tài khoản này đăng thông tin: "Ai cần cứ gọi anh em tôi tư vấn khám và hỗ trợ mua thuốc hiệu quả nhất", kèm số điện thoại của bác sĩ Nam "rởm" và người em trai "rởm". Không ít bệnh nhân đã lưu các số điện thoại này, trước khi bác sĩ Nam "thật" phát đi cảnh báo.
Vị bác sĩ chia sẻ nhiều đồng nghiệp của anh từng gặp tình trạng mạo danh này. "Lo ngại nhất là bác sĩ bị mạo danh kêu gọi ủng hộ từ thiện. Hành vi lừa đảo đó không chỉ ảnh hưởng uy tín của bác sĩ mà còn của bệnh viện, thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân", bác sĩ Nam cho biết.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, từng rất bức xúc khi người nhà ông là Giáo sư Nguyễn Lân Việt nhiều lần bị cắt ghép hình ảnh quảng cáo thuốc uống điều trị dứt điểm bệnh tăng huyết áp. PGS Lân Hiếu khẳng định bác sĩ chuyên khoa tim mạch không bao giờ quảng cáo cho các thuốc chữa dứt điểm bệnh tăng huyết áp vô căn.
Nhiều cơ sở y tế lớn khác như Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cũng từng bị mạo danh trên mạng xã hội.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 nhiều lần phải lên tiếng về tình trạng này. Mới nhất, trao đổi với VietNamNet, đại diện bệnh viện cho biết một bệnh nhân có vấn đề ở mắt bị bác sĩ "rởm" trên trang Facebook Đông Phương lừa mua thuốc, chạy máy. Nhiều người khác cũng bị đối tượng này lừa bán thuốc với số tiền từ 5-7 triệu đồng, thậm chí có một số người bị lừa tới 80 triệu đồng.
Tài khoản trên tự xưng là Tiến sĩ, bác sĩ Văn Thị Đông, Phó khoa Nội thần kinh của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong khi viện không có nhân sự nào như vậy. Đối tượng sử dụng hình ảnh bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đang thực hiện chuyên môn khám chữa bệnh có đeo khẩu trang, đội mũ, mặc đồ bảo hộ để "khoe" công việc hằng ngày.
Kẻ lừa đảo làm giả bằng khen, cúp, huy hiệu "bác sĩ xuất sắc" có in logo, tên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 nhằm tạo uy tín. Ngoài ra, đối tượng còn làm giả giấy xác nhận công tác tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có chữ ký và dấu đỏ của lãnh đạo bệnh viện.
Cần Thơ có ngôi nhà dát vàng chói loá, cận cảnh bên trong mới choáng váng tưởng trong phim cổ trang Ngôi nhà dát vàng ở Cần Thơ khiến nhiều người tò mò, ghé đến tham quan. Khi đến với vùng đất Cần Thơ, một trong những địa điểm tham quan được nhiều khách du lịch ghé thăm không thể không kể đến đó chính là ngôi nhà dát vàng tọa lạc ở phường An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Ngôi...