Cụ ông 81 tuổi chịu án oan hơn 40 năm
Hơn 40 năm rời khỏi trại tạm giam, cụ ông Trần Văn Thêm (81 tuổi) ở xã Yên Phụ, huyện Yên Phong ( Bắc Ninh) được TAND Tối cao xem xét lại bản án tử hình.
Sáng 6.8, đại diện TAND tối cao và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Ninh đã đến nhà ông Thêm để thăm hỏi, xác minh những thông tin xung quanh vụ án cách đây 46 năm khi ông bị kết án cao nhất.
Đầu năm 1976, ông Thêm được ra tù khi hung thủ thực sự của vụ án bị bắt trong một vụ việc khác. Ủy ban Thẩm phán Tòa án Tối cao khi ấy đã quyết định hủy toàn bộ hai bản án phúc thẩm và sơ thẩm, giao Cơ quan điều tra tỉnh Vĩnh Phúc điều tra xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật.
Theo VTV, sau quá trình nỗ lực tìm kiếm, các cơ sở chứng cứ pháp lý của sự việc đã có. Kết luận chính thức sự việc sẽ được TAND tối cao đưa ra sớm nhất, dự kiến vào đầu tuần sau.Ông Bùi Ngọc Hòa, Phó chánh án TAND Tối cao cho biết, đây là vụ án có một không hai trong lịch sử tố tụng hình sự Việt Nam. Hầu hết các tài liệu liên quan đến vụ án đều đã bị thất lạc trong một thời gian dài. Tuy nhiên đến thời điểm này, việc điều tra chưa được thực hiện, chưa có bất cứ một quyết định nào được đưa ra. Ông Thêm được trả tự do nhưng không được chứng minh mình bị kết án oan. Năm 2005, TAND tối cao mới nhận được đơn khiếu nại của ông Thêm.
Trên 40 năm trước, ông Thêm bị hai cấp tòa án tuyên án tử hình. Ảnh: VTV
“Trách nhiệm của cơ quan công an, VKS và tòa án đến đâu thì phải làm rõ. Đây là một bài học xương máu. Làm sao mỗi người tiến hành tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng phải thực sự vì dân, vì công lý, không để xảy ra những trường hợp mà có thể kéo dài sự đau khổ, oan sai cho người dân.
Video đang HOT
Vụ này đã 46 năm, đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải vào cuộc nhanh hơn nữa, đừng để người dân chịu nổi khổ oan ức”, ông Hòa nói.
Theo hồ sơ tố tụng, đêm 23.6.1970, hai anh em ông Thêm mua hàng về tới địa bàn xã Đông Tĩnh, huyện Tam Dương (Vĩnh Phú) thì trời tối nên họ vào chòi cắt tóc ven đường để ngủ. Khoảng 1h ngày hôm sau, khi đang lơ mơ ngủ thì ông Thêm thấy choáng váng vì ai đó đã đập nhát búa vào đầu ông.
Linh tính bị cướp, ông kêu lên, tên cướp cũng đã kịp đập một nhát vào đầu người em tên Văn nằm cạnh đó. Nghe tiếng kêu cứu trong đêm, người dân đưa anh em ông Thêm vào trạm xá xã Đông Tĩnh rồi sau đó chuyển lên Bệnh viện huyện Tam Dương. Khi chuyển tiếp đến Bệnh viện tỉnh Vĩnh Phú thì người em đã chết.
Các cơ quan tố tụng ở Vĩnh Phú sau đó cho rằng ông là hung thủ giết người. Tháng 8.1972, TAND tỉnh Vĩnh Phú tuyên tử hình ông Thêm. Tháng 8.1973, cấp húc thẩm cũng cũng y án sơ thẩm vì HĐXX cho rằng đủ căn cứ tuyên tử hình ông vì tội Giết người và Cướp tài sản.
Sau nhiều năm kêu oan, đêm 30 Tết năm 1976, ông Thêm được bác sĩ ở Bộ Công an cấp một tờ giấy chứng nhận bị thương để miễn lao động và được về địa phương sinh sống bình thường đến nay. Khi đó, tổng thời gian ông ở trại tạm giam là 5 năm 6 tháng 7 ngày.
Theo Việt Tường – VTV (Zing)
Vụ Trần Văn Vót: "Tôi lo bố không còn sức chờ đến ngày được minh oan"
Theo con gái của ông Trần Văn Vót (người kêu oan suốt hơn 20 năm), ở trong trại giam ông Vót sức khỏe ngày càng yếu vì căn bệnh lao kháng thuốc.
Ngày 2.8, trao đổi với phóng viên Dân Việt, chị Trần Thị Chi (con gái út của ông Trần Văn Vót) cho biết, hôm qua chị vừa đến Trại giam Nam Hà của Tổng cục VIII, Bộ Công an (hay còn gọi trại giam Ba Sao) ở huyện Kim Bảng, Hà Nam để thăm bố.
"Bố tôi trông rất tiều tụy, đi liêu xiêu, mắt mờ, tai điếc một bên, da thì xám ngắt lại, chân tay run lẩy bẩy thấy rất tội", chị Chi nghẹn ngào nói.
Ông Trần Văn Vót nói chuyện với gia đình (ảnh gia đình cung cấp).
Theo chị Chi, đầu năm 2016, chị và gia đình đến trại giam thăm thấy người cha vẫn bình thường, chỉ mấy tháng sau, đến đầu tháng 5.2016, vào thăm thấy người cha sọp đi hẳn.
"Trông ông rất tiều tụy, tôi mới đi tìm bác sĩ ở trong trại giam để hỏi thì được biết bố mình bị bệnh lao kháng thuốc từ cách đây khoảng 3 - 4 năm. Năm nào bố tôi cũng điều trị nhưng mỗi lần gia đình vào thăm ông đều giấu. Tôi gặng hỏi tại sao đợt này bố xuống sức nhanh thế, ông mới nói là do suy nghĩ nhiều và cảm thấy thất vọng. Sau nhiều năm kêu oan, được báo chí vào cuộc, giữa năm 2015 các vị lãnh đạo cấp cao như Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ (ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Tấn Dũng - PV) đều có chỉ đạo các cơ quan tố tụng T.Ư nhanh chóng làm rõ vụ án có dấu hiệu oan sai của bố tôi, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả", chị Chi cho biết.
Cũng theo chị Chi, được sự gợi ý của cán bộ trại giam, chị đã làm đơn xin cho bố được tạm hoãn thi hành án để về gia đình điều trị (vì đã thi hành án 23 năm), tuy nhiên bố chị đã không đồng ý.
"Bố tôi bảo, cơ quan bảo vệ pháp luật đã tuyên ông có tội, ông khẳng định không phạm tội và liên tục kêu oan. Chỉ có khi nào cơ quan bảo vệ pháp luật kết luận ông không phạm tội và trả tự do thì ông mới rời trại giam, còn ông không xin. Bố tôi kiên quyết như vậy khiến gia đình rất lo lắng, bệnh lao kháng thuốc của ông ngày càng nặng nếu không được ra ngoài để điều trị thuốc thang kịp thời, sợ ông chẳng còn đủ sức để chờ đến ngày được minh oan", chị Chi nói trong sự lo lắng.
Như Dân Việt đã thông tin, vào giữa năm 2015, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ đã có kiến chỉ đạo yêu cầu TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao xem xét, làm rõ vụ án có dấu hiệu oan sai của ông Trần Văn Vót. Vào cuối tháng 4.2016, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng đề nghị liên ngành xem xét, cho xác minh các vấn đề liên quan đến vụ án trên. Nếu thực sự có oan sai thì phải giám đốc thẩm lại vụ án để giải oan cho người vô tội. Mới đây, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình khi trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội đã cho biết, 6 tháng trước, đoàn công tác liên ngành cũng đã được thành lập để xem xét lại vụ án và sẽ có kết luận trong thời gian sớm nhất.
Vụ án Trần Văn Vót (67 tuổi) xảy ra cách đây hơn 20 năm, bắt nguồn từ mâu thuẫn đất đai giữa 2 làng Thanh Nga và Nhân Phúc (xã Phú Phúc, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) dẫn tới vụ ném lựu đạn diễn ra vào ngày 29.11.1992 khiến anh Trần Văn Việt tử vong và 21 người dân khác bị thương. Cơ quan điều tra xác định ông Vót là người tàng trữ quả lựu đạn và đưa cho Trần Ngọc Thanh, để Thanh ném khiến 1 người chết, 21 người bị thương.
Sau đó ông Vót bị truy tố về 4 tội: Giết người, Tàng trữ trái phép vũ khí, Phá hoại việc thực hiện chính sách kinh tế xã hội và Gây rối trật tự công cộng. Còn Trần Ngọc Thanh bị truy tố về hành vi Giết người.
Tháng 2.1994, ông Vót bị TAND tỉnh Nam Hà đưa ra xét xử và tuyên phạt tù chung thân vì 4 tội trên, còn ông Thanh bị tuyên 15 năm tù về tội giết người. Hai bị cáo kháng án.
Tháng 8.1994, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội đã xử phúc thẩm vụ án trên và tuyên y án sơ thẩm.
Cho rằng bị kết án oan, bị cáo và gia đình liên tục kêu oan. Trong vụ án này, điều lạ lùng là chính bố của bị hại Trần Văn Việt - cụ Trần Anh Điền (82 tuổi, ở xã Phú Phúc) cũng liên tục kêu oan cho hai ông Vót và Thanh suốt hơn 20 năm qua. Chứng cứ mà cụ Điền đưa ra là Thanh không có mặt ở hiện trường thời điểm xảy ra vụ án. 4 công an huyện Lý Nhân có mặt ở hiện trường đã nhìn rõ lựu đạn được ném từ phía người dân Thanh Nga sang phía người dân Nhân Phúc.
Ông Trần Văn Vót là người đã có 18 năm quân ngũ, được tặng Huân chương Chiến sỹ giải phóng hạng Ba; Huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng Nhì; Huân chương chống Mỹ do Nhà nước Lào trao tặng. Khi rời quân ngũ, Trần Văn Vót là bệnh binh mất 71% sức khỏe.
Theo Danviet
Nghi án ông Trần Văn Vót bị 23 năm tù oan Đến nay, ông Trần Văn Vót ở Hà Nam đã thụ án chung thân 23 năm, hơn cả hai ông Huỳnh Văn Nén và Nguyễn Thanh Chấn. LTS: Trên số báo ngày 30-7, chúng tôi đã đăng tải lời tâm sự của đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh về một nghi án oan mà bà đang kiến nghị VKSND Tối cao...