Cụ ông 81 tuổi bị oan sai 41 năm được bồi thường trên 6,7 tỷ đồng
TAND Cấp cao tại Hà Nội đã hoàn tất việc chi trả bồi thường oan sai cho ông Trần Văn Thêm (81 tuổi, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) – người bị bắt giam, ở tù đến khi tại ngoại là 41 năm – với tổng số tiền trên 6,7 tỷ đồng.
Thông tin từ TAND Cấp cao tại Hà Nội cho biết, cơ quan này đã hoàn tất việc bồi thường oan sai trên 6,7 tỷ đồng cho ông Trần Văn Thêm (81 tuổi, huyện Yên Phong, Bắc Ninh).
Trong khi đó, theo thông tin từ Cục Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp), từ tháng 10/2017 TAND Cấp cao tại Hà Nội đã có quyết định số 759 về việc giải quyết bồi thường đối với ông Trần Văn Thêm với tổng số tiền bồi thường trên 6,7 tỷ đồng. Tuy nhiên sau đó việc cấp kinh phí bồi thường gặp nhiều khó khăn, kéo dài.
Trên cơ sở công văn đề nghị cấp kinh phí của TAND Tối cao, Bộ Tài chính đã cấp kinh phí và TAND Cấp cao tại Hà Nội đã tiến hành việc chi trả tiền bồi thường theo quy định cho ông Thêm.
Ông Trần Văn Thêm bị oan sai 41 năm. (Ảnh: Bá Đoàn)
Như Dân trí đã phản ánh, năm 1970, ông Trần Văn Thêm khi đó 34 tuổi cùng người em họ Nguyên Khắc Văn ghé vào ngủ ở lều cắt tóc. Nửa đêm, hung thủ xông vào dùng búa bổ củi đánh ông Văn tử vong. Ông Thêm sau đó bị kết tội là hung thủ giết người.
Video đang HOT
Năm 1973, các cơ quan tố tụng tỉnh Vĩnh Phú (sau này tách ra thành tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc) đưa ra xét xử và kết tội ông Thêm mức án tử hình. Không đồng ý với bản án, ông Thêm kêu oan. Đến năm 1974, TAND Tối cao xét xử phúc thẩm kết tội y án sơ thẩm mức án tử hình.
Năm 1975, sau khi đối tượng Phan Thanh Nhàn khai giết hại nạn nhân Nguyễn Khắc Văn, Ủy ban thẩm phán TAND Tối cao đã mở phiên toà theo thủ tục giám đốc thẩm tuyên hủy toàn bộ 2 bản án phúc thẩm, sơ thẩm và giao hồ sơ để cơ quan công an điều tra, xử lý lại theo quy định của pháp luật.
Sau khi được tạm tha, ông Trần Văn Thêm đã có nhiều đơn kêu oan đến các cơ quan cao nhất của Đảng, Quốc hội, cơ quan tiến hành tố tụng. Đến năm 2015, TAND Tối cao đã sao chụp và nhận được các tài liệu liên quan do gia đình cụ Thêm cung cấp. Từ đó, các cơ quan tố tụng Trung ương tiến hành xem xét, xác định ông Thêm không thực hiện hành vi giết ông Nguyễn Khắc Văn năm 1970.
Dựa trên việc tính toán thời gian từ khi ông Trần Văn Thêm bị bắt giam, ở tù đến khi tại ngoại là 41 năm, gia đình ông Thêm đã đòi bồi thường 12 tỷ đồng. Việc thương lượng bồi thường “cù cưa” suốt 3 năm trời mới thống nhất được số tiền bồi thường trên 6,7 tỷ đồng.
Theo Thế Kha (Dân Trí)
Bộ Y tế "kêu oan" cho bác sĩ Lương lần này hết sức đúng thời điểm
Liên quan đến sự việc ngày 10.5, Bộ Y tế gửi công văn "kêu oan" cho bác sĩ Hoàng Công Lương, PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu cho rằng sự lên tiếng này hết sức đúng thời điểm, là tiếng nói đồng lòng giúp đội ngũ cán bộ y tế yên tâm hành nghề.
Hôm 10.5, Bộ Y tế chính thức gửi công văn tới Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hòa Bình, ba ngày trước phiên phúc thẩm vụ án chạy thận nhân tạo khiến 8 bệnh nhân tử vong.
Theo đó, Công văn phản đối tội "Vô ý làm chết người" của bác sĩ (BS) Hoàng Công Lương do Hội đồng xét xử sơ thẩm đã tuyên ngày 30.1. Nhiều ý kiến cho rằng "mức án này khiên cưỡng, chưa đúng tội danh và thậm chí oan sai" - công văn nêu.
Bị cáo - cựu bác sĩ Hoàng Công Lương tại phiên tòa xét xử vào tháng 1.2019 - Ảnh: Ng.Hưởng
Trong trường hợp tòa án phúc thẩm vẫn xác định tội danh "Vô ý làm chết người" với BS Lương, Bộ Y tế cho rằng sẽ là "tiền lệ rất xấu", tạo ra tâm lý bất an cho toàn thể thầy thuốc, nhân viên y tế trong cả nước.
Trao đổi với phóng viên báo Lao Động chiều 11.5 về việc Bộ Y tế lên tiếng trong vụ án, PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - người từng nhiều lần lên tiếng "kêu oan" cho bác sĩ Lương, bày tỏ: "Tôi nhiệt liệt hoan nghênh và nghĩ rằng sự lên tiếng của Bộ Y tế lần này là hết sức đúng thời điểm.
Điều đó báo hiệu sự đồng lòng của toàn bộ nhân viên ngành Y tế trong việc đòi hỏi sự công bằng và bảo đảm hành lang pháp lý để chúng tôi có thể yên tâm thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh".
Trước đó, hồi cuối năm 2018, khi BS Lương bị tuyên từ tội danh "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" cho đến tội "Vô ý làm chết người", PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu đã có nhiều trăn trở.
Dòng trạng thái của BS Nguyễn Lân Hiếu với chủ đề "Điều buồn nhất năm 2018" đã nhận được hơn 7.200 lượt thích, hơn 4.000 lượt chia sẻ và hàng trăm bình luận ủng hộ.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu. Ảnh: phapluatplus.vn.
Theo BS Lân Hiếu, đó là vụ án tốn giấy mực nhất của ngành Y cho đến nay, nhận được sự quan tâm của toàn thể dư luận xã hội và đặc biệt là của giới y khoa Việt Nam. Bản án với BS Lương là "bản án" đối với tinh thần những người công tác trong ngành Y.
"Buồn vì sau những cố gắng của mình và mọi người từ một án tù treo có thể chuyển sang "tù giam", từ một tội danh không hợp lý chuyển sang một tội danh vô lý: "vô ý làm chết người". Với tội danh này, án tù cho bác sĩ Hoàng Công Lương có thể lên đến 8 năm, chấm dứt gần như hoàn toàn tương lai của một bác sĩ được đào tạo bài bản người dân tộc thiểu số.
Nếu bị kết án, bản án dành cho Lương sẽ là bản án "treo" lơ lửng trên đầu của tất cả nhân viên y tế Việt Nam đang trực tiếp hành nghề khám chữa bệnh, trong đó có cả tôi!
Nếu trong một cuộc phẫu thuật, can thiệp đòi hỏi sự chính xác rất cao, chỉ một thao tác không chuẩn có thể gây ra biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Liệu lúc đó bác sĩ có bị quy vào tội Vô ý làm chết người hay không?
Nếu thế chắc chắn chúng tôi sẽ không dám mổ những ca phức tạp, nguy cơ tử vong cao nữa. Các bệnh viện đặc biệt ở tuyến dưới sẽ chuyển hết lên tuyến Trung ương còn tuyến Trung ương lại chuyển trả về... nhà vì ai mà dám đụng vào để "đi tù mọt gông" - trăn trở của BS Lân Hiếu.
Theo Thảo Anh (Lao Động)
Chờ 6 năm mới được Viện kiểm sát Cần Giờ xin lỗi Viện trưởng VKSND huyện Cần Giờ hứa sẽ báo cáo lên trên để có những biện pháp không để tình trạng bức cung, nhục hình tái diễn. Sáng nay, 24-4, VKSND huyện Cần Giờ, TP.HCM đã tổ chức buổi xin lỗi oan đối với anh Trần Hoàng Minh - một thợ sửa xe ở xã Bình Khánh. Buổi xin lỗi diễn ra công...