Cứ ốm, sốt mệt là truyền dịch tại nhà… cái chết báo trước mà vẫn làm
Mùa hè cơ thể dễ mất nước, nên người dân vẫn có thói quen tự ý truyền dịch bù nước tại nhà… Việc làm này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, thậm chí dẫn đến tử vong.
Cứ ốm, sốt mệt là truyền dịch tại nhà…cái chết báo trước mà người dân vẫn thích làm (ảnh minh hoạ)
Mới đây nhất, tại Bệnh viện đa khoa Bắc Quang ( Hà Giang), khoảng 15h40 ngày 9/6, khoa Cấp cứu tiếp nhận bệnh nhân L.T.H, 31 tuổi, trú tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang trong tình trạng rét run, hoa mắt, nhịp tim nhanh, hoảng loạn, rối loạn ý thức.
Qua khai thác được biết bệnh nhân do thấy mệt mỏi đã ra hiệu thuốc mua 1 chai dịch và nhờ người truyền hộ. Sau khi cắm kim truyền được khoảng 10 phút, bệnh nhân thấy trong người khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn, rét run. Gia đình vội vàng rút kim truyền và ngay lập tức đưa bệnh nhân nhập viện.
Ngay lập tức các bác sĩ đã tiếp nhận và tiến hành cấp cứu bệnh nhân theo phác đồ chống sốc phản vệ do truyền dịch. Sau xử trí, sức khoẻ bệnh nhân ổn định.
Đây không phải là trường hợp đầu tiên bị sốc khi truyền dịch tại nhà. Trong mùa hè người dân thường mất nước cơ thể nên hay tự ý truyền dịch bù nước tại nhà. Việc tiêm, truyền tại nhà rất nguy hiểm, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, thậm chí dẫn đến tử vong. Trường hợp một nữ bệnh nhân 33 tuổi là ví dụ điển hình. Đầu tháng 4/2019, nữ công nhân người Huế 33 tuổi thuê nhà và làm việc tại Hà Nội thấy mệt mỏi, tụt huyết áp đã cùng bạn đến một phòng khám tư trên địa bàn để truyền dịch, truyền đạm nhưng 2 tiếng sau tử vong.
Nói về việc làm này, PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, việc tiêm truyền tại nhà vô cùng nguy hiểm, không ít người đã phải trả giá bằng mạng sống.
Ông phân tích, việc sốt, mệt của mỗi người khác nhau là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, chỉ bác sĩ mới biết việc sốt, mệt ấy có cần tiêm truyền dịch hay không. Tất cả mọi vấn đề liên quan đến tiêm truyền như: có tiêm truyền hay không, tiêm truyền loại gì, liều lượng, nhanh chậm… đều phải có chỉ định của bác sĩ. Chưa kể, việc truyền không đúng loại rất dễ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Cụ thể, tai biến nặng có thể tử vong do sốc phản vệ, nhiễm trùng máu quá tải dịch gây phù phổi, suy hô hấp, suy tim…
Video đang HOT
Ví dụ, bệnh nhân mất điện giải mà truyền đường sẽ làm bệnh nặng hơn. Thiếu natri mà truyền đường sẽ làm máu loãng gây phù não. Thừa natri mà truyền muối quá nhiều làm teo não. Trẻ sốt do viêm phổi hay mệt do bị bệnh tim… phải hạn chế truyền dịch. Nếu lạm dụng truyền sẽ dễ gây ra các tai biến. Người già, thận yếu nếu truyền dịch có thể khiến phù não, tai biến trên não.
Do đó, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, chỉ nên truyền dịch khi sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, hoặc bệnh nhân bị tiêu chảy, tụt huyết áp… không thể ăn uống được. Khi tiêm truyền phải được tiến hành tại các cơ sở y tế có đủ phương tiện cấp cứu đề phòng sốc phản vệ, tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà do không có người theo dõi đầy đủ, không có thuốc cũng như phương tiện cấp cứu chống sốc.
Trước khi truyền dịch bệnh nhân cần phải qua quá trình xét nghiệm cần thiết. Những bệnh nhẹ thì không nên truyền dịch. Nếu cơ thể bị mất nước mà vẫn ăn uống được thì nên bù nước qua đường uống.
Các chuyên gia cũng lưu ý, nếu chưa được khám, xét nghiệm và kết luận từ bác sĩ thì không được tự ý đến cơ sở y tế, quầy dược hoặc mời y bác sĩ về nhà truyền dịch. Quá trình truyền nên cho dịch chảy chậm và phải có bác sĩ thường xuyên theo dõi.
Nếu còn ăn uống được, nên bổ sung bằng các thực phẩm thịt, cá, trứng, sữa… thay vì truyền dịch. Khi đang truyền dịch, cơ thể có biểu hiện bất thường như rét run, khó thở, phù chỗ tiêm… phải báo ngay nhân viên y tế để kịp thời xử trí.
Tiến hành truyền dịch ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện và khả năng xử trí tai biến trong khi truyền, hạn chế thực hiện tại nhà, trên đường, trên phương tiện giao thông.
8 dấu hiệu của trẻ bạn không bao giờ được bỏ qua
Đây là 8 dấu hiệu của những đứa trẻ, từ mới sinh cho đến tuổi thanh thiếu niên (thậm chí là người lớn), mà cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay
1. Trẻ không có phản ứng
Khi trẻ không có phản ứng hoặc bất tỉnh, cần trợ giúp ngay lập tức. Nếu đứa trẻ không thể thức dậy hoặc thức dậy mà yên lặng bất thường, không hoạt động hay không hứng thú với một món đồ chơi yêu thích, hãy gọi cho bác sĩ của bạn. Những thay đổi về khả năng phản ứng của trẻ có thể xảy ra sau khi ngã hoặc bị va đập vào đầu. Điều này cần sự trợ giúp ngay lập tức của bác sĩ.
2. Trẻ bị khó thở
Nếu con bạn bị khó thở, thở hổn hển khi không tập thể dục, hoặc thở khò khè, hãy gọi bác sĩ của bạn. Khó thở kèm theo ho có thể do hen suyễn, một căn bệnh nghiêm trọng khác hoặc có vật gì đó bị mắc trong thực quản hoặc khí quản. Hãy kiểm tra màu da có bị xám nhợt nhạt hay không, kiểm tra lồng ngực xem da có bị lõm vào khi trẻ thở hay không.
3. Mất nước
Mất nước là do không uống đủ. Đây là một dấu hiệu nghiêm trọng. Cơ thể cần đủ nước để hoạt động. Cơ thể có thể bị mất nước vì nôn mửa, tiêu chảy, không uống đủ và tập thể dục nặng mà không bù nước.
Những biểu hiện của trẻ là thờ ơ hoặc cáu kỉnh, đau đầu, không thể đi tiểu hoặc nước tiểu không trong, không có nước mắt khi khóc, da và môi khô. Cho trẻ uống bất cứ thứ gì trong khi bạn gọi bác sĩ.
4. Sốt
Sốt rất đáng sợ nhưng nó là phản ứng bình thường của hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên nếu bé bị co giật và sốt, hãy gọi cho bác sĩ. Nếu con bạn sốt nhưng vẫn hoạt động bình thường, đừng lo lắng. Hãy tiếp tục theo dõi các triệu chứng.
5. Nhức đầu, chóng mặt hoặc ngất xỉu
Nhức đầu, chóng mặt hoặc ngất xỉu cần tính đến bối cảnh. Nếu một đứa trẻ ngã /đập vào đầu và sau đó có một trong những triệu chứng này, cần gọi cho bác sĩ của bạn. Bị đánh vào đầu và sau đó nôn mửa, thay đổi thị lực hoặc tâm trạng, nhầm lẫn hoặc nhạy cảm với ánh sáng hoặc tiếng ồn, cần đến gặp bác sĩ ngay. Đây là những triệu chứng của chấn động.
6. Bé khóc không ngừng
Nếu trẻ khóc không ngừng, không muốn bế hoặc tiếng khóc nghe không ổn, đặc biệt nếu bị sốt hãy gọi cho bác sĩ của bạn. Có rất nhiều lý do khiến trẻ khóc không ngừng. Trong khi chờ bác sĩ, hãy kiểm tra ngón tay và ngón chân liệu có gì quấn quanh hay không, mác quần áo cọ xát có thể khiến bé không thoải mái hay các nguyên nhân nhỏ khác.
7. Đi tiểu thường xuyên, giảm cân nhanh, hay khát nước và mệt mỏi
Nếu bé thường xuyên đi tiểu, khát nước quá mức, giảm cân nhanh với các triệu chứng mệt mỏi. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường Loại 1. Vì đây là một bệnh rất nghiêm trọng do đó gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Đây cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng rối loạn ăn uống. Rối loạn ăn uống có tác động sức khỏe lâu dài, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.
8. Tiêu chảy và nôn mửa nhiều lần
Nếu tiêu chảy hoặc nôn mửa một hoặc hai lần là bình thường. Tiêu chảy và nôn mửa nhiều lần là triệu chứng của nhiễm trùng nghiêm trọng và dẫn đến mất nước. Điều này đặc biệt nguy hiểm cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Cần phải gặp bác sĩ ngay lập tức. Nếu phân của trẻ có máu (màu đen hoặc vệt đỏ, đốm màu) hoặc mật (chất nhờn màu xanh lá cây) hay chất nhờn (chất nhờn màu trắng) hãy đưa trẻ đến bác sĩ. Rất khó để nhận ra những dấu hiệu này nhưng đây là điều rất quan trọng./.
Nắng nóng liên tục, bệnh nhân cao tuổi đi khám, chữa bệnh tăng 150% Nắng nóng làm huyết áp tăng, mất nước, tuần hoàn kém, bệnh tiểu đường sẽ nặng lên... dẫn tới các bệnh lý sốc nhiệt, suy thận, tai biến mạch máu não ở người già. Bác sĩ đang chăm sóc bệnh nhân cao tuổi vào khoa Cấp cứu. Bệnh nhân cao tuổi đến viện tăng cao do nắng nóng Theo TS, BS Trần Quang...