Củ niễng Đặc sản dân dã mùa đông miền Bắc
Củ niễng thu hái từ cây niễng, loài cây sinh sống ở vùng bùn lầy ngập nước, ven ao hồ… ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Mỗi mùa đông về, củ niễng được săn lùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng.
Củ niễng – Đặc sản dân dã mùa đông miền Bắc
Từ cuối tháng 10 đến tháng 11 hàng năm là lúc mùa niễng rộ. Trên các diễn đàn và mạng xã hội, nhiều người sành ăn bắt đầu chia sẻ hình ảnh và tìm kiếm thông tin về món ăn dân dã mỗi năm chỉ có một lần này.
Cánh đồng niễng. Ảnh: Fb Yen Tran.
Ngày xưa ở những vùng chiêm trũng đồng bằng Bắc Bộ, cây niễng mọc dại rất nhiều. Người dân cũng vì thế mà cứ độ thu đông lại hái củ niễng về để chế biến món ăn, những món ăn tuy đơn sơ nhưng giúp cải thiện bữa ăn của nông dân nghèo. Hoặc đơn giản hơn người ta ăn sống củ niễng, rất ngọt, mát.
Niễng thu hoạch thành từng bó. Ảnh: Fb Yen Tran.
Ảnh: Fb Ngọc Hân.
Ngày nay niễng không còn mọc dại nhiều như xưa, tuy nhiên lại trở thành món ngon vào hàng đặc sản. Khi gió heo may về, các bà nội trợ lại săn lùng củ niễng cho bữa cơm gia đình thêm lạ miệng và dinh dưỡng.
Ảnh: Fb Quỳnh Bé.
Video đang HOT
Niễng sau khi bóc hết vỏ. Ảnh: Tổ Quốc.
Tuy nhiên trồng niễng cũng không phải dễ dàng, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện đất đai tự nhiên. Niễng chỉ sinh trưởng mạnh ở vùng trũng, thấp, đất thịt ngọt ẩm ướt. Nếu được trồng ở vùng đất pha cát, niễng không chịu được khô đến khi thu hoạch bắp niễng sẽ lép.
Củ niễng xào trứng. Ảnh: Vnexpress.
Hơn nữa trồng niễng lại phụ thuộc vào thời tiết, nếu mưa bão nhiều thì mùa vụ sẽ thất thu. Niễng trồng kéo dài từ 9 đến 10 tháng nhưng chỉ thu hoạch trong khoảng một tháng. Niễng sau khi thu hoạch được cắt sát gốc, bỏ bớt phần lá phía trên là đã có thể mang bán.
Củ niễng xào thịt bò. Ảnh: Vnexpress.
Từ cuối tháng 10 đến tháng 11, khi tiết trời se lạnh cũng là lúc phần lá khô đi, để cho phần thân dưới phình to như cái chùy, chính là phần củ niễng có thể ăn được. Sau khi thu hái, bóc hết lớp lá bao bọc sẽ được củ niễng trắng nõn pha xanh tím.
Củ niễng xào thịt heo. Ảnh: Fb Huệ Anh.
Củ niễng trắng tinh được rửa sạch, thái lát mỏng rồi xào với thịt lợn hoặc thịt bò, tim cật, trứng hay đơn giản hơn xào với hành lá và gia vị là đã đủ cho bữa cơm mùa lạnh. Riêng người Hà Nội có cách chế biến khá cầu kỳ khi xào củ niễng với rươi đúng vụ đầu đông.
Củ niễng xào hành. Ảnh: Xuân Xuka.
Khi xào niễng với rươi cần để lửa to, đảo nhanh tay cho niễng chín tới và giữ được vị thanh ngọt nguyên bản. Củ niễng mềm, xốp, được xào chín tới vừa ngọt, vừa giòn lại thơm nhẹ là món ăn rất được lòng thực khách.
Bữa cơm ngon với niễng. Ảnh: Xuân Xuka.
Theo Đông y, củ niễng có tác dụng phòng ngừa xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thanh nhiệt, giải độc, góp phần chữa bệnh tiểu đường…
Tìm hiểu loại củ mọc dại bờ ao, nay trở thành đặc sản cháy hàng liên tục
Một loại củ mọc dại bờ ao nay đã trở thành đặc sản cháy hàng. Vậy loại củ này có gì đặc biệt? Hãy cùng Bách hoá XANH khám phá về loại củ thú vị này nhé!
Củ niễng là đặc sản mộc mạc tại Nam Định. Ngoài là vị thuốc bổ trong Đông y, loại củ này còn được dùng để chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn. Hiện nay, củ niễng được rất nhiều thương lái săn đón. Tại sao củ niễng lại trở nên cháy hàng liên tục như vậy? Cùng tìm hiểu nhé!
1Củ niễng là gì?
Củ niễng là cây thân thảo thường mọc dại tại bờ ao, đầm lầy hoặc chỗ có nhiều bùn. Thân củ niễng phình to, phồng xốp và chắc nịch với đường kính khoảng 2,5 - 3 cm, chiều dài khoảng 5 - 8 cm. Vào mùa đông khoảng tháng 11 - 12, người ta sẽ thu hoạch củ niễng, tách lá và vứt bẹ già bên ngoài.
Củ niễng là đặc sản trứ danh Nam Định
Bạn có thể dùng củ tươi trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ăn mới lạ. Nếu sử dụng không hết, bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Theo Đông y, củ niễng có công dụng thanh nhiệt, lợi đại tiểu tiện, giải rượu, kích thích tiêu hóa, giảm đau,....Bên cạnh đó, các nhà khoa học Nhật Bản còn cho biết loại củ này giúp giữ ẩm và làm sáng da khi ăn thường xuyên.
2Giá củ niễng bao nhiêu?
Trong những năm gần đây, củ niễng bỗng trở thành đặc sản lạ được nhiều thương lái tìm mua. Do đó, giá của củ niễng cũng tăng theo mỗi năm. Sau khi thu hoạch, người dân sẽ bó thành từng bó, mỗi bó là 10 củ và mang đi bán.
Hiện nay, củ niễng có giá khoảng 55.000 - 60.000 đồng/bó hoặc 50.000 - 55.000 đồng/kg. So với năm trước thì giá có cao hơn từ 5.000 - 10.000 đồng/bó. Nếu bạn đi du lịch đến Nam Định tầm tháng 11, bạn có thể mua củ niễng về làm quà cho gia đình hoặc bạn bè.
Củ niễng thường được bó thành bó 10 củ
3Các món ngon từ củ niễng
Củ niễng xào trứng
Củ niễng có vị ngọt bùi kết hợp với vị béo của trứng khiến cho hương vị món ăn trở nên mới lạ. Ở nông thôn, người dân thường ăn củ niễng xào trứng với cơm nóng. Trước khi ăn, bạn có thể rắc thêm chút tiêu và rau mùi. Món này được khuyến khích giữ nóng khi ăn để thưởng thức tròn vị nhất.
Củ niễng trộn
Củ niễng trộn rất tốt cho người bị tăng huyết áp. Bạn chỉ cần bóc bẹ củ niễng, gọt vỏ, luộc chín và vớt ra để ráo. Sau đó thái củ niễng thành miếng vừa ăn và trộn đều với dăm bông và trứng chiên. Thêm một ít gia vị như đường, tiêu, dầu mè, nước mắm, muối, bột ngọt cho vừa ăn và bắt đầu thưởng thức ngay.
Cháo củ niễng
Với những ai mắc bệnh đái tháo đường, thì cháo củ niễng là món ăn rất tốt cho sức khỏe. Món cháo được nấu bằng gạo tẻ. Người ta sẽ cho nấm hương thái sợi, thịt heo băm, củ niễng vào xào sơ và nêm thêm chút muối. Khi cháo chín nhừ thì cho hỗn hợp thịt xào niễng nấm hương vào đảo đều. Đun sôi thêm 3 - 5 phút nữa là có thể dùng được.
Củ niễng xào thịt bò
Củ niễng xào thịt bò là món ăn thanh nhiệt thích hợp cho những ngày oi bức. Hương vị món này khá lạ miệng. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa vị giòn ngọt của củ niễng và vị bùi bùi ngậy ngậy của thịt bò. Sau khi tắt bếp, bạn nêm thêm chút rau mùi, hành lá rồi bày trí ra dĩa. Rắc ít tiêu lên và thưởng thức ngay thôi
Trên đây là thông tin hữu ích về củ niễng nổi tiếng ở Nam Định mà Bách hoá XANH muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn có thể dùng củ niễng để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Ngọt ngào vị niễng cuối thu Củ niễng là một loại cây thực phẩm được coi là đặc sản của Nam Định. Tuy nhiên, loại cây này cũng được trồng ở khá nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc, người ta vẫn hay gọi nó là cây bắp nước hay theo tiếng dân tộc là cây nặm bắp. Cây mọc hoang thành món ăn ưa thích Những ngày...