Cử nhân trồng rau sạch kiếm 20 triệu một tháng
Tốt nghiệp ngành kỹ thuật máy tính ĐH Bách Khoa TP HCM, Phạm Thế Tư về Hóc Môn, TP HCM phát triển dự án rau sạch.
Công việc sau tốt nghiệp đại học không suôn sẻ, anh Tư tìm đến huyện Hóc Môn thuê đất trồng rau. Vốn ban đầu là 100 triệu đồng được vay từ ngân hàng để đầu tư tất cả các khâu từ thuê đất, làm giàn, mua máy cày, mua giống và phân. 3.000 m2 đất trồng rau đầu tiên được anh thuê với giá 15 triệu một năm.
Rau trồng không tiêu thụ được phải đem cho
Là một sinh viên chuyên ngành kỹ thuật máy tính không biết gì về nông nghiệp, anh Tư bắt đầu tìm hiểu thông tin về trồng rau hữu cơ trên mạng.
Mua máy cày và tự mày mò cách sử dụng, đến nay, sau hơn một năm anh đã sử dụng thành thạo.
Đồng thời, anh cũng học hỏi thêm những người trồng rau xung quanh về kiến thức trồng rau thuần túy như cách chia liếp, thời điểm cấy rau tốt nhất,…
Mỗi ngày, chị Đào tưới cho vườn rau ba lần.
Thời gian đầu trồng rau, chưa có nhiều sâu bệnh tấn công, những luống rau đầu tiên khá tươi tốt, cho sản lượng nhiều. Nhưng anh Tư lại vấp phải khó khăn về nguồn tiêu thụ.
Rau hữu cơ không mất chi phí phân hóa học, thuốc trừ sâu nhưng cho thu hoạch chậm. Rau hữu cơ với loại rau non cho thu hoạch sau hơn 2 tuần, rau lớn phải hơn một tháng. Trong khi trồng rau sử dụng thuốc và phân hóa học, năng suất sẽ cao hơn 2-3 lần.
Giá mỗi kg rau từ 24.000 đồng đến 50.000 đồng tùy loại rau. Mức giá này cao hơn nhiều so với giá rau dùng thuốc và phân bón ngoài thị trường.
Tuy nhiên, người mua lại không biết nhiều về loại rau này. Trong 2-3 tháng đầu, rau của anh Tư hầu như không bán được, đem cho. Thậm chí, anh phải bỏ đi. Số tiền lỗ lên tới 20 triệu đồng.
Thu nhập ổn định 20 triệu một tháng
Video đang HOT
Không sử dụng thuốc trừ sâu làm cho côn trùng gây hại phát triển, càng ngày sâu, bọ tấn công càng nhiều. Anh Tư túc trực ở vườn rau không dưới 12 tiếng mỗi ngày. Học hỏi được kinh nghiệm của những người trồng rau, anh mua lưới về che, hạn chế được côn trùng vào đẻ trứng, đồng thời tránh mưa, gió.
Dần dần anh Tư lập trang fanpage để cung cấp thông tin về rau hữu cơ đến cho mọi người. Ngoài ra anh đem rau đến phiên chợ rau xanh bán. Số lượng người theo dõi ngày càng nhiều, đơn đặt hàng cũng thế mà tăng lên.
Từ chỗ cung vượt quá cầu, rau phải đem cho hoặc đổ bỏ, nay rau của anh đã không đủ giao cho khách.
Hàng ngày, anh Tư đăng những loại rau sẽ có vào ngày mai. Mọi người có thể đặt mua bằng cách bình luận trực tiếp vào thông báo, gọi điện thoại hoặc qua bất kì kênh nào.
Anh Tư và chị Đào dành không dưới 12 tiếng mỗi ngày để chăm sóc vườn rau.
Anh Tư giao rau đến hầu hết các quận trong thành phố. Ban đầu chưa có chi phí, anh tự mình giao hàng. Càng ngày lượng khách càng đông, nhất là nhân viên văn phòng, một mình anh giao không kịp, anh thuê thêm người giao hàng.
Hàng tháng, chi phí bỏ ra khoảng 6 triệu đồng. Công việc trồng rau sạch giúp Tư có thu nhập ổn định. Trong khi không ít sinh viên ra trường đang loay hoay không biết tìm việc ở đâu và tiền lương như thế nào, thì Tư đã có thu nhập từ 15 đến 20 triệu.
Hiện nay, ở Việt Nam ngoài Doanh nghiệp tư nhân JPS tổ chức chứng nhận rau hữu cơ thì chưa có cơ quan nhà nước nào đứng ra chứng nhận. Vì vậy, anh Tư chủ yếu dựa vào niềm tin khách hàng, những người đã sử dụng rau của anh sẽ giới thiệu cho người khác.
Những người chưa có lòng tin, anh sẵn sàng chỉ dẫn đến thăm vườn và đặt mua tại vườn. Anh chỉ bán những loại rau có tại vườn, không rao bán loại rau nào khác.
Trong tương lai, anh Tư dự định sẽ mở rộng diện tích vườn rau, thuê thêm nhân công.
Để giảm bớt sâu bệnh vào mùa mưa, anh sẽ đầu tư tấm chắn bằng sắt. Anh Tư cho biết, với giá rau hiện tại không lời nhiều nhưng trong tương lai khi phát triển hơn, anh cũng không có ý định tăng giá, anh muốn quảng bá rau sạch đến nhiều người.
Chị Đào cho biết, hiện nay ngoài thị trường bán nhiều loại rau dùng thuốc và phân bón hóa học. Những loại này thường xanh mướt, không có mùi rau đặc trưng. Như rau cải khi xé phần thân rất dễ gãy. Còn với rau hữu cơ dai hơn, khi bẻ khó gãy, bẹ nhỏ, hình thức bên ngoài không được đẹp mắt. Đặc biệt, sẽ có mùi đặc trưng của rau. Cải cay sẽ có mùi rất hăng, cải ngọt có mùi nồng, khi luộc rau có vị ngọt đậm, thân rau cải khi xé ra thường sẽ có xơ.
Theo Phạm Oanh (Zing)
Ngọt thơm bưởi Sửu Chí Đám
Bưởi Sửu Chí Đám có tự bao giờ, chưa ai rõ. Chỉ biết rằng, người đầu tiên đưa giống bưởi này về Chí Đám ươm mầm tên là Sửu.
Quả bưởi Sửu Chí Đám vẫn tươi ngon sau 6 tháng thu hoạch
Nhắc tới Đoan Hùng (Phú Thọ) nhiều người biết đến một sản vật nức tiếng - bưởi Sửu Chí Đám. Bưởi Đoan Hùng có hai dòng, bưởi Sửu Chí Đám và bưởi Bằng Luân. Bưởi Sửu Chí Đám có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt mát...
Người dân nơi đây nhiều đời truyền nhau phương pháp bảo quản bưởi không hóa chất. Quả bưởi 5 - 6 tháng sau khi hái vẫn tươi ngon, vàng mọng, vị ngọt còn nguyên...
Bưởi Sửu Chí Đám có tự bao giờ, chưa ai rõ. Chỉ biết rằng, người đầu tiên đưa giống bưởi này về Chí Đám ươm mầm tên là Sửu. Cái tên bưởi Sửu có lẽ bắt nguồn từ đây. Sau bao năm thăng trầm, cây bưởi tổ bị già cỗi, nay cũng không còn.
Người dân Chí Đám giờ lấy mốc 2003, là năm tỉnh Phú Thọ thực hiện dự án phục tráng lại giống bưởi Sửu. Ai nấy đều vui mừng vì giống bưởi quý của quê hương từng bị mai một, nay đã được quan tâm đầu tư, phát triển.
Ông Nguyễn Đức Hoạch, thôn Chí 2, xã Chí Đám tâm sự, ngày đó gia đình ông cũng tham gia trồng gần 6 sào bưởi. Đây là cây lâu năm, khi trồng chẳng ai nghĩ sẽ làm giàu. Thế rồi, sau nhiều năm, bưởi Sửu Chí Đám đã thành một thương hiệu...
Bôi vôi vào núm, giữ cho quả bưởi không bị thối
Bên trong, từng múi bưởi vẫn căng mọng
Theo ông Hoạch, bưởi Sửu dễ trồng nhưng khó thành công, bởi loại cây này vô cùng mẫn cảm với thời tiết, sâu bệnh. Nhiều nơi cũng thử đem giống về trồng nhưng chất lượng không ngon, sản lượng bấp bênh. Chất lượng bưởi phụ thuộc nhiều vào thời tiết. "Bưởi ra hoa mà trời âm u, không có nắng, tỷ lệ đậu quả không cao. Còn nếu gặp trời mưa dầm dề, hoa bị thối rồi trút sạch", ông Hoạch chia sẻ.
Cách duy nhất để khắc phục là cắt tỉa cành, tạo tán để ánh nắng có thể xuyên qua tránh việc hoa bị mốc cũng như nấm bệnh trên cây. Để bưởi ngon, năng suất cao, người trồng còn áp dụng phương pháp thụ phấn bổ sung. Đó là dùng phấn của loại bưởi chua thụ cho hoa của bưởi Sửu. Chất lượng của bưởi Sửu không bị ảnh hưởng mà còn tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, người trồng chỉ mong 1 vạn hoa cho đậu 100 quả là đạt lắm rồi.
Loài ve sầu được coi là kẻ thù của bưởi Chí Đám. Nghe tiếng mưa rào, ấu trùng ve sầu chui lên, chích vào cuống những quả bưởi đang thì xanh mơn mởn. Oái ăm, ve sầu chỉ ngoi lên vào ban đêm. Nhiều hôm vườn bưởi nào cũng lập lòe ánh đèn pin như ma trơi. Cả xã rủ nhau đi bắt ve sầu.
"Chúng tôi cũng tìm đủ mọi cách nhưng không cách nào diệt được, chỉ đi bắt thủ công bằng tay thôi. Có hôm bắt được 4 - 5 kg ve sầu. Rảnh rỗi, đem chiên lên uống rượu cũng ngon lắm", ông Hoạch kể.
Bưởi Sửu Chí Đám thu hoạch rộ vào tháng 9, tháng 10 năm trước. Nhưng đến tận tháng 5, tháng 6, quả vẫn tươi mọng, tỏa thơm ngát. Bổ ra, từng tép vẫn căng mọng, ngọt mát. Liệu người trồng có sử dụng chất bảo quản? Không hề. Nhiều đời, người trồng bưởi Sửu vẫn truyền nhau một "bí kíp" bảo quản bưởi vô cùng độc đáo.
Một chùm bưởi Sửu Chí Đám khi còn non
Bưởi sau khi thu hái, để chỗ mát từ 3 - 4 hôm, sau đó tiến hành bôi vôi vào cuống. Tùy số lượng bưởi mà dùng cót quây lớn hay nhỏ. Lá chuối khô xé nhỏ, rải một vòng trong lòng cót. Bưởi được đặt trong mỗi túi ni lông vừa vặn, hở miệng rồi xếp đều trên lá chuối. Dùng một lượng lá chuối khô phủ đều trên quả bưởi. Miệng cót có thể đậy, nhưng không được kín. Điều quan trọng, nơi bảo quản bưởi phải kín gió, thoáng mát.
Cùng một cây, nhưng không phải quả nào cũng được chọn để bảo quản tới năm sau. Phải chọn quả bưởi to, đẹp, màu vàng ruộm, không bị ong châm. Đặc biệt, khi thu hái thật nhẹ nhàng, không để vỏ xây xát, bưởi rất dễ bị thối.
Ông Phạm Quang Trung, Phó Chủ tịch UBND xã Chí Đám cho hay, tổng diện tích bưởi Sửu toàn xã còn 90ha với khoảng 2.700 gốc nhưng hiện chỉ có 40ha đang cho thu hoạch. Trong đó, trồng tập trung 40ha, nhiều nhất tại 2 thôn Chí 1 và Chí 2. Năng suất trung bình đạt từ 200 - 300 quả/cây/năm. Tuy sản lượng không nhiều, nhưng bưởi Sửu Chí Đám chưa bao giờ mất giá. Bưởi ngon, loại A, bán tại vườn từ 70 - 80 nghìn đồng/quả.
Mỗi năm, 1ha bưởi cho người dân thu nhập khoảng 600 triệu đồng. Đặc biệt là từ năm 2010, khi bưởi Sửu chính thức được đăng ký chỉ dẫn địa lý thương hiệu bưởi Đoan Hùng.
Cũng theo ông Trung, ngoài bán tại vườn, người dân thường bảo quản tới năm sau, mang sản vật Đoan Hùng dâng lên giỗ Tổ mùng 10/3 âm lịch.
Theo Kế Toại (Nông Nghiệp Việt Nam)
Trầm trồ vườn rau sạch xanh mướt trên núi Ai đi ngang qua xã Sơn Dung (Sơn Tây, Quảng Ngãi) trên cung đường Đông Trường Sơn vào thời điểm này cũng ngạc nhiên và trầm trồ vườn rau xanh mướt của ông Võ Hồng Thơ. Bởi lẽ, rau trồng trên đất núi, thời tiết khắc nghiệt mà sinh trưởng phát triển tốt. Điều đáng quý, vườn rau sạch của ông Thơ không...