Cử nhân đại học, thạc sĩ tiếp tục thuộc nhóm thất nghiệp cao nhất
Trong quý 2/2016, thất nghiệp tăng cả về số lượng và tỷ lệ. Người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp, đại học trở lên có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất.
“Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam, quý 2/2016″, do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công bố sáng nay (17/8) cho biết: Trong quý 2/2016, dân số từ 15 tuổi trở lên đạt 70,85 triệu người (giảm 0,01% so với quý 2/2015; khu vực thành thị tăng 6,27%).
Thất nghiệp tăng cả số lượng và tỷ lệ
Đáng lưu ý, so với quý 1/2016, thất nghiệp tăng cả về số lượng và tỷ lệ. Người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp, đại học trở lên có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất. Quý 2, cả nước có hơn 1,088 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, tăng 16,4 nghìn người so với quý 1 và giảm 55,9 nghìn người so với quý 2/2016.
Đại diện Bộ LĐTBXH tại buổi công bố Bản tin quý 2
Trong số những người bị thất nghiệp, có 418,2 nghìn người có chuyên môn kỹ thuật; các nhóm có số người thất nghiệp nhiều nhất là nhóm “trình độ đại học trở lên” (191,3 nghìn người), “cao đẳng chuyên nghiệp” (94,3 nghìn người) và “trung cấp chuyên nghiệp” (59,1 nghìn người).
Về tỷ lệ, thất nghiệp cao nhất rơi vào nhóm “cao đẳng chuyên nghiệp” (6,6%), “đại học trở lên” (4%) và “cao đẳng nghề” (3,66%).
Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (Nguồn: Bộ LĐTBXH)
Trong quý 2/2016, cả nước có 1,41 triệu lao động có thời gian làm việc dưới 35 giờ/tuần; riêng số người trong độ tuổi lao động bị thiếu việc làm là 721.000 người, giảm 100.000 người so với quý 1 và 111.000 người so với cùng kỳ.
Bản tin cũng cho biết, trong quý 1, số người có nhu cầu tìm việc làm là 56,8 nghìn người, tăng 12,2% so với quý 1/2016. Nhóm có bằng trung cấp có nhu cầu tìm việc làm nhiều nhất (chiếm 30,9%), tiếp theo là nhóm có trình độ cao đẳng (chiếm 19,2%) và đại học trở lên (chiếm 16,8%).
Video đang HOT
Nhóm nghề “kế toán – kiểm toán” có số lượng người tìm việc nhiều nhất (chiếm 16,9%); tiếp đó là “quản trị kinh doanh” (10,4%) và “nhân sự” (10%). Một số nghề mà người tìm việc đăng ký giảm nhiều là “tài chính ngân hàng” và “lái xe”.
Thu nhập lao động làm công ăn lương giảm
Ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động Xã hội cho biết, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công ăn lương trong quý 2 là 4,85 triệu đồng (quý 1 là 5,08 triệu). Nguyên nhân do quý 1 gắn với Tết nguyên đán cho nên người lao động được hưởng thêm tiền thưởng Tết, do đó thu nhập quý 2 giảm là điều tất nhiên.
Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động làm công ăn lương cũng giảm so với quý 1 (từ 41,40% xuống còn 41,26%); ngành công nghiệp chế biến chế tạo có số lượng lao động giảm nhiều nhất (61.000 người, chiếm trên 10%).
Theo thống kê, tất cả các nhóm nghề đều có thu nhập thấp hơn quý 1/2016, nhưng cao hơn quý 2/2015. Nhóm quản lý và chuyên môn kỹ thuật bậc cao có thu nhập bình quân tháng cao nhất, song thu nhập của nhóm “lao động giản đơn” tăng nhanh hơn, thu hẹp khoảng cách đối với các nhóm còn lại.
Biểu dưới đây:
Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương theo nhóm nghề (Nguồn: Bộ LĐTBXH)
Lại Thìn
Theo_VOV
Lãnh đạo các tập đoàn thuộc Bộ Công Thương có mức lương "khủng"
Ngoài PVN, lãnh đạo các tập đoàn khác như EVN, Vinacomin nhận được trung bình gần 650 triệu đồng/năm.
Mức lương của lãnh đạo các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty thuộc khối doanh nghiệp Nhà nước luôn được xã hội quan tâm. Nhìn vào mức thu nhập của lãnh đạo các doanh nghiệp lớn này, người ta đánh giá được mức độ hoạt động của doanh nghiệp, mức chi trả tiền lương có tương xứng với công sức điều hành của lãnh đạo các doanh nghiệp đó hay không.
Năm 2013, mỗi cá nhân lãnh đạo PVN nhận được khoảng 726,6 triệu đồng.
Đơn cử ngay như ở Bộ Công Thương - cơ quan chủ quản nhiều Tập đoàn, tổng công ty lớn và bao trùm nhiều lĩnh vực quan trọng về công nghiệp, khai khoáng, năng lượng, thương mại...đã có thể thấy mức lương của lãnh đạo các doanh nghiệp này không phải là thấp.
Có lãnh đạo PVN thu nhập trên 700 triệu đồng/năm
Theo một báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), nếu năm 2013, tập đoàn này chỉ có 14 viên chức quản lý chuyên trách thì đến năm 2014, con số này đã tăng lên 19 thành viên.
Trong khi đó, mức tiền lương bình quân của các thành viên quản lý PVN năm 2013 đạt khoảng 50,7 triệu đồng/tháng. Nếu cộng thêm tiền thưởng, mức thu nhập bình quân của mỗi sếp PVN năm 2013 là 60,55 triệu đồng/tháng. Như vậy, năm 2013, trong tập thể lãnh đạo PVN mỗi cá nhân nhận tối thiểu 726,6 triệu đồng.
Giảm sút hơn năm 2013 nhưng trong năm 2014, quỹ lương dành cho viên chức quản lý chuyên trách PVN vẫn là 10,62 tỷ đồng trong đó dành 1,39 tỷ đồng cho các kiểm soát viên. Như thế, lương bình quân của lãnh đạo tập đoàn này vẫn rơi vào khoảng 48,29 triệu đồng/tháng. Cộng với các khoản tiền thưởng là 54,52 triệu đồng/tháng thì tổng thu nhập của 1 lãnh đạo PVN trong năm 2014 cũng lên đến tầm 654 triệu đồng/năm.
Ngoài mức lương cơ bản, trên thực tế, các lãnh đạo PVN còn được nhận thêm nhiều khoản khác như hệ số tiền lương tăng thêm dựa trên chức danh chuyên trách và thời gian công tác.
Báo cáo của PVN cho biết, trong năm 2014, ông Phùng Đình Thực - Chủ tịch HĐTV khi đó được nhận 270 triệu đồng sau 5 tháng công tác trước khi nghỉ hưu vào ngày 1/6/2014. Tương tự, ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc tập đoàn cũng nhận được 525 triệu đồng sau 10 tháng công tác trước khi nghỉ hưu vào ngày 1/11/2014.
Người có thu nhập cao của PVN không thể không nói đến là ông Nguyễn Xuân Sơn - người kế nhiệm vị trí Chủ tịch HĐTV, kiêm Phó Tổng giám đốc tập đoàn PVN từ ngày 8/7/2014 đã được nhận tổng cộng 612 triệu đồng/năm.
Ở các vị trí khác như ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Tổng giám đốc được nhận 513,6 triệu đồng sau 10 tháng công tác. Đến khi ông Khánh được bổ nhiệm là Tổng giám đốc tập đoàn này đã được nhận thêm 68,25 triệu đồng. Tính chung trong cả năm 2014, tổng thu nhập của ông Khánh lên tới 581,85 triệu đồng.
Ngoài ban lãnh đạo chủ chốt, các thành viên thuộc HĐTV của PVN trong năm 2014 đều nhận được mức lương 576 triệu đồng, trong khi các phó TGĐ nhận 576 triệu đồng. Kế toán trưởng của PVN sau 9 tháng công tác cũng được nhận 391,5 triệu đồng, nếu công tác 2 tháng cũng nhận được 87 triệu đồng.
Không chênh lệch quá lớn đối với đội ngũ lãnh đạo tập đoàn, đối với những người lao động ở PVN, mức thu nhập bình quân của theo số thực chi năm 2013 là 30,54 triệu đồng/người/tháng, năm 2014 thu nhập vào khoảng 31,88 triệu đồng/người/tháng.
Chủ tịch EVN nhận lương trên 600 triệu đồng/năm
Không chỉ có lãnh đạo PVN được nhận mức lương cao, các lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng có mức thu nhập đáng kể. Trong số 13 thành viên quản lý tập đoàn, thu nhập bình quân của mỗi lãnh đọ đều ở mức trên dưới 600 triệu đồng trong năm 2015.
Người giữ chức vụ cao nhất và có thâm niên công tác lâu năm tại EVN là ông Dương Quang Thành, Chủ tịch HĐTV EVN có mức thu nhập lên đến 618 triệu đồng/năm. Kế đến là ông Phạm Mạnh Thắng có thu nhập 518 triệu đồng/năm và ông Đào Hiếu nhận được 647 triệu đồng/năm 2015.
Các lãnh đạo chủ chốt khác của EVN như Tổng giám đốc Đặng Hoàng An, Phó Tổng giám đốc Đinh Quang Tri, Nguyễn Tấn Lộc, Nguyễn Cường Lâm đều có thu nhập khoảng 600 triệu đồng. Ở mức thấp hơn là Kiểm soát viên có mức lương thấp hơn khoảng 400 triệu đồng. Ở mức thấp hơn là các Kiểm soát viên có mức lương thấp hơn được khoảng 400 triệu đồng.
Sếp Vinacomin cũng không kém cạnh
Báo cáo xác định quỹ tiền lương thực hiện Công ty Mẹ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cho thấy, mức lương cơ bản bình quân của mỗi thành viên lãnh đạo Vinacomin năm 2014 là 31,3 triệu đồng/tháng, năm 2015 dự kiến là 32,3 triệu đồng/tháng. Mức tiền lương bình quân năm 2014 là 46,9 triệu đồng/người/tháng, năm 2015 dự kiến là 48,4 triệu đồng/người/tháng.
Trong khi viên chức quản lý doanh nghiệp của Vinacomin năm 2014 là 17 người, năm 2015 là 16 người, nhưng tổng quỹ tiền lương đơn vị này chi trả cho 17 lãnh đạo trong năm 2014 là 9,456 tỷ đồng, năm 2015 dự kiến là 9,288 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2014, Vinacomin cũng đã dành 721 triệu đồng làm quỹ tiền thưởng cho các lãnh đạo, còn năm 2015 theo kế hoạch con số đó là 697 triệu đồng. Như vậy, tổng quỹ tiền thưởng, thu nhập cho các lãnh đạo Vinacomin năm 2014 là 10,177 tỷ đồng, năm 2015 dự kiến là 9,985 tỷ đồng.
Trên thực tế, mức thu nhập bình quân của mỗi cá nhân lãnh đạo Vinacomin năm 2014 là 50,5 triệu đồng/tháng, năm 2015 theo kế hoạch là 52 triệu đồng/người/tháng. Tính thu nhập bình quân cả năm của mỗi lãnh đạo Vinacomin sẽ lên tới 600 triệu đồng.
Trong khi đó, năm 2014, tiền lương bình quân của hơn 50.000 lao động Vinacomin đạt khoảng 10 triệu đồng/người/tháng. Theo kế hoạch, năm 2015, mức lương bình quân của người lao động là 9,89 triệu đồng/người/tháng.
Tổng quỹ tiền lương dành cho người lao động của Vinacomin năm 2014 theo kế hoạch là 6,15 tỷ đồng, nhưng thực tế đơn vị này đã chi 6,48 tỷ đồng để trả lương cho nhân viên. Đến năm 2015, theo kế hoạch, quỹ tiền lương của họ tăng lên thành 6,64 tỷ đồng.
Cùng với đó, quỹ tiền thưởng, phúc lợi cấp cho các đơn vị trực thuộc Vinacomin năm 2014 là 365,7 triệu đồng, năm 2015 dự kiến là 368,7 triệu đồng. Thu nhập bình quân của mỗi người lao động Vinacomin năm 2014 là 10,6 triệu đồng/tháng, năm 2015 dự kiến là 10,4 triệu đồng/tháng./.
Theo_VOV
Lương khủng của các sếp VNPT, PVN, VICEM, Vinacomin Ở 4 doanh nghiệp lớn gồm VNPT, VICEM, PVN, Vinacomin, có nơi lãnh đạo nhận trung bình gần 650 triệu đồng/năm vẫn đề xuất tăng lương, thưởng cho "xứng" với mức trên thị trường. Sếp VNPT nhận gần 650 triệu đồng/người/năm Ngày 31/3 vừa qua, trong báo cáo chế độ tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông...