Cứ ngỡ mỗi đồ nhựa là không cho được vào lò vi sóng, hóa ra quay thứ này cũng bị hỏng, chị em lưu ý kẻo lại bị mẹ chồng mắng như mình
Để đảm bảo an toàn và kéo dài tuổi thọ cho lò vi sóng thì chị em nên lưu ý những vật dụng nên và không nên cho vào nhé!
Lò vi sóng là một trong những sản phẩm phổ biến trong những căn bếp hiện đại được không ít các bà nội trợ tin dùng. Tuy nhiên, không phải bất kì dụng cụ nhà bếp nào cũng có thể bỏ vào lò vi sóng để nấu. Các chị em nên lưu ý những thứ dưới đây không nên cho vào lò vi sóng để tránh gây ra cháy nổ hay hư hỏng sản phẩm.
Những dụng cụ không nên cho vào lò vi sóng
1. Vật bằng kim loại
Sóng vi ba của lò vi sóng không xuyên qua được kim loại mà bị phản xạ lại vào thành lò, làm nóng xung quanh, dẫn tới cháy nổ, hư hỏng lò và ảnh hưởng nghiêm trọng tới những các thành viên trong gia đình khi đứng gần.
Các loại bát, đũa, mâm, hộp … bằng kim loại khi bỏ vào lò vi sóng sẽ gây ra hiện tượng cháy nổ bên trong dẫn tới hỏng lò và nguy hiểm cho chị em vì kim loại làm phản xạ lại sóng viba.
2. Đồ cuộn giấy bạc
Chị em thường có thói quen nướng món ăn bằng cách bọc kín bằng giấy bạc, tuy nhiên, tương tự với các vật làm bằng kim loại, giấy bạc sẽ gây cháy nổ bên trong lò vi sóng, do đó không nên làm cách này.
3. Bình đựng nước cách nhiệt
Nếu nước trong bình giữ nhiệt đã nguội thì chị em nên uống lạnh hoặc thay nước mới chứ không nên cho bình giữ nhiệt vào lò vi sóng vì phần vỏ bình sẽ ngăn nhiệt tiếp xúc với chất lỏng, điều hại không tốt cho lò. Ngoài ra nếu vỏ ngoài bình có kim loại sẽ gây cháy nổ khi sử dụng trong lò.
4. Hộp xốp
Hộp xốp là một dạng từ nhựa tổng hợp, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ biến dạng, gây hại cho thiết bị vi sóng. Hộp xốp có chứa styrofoam, vốn là một loại nhựa, khi chịu lượng nhiệt lớn, hộp xốp có thể mềm ra hoặc tan chảy, ngấm các chất có hại vào thực phẩm.
Video đang HOT
Màng bọc thực phẩm có thể chứa các chất hóa học như Phthalates và DEHA, sau khi lò vi sóng tăng nhiệt, các chất trên sẽ sản sinh ra chất gây ung thư. Vì vậy, tốt nhất không nên dùng màng bọc thực phẩm khi hâm nóng hoặc chế biến đồ ăn bằng lò vi sóng.
Những chất liệu có thể dùng trong lò vi sóng
1. Thủy tinh
Nhìn chung các loại thủy tinh chịu nhiệt đều thích hợp với lò vi sóng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, các gia đình không nên lựa chọn các loại thủy tinh mỏng để sử dụng trong lò vi sóng.
Bởi ngoài tác động của sóng vi ba thì nhiệt độ nóng của thức ăn cũng ảnh hưởng đến chính chất lượng các vật dụng này. Cụ thể, các đồ dùng thủy tinh mỏng như ly, cốc có thể bị vỡ, nứt trong lúc quay thực phẩm.
2. Gốm sứ
Những loại bát đĩa hay tô chén bằng gốm sử đều có thể cho vào lò vi sóng sử dụng. Nhưng chị em tránh cho những loại bát đĩa có quá nhiều hoa văn, vì có thể thành phần màu sắc trang trí hoa văn có chì, một kim loại có thể gây ra phản ứng trong lò vi sóng.
3. Các vật dụng bằng gỗ
Chị em có thể hoàn toàn yên tâm cho các loại đồ dùng bếp bằng gỗ cho vào lò vi sóng. Vì chúng không gây ra cháy nổ làm ảnh hưởng tới lò cũng như an toàn cho gia đình. Đồ dùng bằng gỗ được rất nhiều chị em ưa chuộng không chỉ bởi sự an toàn mà còn vì tính thẩm mỹ của nó.
4. Các loại nhựa chuyên dụng cho lò vi sóng
Nhựa có thể cho vào lò vi sóng để hâm hay nấu ăn, tuy nhiên không phải loại nhựa nào cũng có thể cho vào lò vi sóng. Chị em không nên cho những loại nhựa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc vào lò.
Những loại đồ dùng bằng nhựa dùng được cho lò vi sóng sẽ có dòng chữ “microwave-safe” hoặc “microwavable” (sử dụng được trong lò vi sóng) trên các hộp nhựa, điều này có nghĩa chúng sẽ không bị chảy, nứt vỡ khi gặp nhiệt cao.
6 cách làm sạch lò vi sóng chỉ trong một nốt nhạc, chị em cần phải đọc ngay!
Lò vi sóng là thiết bị nhà bếp giúp bạn tạo nên những món ăn ngon cho gia đình. Tuy nhiên, mẹo làm sạch lò vi sóng như thế nào cho hiệu quả lại là điều nhiều chị em chưa biết.
Đại dịch Covid-19 tại Việt Nam hiện nay đang có những diễn biến hết sức phức tạp, người dân khắp cả nước đang thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ về việc giãn cách xã hội và ở nhà, tránh ra ngoài đường khi không thực sự cần thiết. Đây cũng là dịp chị em ở nhà có thời gian chăm sóc, vệ sinh lại những vật dụng nấu ăn cho gia đình.
Lò vi sóng là thiết bị nhà bếp giúp bạn tạo nên những món ăn ngon. Bởi vật, nhu cầu sử dụng lò vi sóng để nấu nướng của mỗi gia đình cũng tăng lên đáng kể. Bạn sẽ cần vệ sinh bếp mỗi ngày để giữ cho bếp luôn sạch bóng và đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khỏe của gia đình. Chúng mình sẽ chỉ cho bạn 6 mẹo đơn giản vệ sinh lò vi sóng cực nhanh, đơn giản mà hiệu quả, giúp chị em "rảnh tay" hơn.
1. Cách làm sạch lò vi sóng bằng nước
Phương pháp này thích hợp để loại bỏ bụi bẩn nhẹ. Bạn cần chuẩn bị nước, bát sứ, miếng bọt biển, có thể thay thế bằng giẻ lau hoặc khăn giấy.
Đổ nước vào bát và cho vào lò vi sóng. Bật lò ở công suất tối đa trong 10-15 phút, sau đó không mở cửa lò trong vài phút nữa. Lấy bát ra và loại bỏ mọi chất bẩn trong lò vi sóng. Chỉ mất vài động tác, bạn đã có thể đánh bay những bụi bẩn nhẹ trong đó.
2. Cách làm sạch lò vi sóng bằng chanh tươi
Cam hay quýt sẽ giúp loại bỏ không chỉ bụi bẩn trung bình mà còn cả mùi khó chịu. Bạn cần bát sứ, 2 ly nước, 1 - 2 thìa nước cốt chanh nhưng đừng vứt miếng chanh đã vắt đi, miếng bọt biển, giẻ lau hoặc khăn giấy.
Đổ nước vào bát, thêm nước cốt chanh, miếng chanh sau đó khuấy đều. Đặt vào lò vi sóng và bật hết công suất trong 10 phút để nước bốc hơi. Sau đó vài phút nữa thì mở cửa, lấy bát ra và lau bên trong thiết bị. Lượng nước tỏa ra sẽ giúp bạn đánh bay các vết dầu mỡ vô cùng hiệu quả. Đồng thời, nó mang lại cho lò vi sóng nhà bạn mùi thơm cực dễ chịu.
3. Cách làm sạch lò vi sóng bằng bột Axit Citric
Phương pháp xử lý đất từ trung bình đến nặng. Bạn cần bát sứ, 2 ly nước, 1 - 2 thìa bột Axit Citric, miếng bọt biển, giẻ lau hoặc khăn giấy.
Đổ nước vào bát, thêm Axit Citric và khuấy đều. Đặt vào lò vi sóng và bật hết công suất trong 10 phút. Sau đó đợi thêm vài phút hãng mở để lấy bát ra và lau bên trong thiết bị.
4. Cách làm sạch lò vi sóng bằng giấm
Cách này có thể loại bỏ các mảng bám cứng đầu, bao gồm cả mỡ bám trên bề mặt. Bạn cần 3 muỗng cafe giấm, bát sứ, 1-1,5 cốc nước, miếng bọt biển, giẻ lau hoặc khăn giấy.
Trước khi lau, tốt hơn hết bạn nên mở cửa sổ để không bị ngạt do hơi giấm. Đổ giấm vào một bát nước. Nếu vết bẩn quá nặng, bạn có thể trộn chất lỏng theo tỷ lệ 1:1, ví dụ 1/2 cốc nước và 1/2 cốc giấm. Đun nóng dung dịch trong lò vi sóng trong 5-10 phút ở công suất lớn nhất. Chờ 10 phút trước khi mở cửa lò. Sau khi tắm giấm như vậy, chỉ cần dùng một miếng bọt biển là đủ để loại bỏ bụi bẩn.
5. Cách làm sạch lò vi sóng bằng baking soda
Baking soda có thể giải quyết các vết bẩn ở mức độ vừa phải. Bạn cần bát sứ, 2-3 thìa baking soda, 2 ly nước, miếng bọt biển, giẻ lau hoặc khăn giấy.
Đổ baking soda vào một cái bát đầy nước. Cho dung dịch vào lò vi sóng và đun ở công suất tối đa trong 10-15 phút. Sau một vài phút, mở cửa và lau sạch bụi bẩn.
6. Cách làm sạch lò vi sóng bằng nước rửa bát
Cách này sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn nhẹ. Bạn cần bọt biển, nước và nước rửa bát.
Đặt một miếng bọt biển được làm ẩm bằng nước vào lò vi sóng. Đổ một ít nước rửa chén lên trên và tạo bọt. Đặt công suất tối thiểu và bật lò vi sóng trong 20-30 giây. Sau đó, lau nó từ bên trong với cùng một miếng bọt biển. Xả sạch bọt bằng nước sạch.
Bạn cần làm gì để giữ cho lò vi sóng luôn sạch sẽ?
- Rã đông thực phẩm trong bát sâu để tránh làm bẩn đĩa thủy tinh của lò vi sóng.
- Che thực phẩm bằng nắp đậy bằng nhựa đặc biệt, màng bọc thực phẩm hoặc giấy sáp trong khi hâm nóng.
- Không cho thức ăn có thể nổ vào lò vi sóng (chẳng hạn như trứng gà nguyên quả).
- Sau khi sử dụng, lau thành lò vi sóng bằng khăn giấy và để cửa mở trong vài phút để loại bỏ mùi và hơi ẩm còn sót lại.
Hy vọng các mẹo trên đây sẽ phần nào giúp các chị em "rảnh rang" hơn trong công việc vệ sinh đồ, thiết bị dụng cụ làm bếp cho căn bếp nhà bạn luôn sạch thơm tho.
Ngô non mua về ăn không hết, đem bảo quản kiểu này để cả năm vẫn tươi ngon Không phải lúc nào cũng mua được ngô non, do đó bạn nên học cách bảo quản để khi cần là có ngô sử dụng ngay. Ngô non được rất nhiều người yêu thích vì có thể đem luộc, xào hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Ngô cũng vô cùng bổ dưỡng, là một trong những loại lương thực tốt...