Cứ ngỡ khó lắm ai dè làm mì tươi lại dễ đến thế, mỗi tuần tôi lại làm một lần
Nếu đã từng được ăn mì tươi, hẳn bạn sẽ thấy ăn mì tươi ngon hơn rất nhiều so với mì khô. Cách làm dễ dàng lắm, cùng thử nhé!
Nguyên liệu bạn cần:
100g rau cải bó xôi xay nhuyễn
1 quả trứng (hoặc tôm, sườn, thịt gà, thịt bò… tùy ý bạn)
220g bột mì
2g muối.
Cách làm:
Rau rửa sạch thái khúc, đun sôi một nồi nước với chút dầu ăn sau đó cho rau vào chần qua. Xay nhuyễn rau với chút nước rồi lọc lấy nước cốt.
Cho bột mì vào bát, thêm trứng, muối sau đó đổ nước rau đã xay vào trộn chung. Nhào bột thành khối dẻo mịn không dính tay.
Video đang HOT
Rắc chút bột khô ra bàn rồi lấy khối bột ra cán thành tấm mỏng, rắc thêm bột khô để chống dính, gập bột lại rồi thái thành sợi.
Rắc thêm chút bột khô để sợi mì không bị dính vào nhau. Đun sôi lượng nước thích hợp, cho mì vào luộc chín, thêm chút muối, nước tương vào cho vừa ăn là xong. Lấy mì ra bát, chan nước dùng, thêm trứng ốp la hoặc xúc xích vào là hoàn thành.
Thành phẩm:
Tự làm mì tươi tại nhà không hề khó, hơn thế cách làm mì thế này sẽ giúp bổ sung thêm vitamin có trong rau củ. Nếu các thành viên trong gia đình bạn không thích ăn rau thì món mì này sẽ rất thích hợp để bạn chế biến thường xuyên đấy!
Chúc bạn ngon miệng!
Theo Nhịp Sống Việt
Những thực phẩm tuyệt đối không được ăn tái, kẻo rước bệnh vào người
Thịt lợn, thịt gà, thịt bò, trứng... rất bổ dưỡng cho sức khỏe, nhưng nếu không được nấu chín kỹ, sẽ có thể gây nguy cơ nhiễm trùng, ngộ độc, gây hại sức khỏe chúng ta.
Thịt bò
Ăn thịt bò tái có nguy cơ nhiễm các ký sinh trùng như sán dải bò (sán xơ mít), sán lá gan... Các ký sinh trùng này có thể gây bệnh tại hệ tiêu hóa ảnh hưởng đến ruột, gan và các cơ quan khác trong cơ thể.
Ngoài ra, thịt sống là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển nếu bảo quản không đúng cách. Từ đó dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa và các hậu quả khác. Bạn cần áp dụng nguyên tắc "ăn chín uống sôi" và không nên ăn thịt bò tái.
Gan lợn
Nhiều người thích ăn gan lợn trần hoặc xào hơi tái vì như vậy mới cảm nhận được vị ngọt. Tuy nhiên đây là một cách ăn không tốt vì gan là một cơ quan giải độc có chứa rất nhiều độc tố của lợn. Những người ăn nó khi còn sống rất dễ mắc một số bệnh, đồng thời bị nhiễm ký sinh trùng có trong gan lợn.
Ốc
Ốc sống trong môi trường bùn sâu thường chứa rất nhiều các loại ký sinh trùng có hại cho cơ thể. Mỗi con ốc có thể chứa 3.000-6.000 ký sinh trùng giun ống. Luộc ốc chưa kỹ bị nhiễm ký sinh trùng và nguy cơ cao mắc các bệnh về tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, phù nề chân tay, ung thư hoặc các bệnh nguy hiểm khác do ký sinh trùng.
Nên loại bỏ ruột ốc và não ốc khi ăn. Ruột ốc nằm ở đuôi ốc chứa nhiều chất bẩn, không nên ăn. Não ốc nằm ở đầu có chứa các chất độc, dễ gây chóng mặt, ngộ độc thực phẩm nếu ăn số lượng nhiều. Trước khi nấu, cần sơ chế sạch bằng cách ngâm ốc trong nước sạch nhiều lần; hoặc ngâm ốc với nước gạo và ớt để chúng nhả hết bùn rồi chế biến thật kỹ để đảm bảo an toàn.
Thịt gà
Thịt gà có thể gây độc nếu không chế biến không đúng cách. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, thịt gà cần được nấu tối thiểu đến nhiệt độ 165 độ F (70 độ C). Ở nhiệt độ này vi khuẩn trên gà sống mới bị tiêu diệt và thịt an toàn để ăn. Thịt gà dễ bị nhiễm khuẩn salmonella. Vi khuẩn này xâm nhập gây các bệnh như tiêu chảy, đau bụng, mất nước nặng, viêm khớp phản ứng... Nó đặc biệt nguy hiểm cho phụ nữ mang thai, trẻ em hoặc người có hệ thống miễn dịch kém.
Trứng
Nhiều người có sở thích ăn trứng sống, lòng đào, chần sơ qua, tuy nhiên, đó không phải là cách ăn trứng thông minh. Trong quá trình tạo ra protein, trứng sống cũng có khả năng bị nhiễm sán salmonella (1/30.000 quả). Mặc dù tỷ lệ gây độc của salmonella trong trứng không mạnh, nó cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa, khó chịu cho người ăn.
Thịt lợn
Thịt lợn không cần phải nấu chín quá kỹ, nhưng bạn cũng không nên ăn thịt quá tái. Thịt lợn không được nấu ở nhiệt độ thích hợp có thể bị nhiễm giun đũa, sán heo, sán dây... Nó có thể truyền ký sinh trùng vào cơ thể người, gây nhiễm sán, ngộ độc cấp tính hay dịch tả.
Măng
Măng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên cẩn thận trước khi ăn. Xyanua là chất độc trong măng có thể gây ngộ độc cấp tính và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Xyanua có trong măng giảm dần khi tiếp xúc với nước. Do đó khi chế biến măng, bạn nên rửa kỹ, ngâm măng trong nước nhiều giờ và luộc qua 1-2 lần trước khi ăn để tránh bị ngộ độc.
Theo tạp chí Sống khỏe
Cách làm gà xào chua ngọt giòn tan ngon quên lối về Với cách làm gà xào chua ngọt bạn sẽ được thưởng thức những miếng gà giòn tan đậm đà gia vị khiến bạn phải ăn liên tục mấy chén cơm liền, muốn giảm cân cũng không kiềm chế được. Nguyên liệu chế biến vô cùng đơn giản chỉ bao gồm thịt gà và các gia vị trong căn bếp bạn sẽ thực hiện...